Cách mạng Tháng mười 1917: Tiếng vọng sau một thế kỷ

Có một tương lai khác khả thi cho nhân loại, và ngày nay tương lai đó càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Đó là thông điệp đơn giản vang vọng lại từ chiến chiến thắng của cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng mười.

Cách mạng Tháng mười 1917: Tiếng vọng sau một thế kỷ

Bài viết của nhà nghiên cứu Charles Onunaiju đăng trên tờ The Guardian của Anh vào dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng mười, 2017. 

Nguồn: The future of socialism, 100 years after / Charles Onunaiju / The Guardian / 2017/11/08.

Biên dịch: Đoàn Hiểu Linh / Redsvn.net.

Cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng mười năm 1917 đã đập tan một số tín điều lâu đời của nhân loại và lần đầu tiên trong lịch sử biến các lý thuyết xã hội chủ nghĩa trong sách vở thành một thực tế xã hội sống động. Chính xác thì cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng mười diễn ra ngày 7/11 theo lịch phương Tây là một cuộc bạo động không giống bất cứ cuộc bạo động nào trước đó, và những hệ quả của nó đã thay đổi thế giới mãi mãi.

100 năm sau ngày chiến thắng của Cách mạng Tháng mười, liên bang Xô Viết được hình thành từ cuộc cách mạng đã tan rã nhưng cấu trúc cách mạng trên lý thuyết được lấy từ tư tưởng khoa học của Karl Marx, Fredrich Engels và Vladmir Lenin vẫn còn hợp lý trong sự tiến hóa liên tục của hiện thực xã hội. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một lý thuyết giải thích hiện thực xã hội, tổng hợp và khảo sát các thành phần của nó, và quan trọng hơn là chuyển hóa toàn bộ xã hội đó. Bản thân chủ nghĩa Marx-Lenin dựa trên các quy luật vật chất có thể tiếp cận được thông qua việc đặt câu hỏi khoa học về các sự kiện xã hội.

Cuộc Cách mạng Tháng mười là bước ngoặt của loài người vì nó đã tạo ra ý thức xã hội về những tiềm năng mới. Đó không chỉ là những khả năng lý tưởng mà những người phụ nữ và đàn ông trung thực đã mơ ước và chờ đợi mà đó là những khả năng đạt được bằng cách hiểu rõ các quy luật tự nhiên giúp khám phá và tổ chức một lực lượng chuyển hóa.

Vì Đảng Bolshevik là trung tâm của cuộc cách mạng, việc xem xét những đặc điểm của chính đảng này cũng là phù hợp. Như Lenin đã lưu ý, “như một xu hướng tư tưởng chính trị và một đảng chính trị, chủ nghĩa cộng sản đã tồn tại từ năm 1903”, nghĩa là 14 năm trước chiến thắng của Cách mạng Tháng mười. Trong suốt cả thời kỳ dài bao gồm cuộc cách mạng thất bại vào năm 1905, thời kỳ được ghi nhận là “cuộc tổng duyệt cuối cùng” cho cuộc cách 1917, Đảng Bolshevik đã có thể được xây dựng và duy trì dưới những điều kiện rất khó khăn, dưới kỷ luật sắt cần có nhất cho chiến thắng của giai cấp vô sản. Và Lenin đặt câu hỏi, “Kỷ luật của đảng cách mạng của người vô sản được duy trì như thế nào? Được thử thách như thế nào? Được củng cố như thế nào?”.

Và ông đã trả lời, “đầu tiên là bằng ý thức giai cấp của đội tiên phong vô sản và bằng sự cống hiến của nó cho cách mạng, bằng chủ nghĩa anh hùng, sự hi sinh và sự kiên trì của nó. Tiếp theo là bằng khả năng của nó trong việc liên kết chính nó để giữ sự gần gũi với, và tới một mức độ nhất định, hợp nhất với quần chúng lao động, chủ yếu là người vô sản và có cả những người lao động phi vô sản”.

