Tàu ngầm Trung Quốc – hiểm họa hạt nhân thực tế

Tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm trở thành mối lo ngại chính đối với Mỹ. Điều này sẽ thay đổi cán cân sức mạnh ở Thái Bình Dương như thế nào?

Tàu ngầm Type 096 có thể tấn công Mỹ từ các địa điểm an toàn gần bờ biển Trung Quốc. Lầu Năm Góc hiện cho rằng Trung Quốc sẽ đóng tổng cộng khoảng 8 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBN) cho phép Lực lượng hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) có khả năng duy trì nhiều tàu hoạt động tuần tra liên tục.

Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc nhiều vào việc liệu Trung Quốc có thay đổi sức mạnh hạt nhân toàn diện của nước này từ răn đe tối thiểu tới việc tích cực theo đuổi khả năng thực hiện cuộc tấn công chính xác từ bờ biển Trung Quốc hay không.

Các SSBN (còn gọi là những kