Chia rẽ sắc tộc: Âm mưu thâm độc và hệ lụy mà đế quốc thực dân để lại ở Việt Nam

Có đủ sự tinh khôn và trải nghiệm trong các vấn đề dân tộc và thuộc địa, bọn thực dân đã “đẩy” khái niệm “thượng” thành một khái niệm mang tính phân biệt sắc tộc. Một hành động đầy man rợ…

Chia rẽ sắc tộc – hệ lụy dai dẳng mà đế quốc thực dân để lại ở Việt Nam

“Nhà nước Degar (Đề Ga)” là cái gì?

Là một người con sống trên dải Trường Sơn từ những ngày đầu sau giải phóng, Ba mình vẫn luôn nói với mọi thành viên trong nhà: Đây là quê hương thứ hai của chúng ta! Mình luôn tự hào về điều đó.

Hôm qua, ngày 11/6, có một vụ khủng bố trên quê hương mình, mình đã viết một bài “Nhận diện sự thật” và có nhắc về chữ Degar. Bài viết của mình được rất nhiều bạn trẻ đọc và bình luận. Và cũng có nhiều bạn nhắn tin cho mình nói: Chú ơi, nếu được chú viết thêm về Degar cho bọn cháu đọc đi. Thôi thì ngồi gõ thêm một chút gởi tặng các bạn trẻ vậy.

Gởi tặng các bạn trẻ.

Mình là một trong những người đầu tiên tham gia một hoạt động rất sôi nổi của sinh viên từ những năm 1992 – phong trào Ánh sáng văn hóa hè. Đến năm 1994-1995 được đổi tên thành “mùa hè xanh”. Năm 1996 mình là “thủ lĩnh” dẫn một “cánh quân” tham gia hoạt động mùa hè xanh ở Đăk Nông và ngày ấy, các anh chị chỉ huy các cánh quân ở “mặt trận Tây Nguyên” đều được huấn luyện rất kỹ về cách gọi – giao tiếp với “đồng bào” trên đây.

Tại sao lại như vậy? Hãy quay về một chút với lịch sử…

Đến thời Minh Mạng, cơ bản đất nước ta có hình hải như hôm nay. Trong đó bao trọn dãy Trường Sơn sừng sững với rất nhiều bộ lạc dân tộc thiểu số sống rất lâu đời ở đây, họ là những người Ba Na, Cơ Ho, Xơ Đăng, Mnông, Mạ, Giẻ – Triêng, Hrê, Rmăm, Brâu, Xtiêng, Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru và Raglai. Ngày đó, dân tộc Kinh dưới đồng bằng (xuôi) vẫn gọi đồng bào sống trên núi là “Người Trên cao” (上 – hay còn gọi là người Thượng). Về mặt ngôn ngữ, chữ “thượng” để gọi chung cho tất cả các dân tộc cư ngụ trên dải Trường Sơn có ý nghĩa là “đồng bào sống miền cao” mà thôi.

Bước chân của thực dân đặt lên dải đất hình chữ S, bọn chúng có đủ sự tinh khôn và trải nghiệm trong các vấn đề dân tộc và thuộc địa, liền “đẩy” khái niệm “thượng” thành một khái niệm mang tính phân biệt sắc tộc. Một hành động đầy man rợ của chúng.

Sẽ có nhiều người nói mình: “vu khống”. Không sao! Bởi trong giới hạn bài viết này, mình không đi sâu vào các chi tiết, song nếu ai có khả năng đọc hiểu, hãy tìm các tài liệu viết về chủ nghĩa thực dân ở Châu Phi, hay lịch sử nước Mỹ để xem người da trắng dùng ngôn ngữ gì, thuật ngữ gì để gọi họ.

Ở Việt Nam, khái niệm “mọi” được người Pháp áp dụng cho không chỉ là người Kinh, mà tất cả các dân tộc. Khi bọn chúng nói chuyện với nhau về người Kinh, chúng dùng chữ “mọi” để gọi người Kinh, khi bọn chúng nói chuyện với người Kinh về người đồng bào, chúng cũng dùng chữ “mọi” để gọi người đồng bào. Và công cuộc đồng hóa đó đã tạo nên một “thói quen” ở người Kinh về từ “thượng” hoặc “mọi”.