Lenin đã đưa ra một quan điểm quan trọng về cách mạng đương thời. Đó là, lịch sử khách quan được xem là động lực dẫn dắt chủ nghĩa xã hội cách mạng phải bộc lộ giải pháp và số mệnh hiển nhiên của nó. Lãnh đạo của chủ nghĩa cộng sản Nga đã hiểu rõ là, không thể không có những điều kiện nhất định để thiết lập kỷ luật của một đảng cách mạng. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý là “các điều kiện này không thể trỗi dậy cùng lúc. Chúng được tạo ra chỉ bằng nỗ lực lâu dài và kinh nghiệm chiến thắng trong gian khó. Sự sáng tạo của chúng được hỗ trợ bởi lý thuyết cách mạng đúng đắn mà tới lượt mình, lý thuyết này không phải là một tín điều mà nó giả định rằng, hình dạng cuối cùng chỉ có thể có trong liên kết gần gũi với các hoạt động thực tiễn của một phong trào cách mạng số đông chân chính”.

Theo Lenin, chủ nghĩa cộng sản đã phát triển từ năm 1903 “trên nền tảng rất vững chắc của lý thuyết về chủ nghĩa Marx”. Và sự chính xác của chủ nghĩa Marx như một lý thuyết cách mạng “đã được chứng minh không chỉ bằng kinh nghiệm thế giới trong thế kỷ 19 mà đặc biệt bằng kinh nghiệm của những sự lang thang, dao động, sai lầm và tuyệt vọng về tư tưởng cách mạng ở Nga. Trong gần một thế kỷ từ những năm 1840 tới 1890, tư tưởng tiên tiến ở Nga, bị đè nén bởi chính quyền Sa hoàng thụ động và man rợ không nơi nào bằng, đã tích cực tìm kiếm một lý thuyết cách mạng đúng đắn và theo đuổi nó bằng sự tận tụy và chu đáo đáng kinh ngạc trong mỗi “ví dụ tốt nhất” trong lĩnh vực này ở châu Âu và châu Mỹ”.

Theo Lenin, nước Nga đã “đạt được chủ nghĩa Marx, lý thuyết cách mạng đúng đắn duy nhất, thông qua sự chịu đựng thật sự, trong nửa thế kỷ của những đau khổ và hy sinh chưa từng có, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng chưa từng có tiền lệ, của nguồn năng lượng bất ngờ, của sự tìm kiếm, nghiên cứu, chủ nghĩa so sánh, xác nhận, thất vọng, thử nghiệm thực tiễn với kinh nghiệm châu Âu”.

Mặt khác, Lenin lý giải, “trỗi dậy từ nền tảng lý thuyết vững vàng (chủ nghĩa Marx), chủ nghĩa cộng sản đã trải qua 15 năm lịch sử thực tiễn (1903-1917) với kinh nghiệm phong phú mà không có bất cứ nơi nào trên thế giới sánh bằng”. Ông viết vậy bởi vì không có quốc gia nào khác trong 15 năm này có bất kỳ điều gì ngang bằng với kinh nghiệm cách mạng này, sự kế thừa đa dạng và nhanh chóng của những hình thức phong trào khác nhau – hợp pháp và bất hợp pháp, hòa bình và bão tố, ngấm ngầm và công khai, các phong trào theo chu kỳ và phong trào số đông, ôn hòa và khủng bố.

Không có đất nước nào mà lực lượng cách mạng lại được tập trung trong thời gian ngắn như thế, với sự phong phú về hình thức, sắc thái và phương pháp đấu tranh của mọi tầng lớp trong xã hội hiện đại như thế. Và hơn thế nữa, đó là một cuộc đấu tranh diễn ra vì sự tụt hậu của đất nước và sự hà khắc của ách áp bức Sa hoàng, trưởng thành với tốc độ cực nhanh và đồng hóa “ví dụ tốt nhất” trong kinh nghiệm chính trị châu Âu và Mỹ một cách thành công và hăng hái nhất. Chủ nghĩa cộng sản và chiến thắng của Cách mạng Tháng mười đã khai sáng một con đường ý thức xã hội mới được trang bị bằng một lý thuyết dựa trên nền tảng hoàn toàn khoa học. Chắc chắn là điều này đã chứng minh được rằng, mức độ văn minh vật chất thấp có thể không kéo lùi sự tiến bộ của chủ nghĩa xã hội, và khi chủ nghĩa tư bản không đưa ra giải pháp nào thì một bước ngoặt sang chủ nghĩa xã hội là mệnh lệnh được cân nhắc nhiều nhất.

