Cuộc chiến Ukraina và cái chết dành cho ‘Sự kết thúc của lịch sử’

Khi Fukuyama viết xong cuốn sách nổi tiếng “Sự kết thúc của lịch sử và kẻ cuối cùng” (The End of History and the Last Man) vào năm 1992, vị triết gia, nhà kinh tế chính trị Tân tự do người Mỹ này đã sai. Ông ta đã sai trong lúc bằng lòng với tách cà phê buổi sáng, với bữa ăn ngon miệng buổi trưa và với tiệc tùng thịnh soạn buổi chiều.

Cuộc chiến Ukraina và cái chết dành cho ‘Sự kết thúc của lịch sử’

Francis Fukuyama (sinh năm 1952) là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế của phân khoa Nghiên cứu Quốc tế cao cấp của Đại học Johns Hopkins và là thành viên của tổ chức New America Foundation. Ông được giới nghiên cứu quốc tế biết đến rộng rãi qua quan điểm “Sự cáo chung của lịch sử”, tuyên bố về chiến thắng không thể chối cãi của “nền dân chủ tư bản tự do” sau khi Liên Xô sụp đổ.

Rất đơn giản. Ông ta – Fukuyama – đã sai bởi vì ngay lúc đó nước Nga đã trỗi dậy, lịch sử không kết thúc. Đó là thực tế chứng tỏ lý thuyết này đã sai, vì thế bây giờ Fukuyama lại phải cầm bút viết tiếp. Ông ta viết: Nga đang chuẩn bị cho thất bại! Nhưng chẳng có gì ngoài bỏ qua thực tế và làm cả thế giới sợ hãi.

Khi mà khẳng định lịch sử đã kết thúc rồi, còn gì để viết nữa thì ông ta lại phải cầm bút. Liên Xô Cộng sản đã chết, nước Nga nay là chủ nghĩa tư bản, trong quĩ đạo toàn cầu hóa và trong tay vòng dân chủ nhân quyền phương Tây – lực lượng thắng thế như cuốn sách “Sự kết thúc của lịch sử…” khẳng định.

Cũng rất đơn giản, các tiên đề mà Fukuyama dựa vào đó để khẳng định Sự kết thúc của lịch sử chứa đầy nghịch lý và mâu thuẫn, tự nó phá vỡ ra để tiếp tục trang lịch sử. Thí dụ: Nền dân chủ nhanh chóng thoái hóa dẫn đến tài phiệt thao túng lũng đoạn chính trường và xã hội hoặc độc tài chuyên chế; nền kinh tế thị trường nhanh chóng dẫn đến cá mập độc quyền. Cuối cùng, nhân loại quay trở lại xã hội nguyên thủy và lịch sử lại bắt đầu.

Triết gia tự xưng Fukuyama hoặc là biết rõ điều này nhưng che giấu nó, hoặc không đủ nhận thức để hiểu ra ngay cả điều cơ bản. Ông ta tiếp tục viết, tiếp tục được trích dẫn mà không hề nhận thấy rằng đã tự mình thể hiện sự kém cỏi làm phức tạp thêm chính những gì mình đã viết ra.

Trong “Sự kết thúc của lịch sử…” Fukuyama viết rằng, thành công của nền dân chủ lý tưởng bắt đầu vào năm 1989 và được thể hiện rõ hơn trong quá trình toàn cầu hóa của mô hình hiện đại, nơi mà mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi người, cuối cùng, có được vai trò của riêng mình trong mạng lưới toàn cầu, trong chuỗi liên kết-cung ứng bò trường quấn quít chặt lấy nhau khắp hành tinh. Điều này chẳng gì khác là giọng điệu chủ nghĩa duy tâm thuần túy, bỏ qua không chỉ các yếu tố ngẫu nhiên, mà còn cả những hành động có ý thức của cá nhân người tham gia có tham vọng riêng (của Mỹ), thực sự dựa trên lợi ích quốc gia.

Fukuyama cũng như các nhà tư tưởng toàn cầu hóa, những kẻ viết ra quy tắc và vai trò trong trò chơi Toàn cầu hóa cho mọi thứ, kể cả cho những con gián nấp đâu đó trong khe tủ hay dưới gậm giường.

Đó đâu phải là “nền dân chủ lý tưởng phương Tây”, đó là áp đặt và cưỡng đoạt, thậm chí là bằng biện pháp cực đoan phát xít hóa. Đúng là có những kẻ tin tưởng và mơ mộng vào thứ như thế ở Ukraina. Vậy cái gì đang xảy ra ở đó, lẽ ông Fukuyama không biết!

Cũng đúng là giai cấp vô sản sau hàng thế kỷ sống trong lũy tre làng muốn mở cửa hòa nhập vào thế giới toàn cầu, họ mơ ước và phấn đấu để được mặc chiếc “quần lót ren”, bước đi ưỡn ẹo trên sân khấu và rồi được trả giá cao. Nhưng điều gì xảy ra – rất tồi tệ, có đầy rẫy dẫn chứng, lẽ ông Fukuyama không biết!

Thật không phải, có lực lượng không chấp nhận điều này, đó là nước Nga. Họ có quyền tự định đoạn số phận của mình, đương nhiên rồi.