Nó cũng giống như những người có sắc da màu không phải là trắng (đen, vàng, đỏ) bị người da trắng gọi là bọn BME hay là BAME – nó có nghĩa là bọn thiểu số, một từ được xem là phân biệt chủng tộc mà dân tộc thượng đẳng da trắng gọi những người da màu.

Nói như vậy, để các bạn hiểu rằng, khi thực hiện hoạt động mùa hè xanh trên vùng Tây nguyên, mọi sinh viên đều được nhắc nhở không sử dụng các câu từ: người dân tộc, mọi, thượng… Để tránh gây hiểu nhầm. Gặp người dân tộc, các bạn sinh viên sẽ nói: Chào Đồng bào! Hoặc bắt được con chuột núi, muốn nướng mọi theo cách nói người miền Tây, thì phải nói là “nướng trui” (như người miền Trung) hoặc đơn giản là nướng than hồng (như cách người Bắc hay nói). Hoặc như muốn ăn món thịt “heo rừng F100” (heo do đồng bào nuôi), nếu giữa Sài Gòn thì sẽ nói là cho đĩa heo tộc, nhưng lên Tây Nguyên, tuyệt đối không được gọi như vậy mà phải gọi là cho một đĩa heo đồng bào.

Vâng, sự phức tạp của sự khác biệt về sắc tộc và ngôn ngữ chính là “kẽ hở” để cho bất cứ ai có mưu đồ chia rẽ hoặc gây thù hận từ bên trong các mối quan hệ xã hội vậy. Lý luận này không phải do ai nói, mà chính là tư tưởng của người da trắng xây dựng nên nhằm “tự bảo vệ sự thuẩn chủng” của họ trước các cuộc di dân trong lịch sử. Ai muốn hiểu hơn, hãy tìm đọc Jean-Jacques Rousseau – nhà triết học thuộc trào lưu khai sáng người Pháp thì sẽ rõ.

Quay trở lại câu chuyện hôm nay: Degar là gì?

Cũng không khó để tìm kiếm thông tin trong thời đại này. Trên trang web của chính tổ chức này có trụ sở tại Hoa Kỳ viết rất rõ:

Who Are Degar?

– We are called Montagnards (mountaineers), a name given to us by the French.
– We are called “Yards” by the American who fought with us in the Second Indochina War.
– We are called “Mọi”, or savages, by the Vietnamese.
– We are called “Người Dân tộc” by the Vietnam government.
– We call ourselves Degar, a name coined by those who fought in the forest for their freedom.
– We are the Indigenous People of Vietnam’s Central Highlands.

Tạm dịch ra tiếng Việt là:

Degar là ai?

– Chúng tôi được gọi là người Thượng (người ở trên núi), một cái tên do người Pháp đặt cho chúng tôi.
– Chúng tôi được người Mỹ đã chiến đấu với chúng tôi trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai gọi là “Yards”.
– Chúng tôi bị người Việt Nam gọi là “Mọi”, hay mọi rợ.
– Chúng tôi được chính quyền Việt Nam gọi là “Người Dân Tộc”.
– Chúng tôi tự gọi mình là Degar, một cái tên được đặt ra bởi những người đã chiến đấu trong rừng để giành tự do cho họ (những người dân tộc ở đây).
– Chúng tôi là người bản địa của Tây Nguyên Việt Nam.

Điều chúng ta cần phải hiểu sâu sắc hơn rằng, bằng một sự cố tình mà những người này đã tự nhận là người Pháp gọi họ là người Thượng, còn người Việt mới gọi họ là Mọi. Trong khi, nếu chúng ta có còn đọc được chữ của ông bà để lại, lật tác phẩm viết trong giai đoạn 1475 – 1890, người Việt chỉ dùng một chữ duy nhất – chữ 上 (thượng) để gọi hoặc mô tả về các đồng bào có cùng tổ quốc với mình. Trong khi đó, chữ “mọi” nó được lấy từ chính tiếng Pháp – moins (có nghĩa là ít hơn, là thiểu số).