Như lời nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa quá cố người Tanzania – Abdulrahman Babu – trong tác phẩm nền tảng của ông “Chủ nghĩa xã hội châu Phi hay châu Phi xã hội chủ nghĩa”: “Cách mạng Nga đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử thế giới”. Ông miêu tả nó là “cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử được tổ chức, lãnh đạo và thực hiện bởi giai cấp công nhân và vì giai cấp công nhân. Giới tư sản, lần đầu tiên trong lịch sử ngắn ngủi của mình, đã đánh mất sự tự tin vào năng lực của mình khi đương đầu với các công nhân được tổ chức. Nó đã gây ra sự chán nản nói chung trong giai cấp cai trị khắp châu Âu và những nơi khác, khi những nghi ngờ sâu sắc về năng lực giải quyết vấn đề của giai cấp tư sản và hệ thống tư bản của nó bắt đầu lan tỏa. Những vấn đề ở đây là những vấn đề đã gây ra thảm họa thế chiến thứ nhất. Mặt khác, chiến thắng của công nhân Nga đã nâng cao sự giác ngộ của giai cấp công nhân châu Âu và các nơi khác trên thế giới, đồng thời đặt vấn đề cách mạng trên phạm vi thế giới lên bàn nghị sự”.

Tuy vậy, sự sụp đổ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết, một nhà nước được xây dựng từ chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản, từ Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng mười và các quỹ đạo của các cuộc đấu tranh chính trị dẫn tới chiến thắng vĩ đại vẫn có tính hướng dẫn và thậm chí phù hợp hơn trong thời đại hiện nay trong việc hiểu rõ sự thối nát và tan rã của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, một thử thách mà nhà cách mạng Rosa Luxemburg đã diễn tả một cách hợp lý hơn là “Xã hội tư sản đứng ở ngã tư đường, với khả năng chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội hay thoái hóa trở lại tình trạng hoang dã”.

Bất chấp những đột phá khoa học và công nghệ mở ra những viễn cảnh mới về truyền thông, hàng không và những ngành công nghệ cao khác, cuộc sống toàn cầu dưới áp lực của chủ nghĩa tư bản đang nổ tung từ bên trong lại mang dáng vẻ nhã nhặn đáng sợ hơn là tình trạng hoang dã. Cách mạng Tháng mười là thời khắc cho người công nhân mở ra lối đi có thẩm quyền trên đấu trường chính trị, xem trách nhiệm trực tiếp là định hình lại xã hội theo những thuật ngữ của họ.

Như lời của một trong những lãnh đạo của Cách mạng Tháng mười và là sử gia nổi tiếng nhất của nó, Leon Trotsky, trong tác phẩm “Lịch sử Cách mạng Nga” đã viết: “Lịch sử của một cuộc cách mạng là cái đầu tiên của tất cả, một lịch sử của quần chúng trong lối vào lĩnh vực cai trị số mệnh của chính họ”. Vẫn nhấn mạnh sự ưu tú của quần chúng giữa những áp lực cách mạng, Trotsky đã tiết lộ rằng “Trong những thời điểm bình thường, nhà nước, dù là quân chủ hay dân chủ, đều tự đặt mình lên trên đất nước, và lịch sử được tạo nên bởi những chuyên gia trong loại công việc đó: các vị vua, bộ trưởng, các quan chức, các nghị viên, các nhà báo. Nhưng vào những thời khắc quan trọng, khi trật tự cũ là không còn có thể chịu đựng được với quần chúng, họ đã phá vỡ những rào cản loại trừ họ ra khỏi đấu trường chính trị, quét dọn những đại diện truyền thống của họ và, bằng sự can thiệp của chính họ, tạo ra nền tảng sơ bộ cho một thể chế mới”. 