Nhưng trước tiên, Nga cố gắng giải thích cho giới toàn cầu hóa những gì cụ thể là không phù hợp, họ đề nghị, nhưng đề nghị không được chấp nhận, họ tiến hành cưỡng chế thực hiện chúng, còn Ukraina chỉ đóng vai trò là bước đếm và giai đoạn đầu tiên.

Kẻ làm con tốt thí ngu ngốc chết đầu tiên, Ukraina đã chết, nhưng Fukuyama dường như đã quên điều này. Ukraina không và không thể có bất cứ sinh tồn nào cách ly với Nga – cả lịch sử, văn hóa, cũng như lợi ích kinh tế. Đây là một tiên đề không cần phải chứng minh, nhưng lại chính người Ukraina đã chứng minh đi chứng minh lại bằng mơ mộng “nền dân chủ lý tưởng phương Tây” bằng biện pháp phi dân chủ.

Sau này, với tất cả những tiên đề mà Fukuyama đã đặt ra trong “Sự kết thúc của lịch sử…”, ví như: một xã hội dân sự độc lập; pháp quyền; chủ nghĩa nhân văn; nền dân chủ; kinh tế thị trường; hòa bình nội tại; vì mục tiêu chung của con người… thì liệu ông Fukuyama có đề xuất chuyển đổi chế chuyên chế Quốc xã Ukraina thành nên dân chủ hay không?

Nếu không, thì viễn cảnh tươi đẹp mà Fukuyama đã vẽ ra làm thế nào để thành hiện thực. Còn nếu có, thì lịch sử đang được viết tiếp, nó đâu có chết!?

Những vật nuôi với cái xích hệ tư tưởng chủ nghĩa tư bản phương Tây như Fukuyama đang chạy vòng quanh để lấp liếp tất cả điều này và biện minh cho chủ nghĩa Quốc xã, đứa con đẻ của thế giới tư bản trong khi chính nó đóng vai trò chính là tác nhân hủy diệt mô hình toàn cầu hóa mà ông ta cổ vũ và theo đuổi.

*

Phân vai trong toàn cầu hóa đang đứt gãy, rối tung trong khủng hoảng. Hiệu ứng domino đã phát huy hết tác dụng của nó trên thế giới, lạm phát và vỡ nợ xảy ra ở nhiều khu vực, nó đang có nguy cơ biến thành siêu lạm phát. Thế giới đang bị đe dọa vì đói năng lượng và đói lương thực.

Mô hình lạm phát chủ nghĩa tư bản đã đến tới hạn, nó buộc phải loại bỏ vật cản Nga trên con đường tiền tệ hóa toàn bộ địa cầu như vẫn gọi là toàn cầu hóa, để tìm kiếm giá trị cho đồng đô la. Như con quái thú, nó cần máu để tồn tại.

Rõ ràng, cả về học thuật, lý thuyết hay thực tế, Fukuyama chẳng thể nào sánh được với một góc của ông Joseph Stiglitz. Nhưng những kẻ mơ mộng tân-tự do quê tôi như tay cựu cố vấn Đức Thành rất thích, thích bởi vừa tầm trí não hạn hẹp, cuồng tín.

Có lẽ, Fukuyama phần nào đó sánh được với Seymour Hersh, nhà chính trị luận nổi tiếng với loạt bài điều tra vụ thảm sát Mỹ Lai. Ông Hersh phản đối chiến tranh và bạo lực Mỹ, nhưng không phản đối Mỹ, mà chỉ phản đối bạo lực Mỹ, là điều gây nguy hiểm cho nước Mỹ. Ông đề xuất người Mỹ nên sử dụng quyền lực mềm, thứ mà ông cho là an toàn hơn, ít bạo lực chết chóc hơn. Thứ ông Hersh đề nghị không phải là một con diều hâu, cũng không phải bồ câu. Hersh đề nghị người Mỹ nên là một con quái thú, tồn tại bằng cách vắt sữa bò và nên phản đối làm thịt con bò vì lo sợ mất nguồn sữa. Hoạt cảnh cuối cùng, Seymour Hersh ngồi trong khách sạn sang trọng ở Paris, nhấm nháp ly cà phê và bình thản theo dõi máy bay Mỹ ném bom Iraq. Sự nghiệp mềm của ông kết thúc. Đó là lúc Seymour Hersh đã chết.

Còn Fukuyama cũng sẽ chết, nhà kinh tế chính trị này chết cùng kỷ nguyên thống trị của đồng USD kết thúc, điều này đang đến.

Ngay từ thời Marx, chủ nghĩa tư bản đã bóc lột bằng lợi nhuận, lãi suất cho vay. Ngày nay, vẫn còn bóc lột bằng giá trị thặng dư cổ điển, nhưng không chủ đạo. Xâm lược trực tiếp và bóc lột thuộc địa cũng không còn chủ đạo. Chủ nghĩa tư bản ngày nay bóc lột bằng sử dụng cường quyền áp đặt giành lợi thế địa chính trị, như đang diễn ra ở EU. Là gây sức ép dẫn dắt trào lưu xu hướng phát triển như năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời. Họ đang dẫn cả nhân loại xuống hố.

Một hệ thống khép kín, tự nó là một cái chết – đó là định lý.

Theo 3T333.BLOGSPOT.COM

Tags: , , , ,