Theo như họ giải thích, những người gọi họ là những người Việt Nam cai quản vùng đất Tây Nguyên từ năm 1955, và chỉ có những người Mỹ mới gọi họ là Yards (là từ lóng thay cho từ tiếng Pháp: Montagnards nói trên). Nếu tìm hiểu sâu hơn một chút, thì chữ Yards này cũng được người Mỹ gọi những người da đỏ sống tại nước Mỹ, có nghĩa là nó cũng ám chỉ những người thiểu số, khác sắc màu mà thôi.

Và cuối cùng, họ tự tái định nghĩa lại chữ Degar – một khái niệm được người Pháp đặt cho (một từ không có nghĩa) – với ý nghĩa là: “những đứa con của núi”.

Bằng một cách “thần kỳ” họ viết lại lịch sử “tổ quốc” của họ tồn tại từ 2.000 năm trăm trước. Một đất nước không gắn liền với đế quốc Champa hay Khmer trong lịch sử. Các bạn có thể vào đọc, nhưng cần tỉnh táo, vì họ đang cố tình nhào nặn bằng các dữ kiện lịch sử không tồn tại, và tự gán cho dân tộc mình.

Tuy nhiên, họ công khai thừa nhận rằng, năm 1959 sau các cuộc đàn áp của Ngô Đình Diệm đối với họ, thì đến năm 1961, CIA đã tiếp cận và tuyển mộ, sau đó là huấn luyện, giúp họ hình thành nên một thế lực chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến năm 1964, họ đã “chiến thắng” và lập nên nhà nước (tự phong) Degar dưới sự bảo trợ của Mỹ có tên gọi đầy đủ là FULRO.

Thế đấy, nếu chúng ta chỉ căn cứ vào một hai tài liệu, chúng ta sẽ bị sự lệch chuẩn của thông tin dẫn dắt chúng ta đi. Nhưng, nếu chúng ta chỉ cần vào chính trang thông tin của chính họ và đọc, phân tích bằng não bộ của một con người (não súc vật không tư duy được đâu), thì chúng ta sẽ thấy được chỗ nào là hợp lý, chỗ nào là bất hợp lý căn cứ trên các thông tin đó.

Họ tự hào là một trong những thế lực “lớn” ở Việt Nam sau năm 1975, và họ cũng tự nhận là họ chiến đấu cho nước Mỹ.

Có một chi tiết cũng khá buồn cười là các tài liệu của chính người Mỹ viết Y-Bham Enuol – thủ lĩnh tối cao của nhà nước Degar đã bị Polpot bắt năm 1972, đưa về Phnompenh giam giữ, đến năm 1975 thì hành quyết. Song trong lịch sử, họ “đổ lỗi” cho nhà nước Việt Nam thống nhất hành quyết. Một sự đổi trắng thay đen trắng trợn.

Đừng kẻ nào nói với mình là cái tên Degar đã là quá khứ trong lịch sử nhé. Văn phòng hiện tại của chúng ở Nam Carolina – muốn lấy địa chỉ chính xác thì cứ vào hỏi google ra ngay.

Bài kể lể lịch sử của họ còn rất dài. Thôi, không cần phải ngồi tóm tắt làm gì. Chúng ta nói, để hiểu một điều rằng, ý thức đoàn kết dân tộc của mọi người Việt Nam là luôn tôn trọng tất cả đồng bào, 54 dân tộc anh em là 54 anh em đồng bào của nhau. Chưa bao giờ có sự phân biệt sắc tộc hoặc màu da. Chỉ cho đến khi có bước chân của những kẻ ngoại bang, muốn tạo nên sự chia rẽ trong chính chúng ta.

Cái tâm của chúng ta sáng, thì chúng ta sẽ nhìn thấy phương sáng. Còn cái tâm của chúng ta tối, chúng ta chỉ thấy lỗ đen và đường hầm.

Theo TAT DAT HUA

Tags: , , ,