Trong một trong những lời kể hiếm hoi về lịch sử mà tác giả cũng là một người tham dự xuất sắc, Trotsky đã trình bày câu chuyện của mình bằng những hình tượng cách mạng như là “lễ hội của người bị áp bức”. Nhấn mạnh tầm quan trọng và những hệ quả sâu sắc của Cách mạng Tháng mười, Trotsky lưu ý rằng “trong hai tháng đầu năm 1917, nước Nga vẫn còn nằm dưới thể chế Quân chủ Romanov. Tám tháng sau, những người cộng sản đã đứng ở đầu tàu. Hầu như không ai biết đến họ khi năm mới bắt đầu và các lãnh đạo của họ vẫn đang bị tố cáo là phản quốc khi họ lên nắm quyền. Bạn sẽ không tìm được bước ngoặt nào khác hùng mạnh như thế trong lịch sử, đặc biệt là khi bạn nhớ ra rằng nó liên quan tới một đất nước của 150 triệu người dân”.

Nước Nga vào thời điểm đó, được đánh dấu bởi lịch sử kinh tế tụt hậu, hình thái xã hội thô sơ và trình độ văn hóa thấp, là hậu quả của việc nó “kết hợp với sự áp bức tập trung của chế độ Sa hoàng, đã làm cho những người công nhân Nga đón nhận những kết luận mạnh mẽ nhất của tư tưởng cách mạng, cũng như các ngành công nghiệp tụt hậu đón nhận lời trăn trối của tổ chức tư bản chủ nghĩa”, đã gây ra sự đảo lộn chính trị và xã hội có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.

Trong tác phẩm “Tầm quan trọng cơ bản của Cách mạng Tháng mười”, Rosa Luxemburg đã miêu tả nó “là sự kiện mạnh mẽ nhất của thế giới” mà “sự bùng nổ, chủ nghĩa cấp tiến chưa từng có tiền lệ của nó, những hậu quả nó đang chịu đựng đã hợp thành lời kết án rõ ràng nhất về những cụm từ ẩn giấu dưới tên gọi chủ nghĩa cải cách xã hội chính thức, và bổ sung thêm cho sự phát triển (của Cách mạng Tháng mười) là một sự phủ nhận lý thuyết giáo điều có tính quyết đoán… theo cách mà nước Nga được cho là chưa đủ chín muồi cho cách mạng xã hội và sự cai trị vô sản, với tư cách là một vùng đất chủ yếu là ngành trồng trọt và tụt hậu về kinh tế”.

Ngưỡng mộ “Đảng của Lenin, đảng duy nhất nắm bắt mệnh lệnh và nhiệm vụ của một đảng cách mạng thật sự”, Rosa viết rằng “bất cứ điều gì mà một đảng có thể đem lại về sự dũng cảm, tầm nhìn cách mạng và sự thống nhất trong những thời khắc lịch sử, cả Lenin, Trotsky và tất cả những đồng chí khác đều đã thực hiện trong một kết thúc tốt đẹp. Tất cả mọi vinh dự cách mạng và năng lực mà nền dân chủ xã hội phương Tây thiếu hụt đã được đại diện bởi những người Cộng sản. Cuộc nổi dậy Tháng mười của họ không chỉ là sự cứu vớt thật sự cho Cách mạng Nga mà còn là sự bảo vệ danh dự của chủ nghĩa xã hội quốc tế”.

Chủ nghĩa xã hội đưa ra một phương pháp nhân văn để hình thành giải pháp thay thế chính trị cho hệ thống hiện hành: hệ thống những tình huống chính trị hiện tại trong sự bùng nổ của chủ nghĩa tư bản đương đại. Cách mạng Tháng mười giữ một vị trí lâu dài và vinh dự trong lịch sử nhân loại. Và sự sụp đổ của liên bang Xô Viết, cái mà tổng thống Vladmir Putin gọi là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20” đã đặt ra thách thức cho việc đưa chủ nghĩa Marx-Lenin trở lại vị trí ưu tú về mặt lý thuyết của nó, nền tảng khoa học dễ thấy nhất để hiểu rõ và chuyển hóa xã hội.

Có một tương lai khác khả thi cho nhân loại, và ngày nay tương lai đó càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Đó là thông điệp đơn giản vang vọng lại từ chiến chiến thắng của cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng mười.

REDSVN.NET

Tags: , , , , ,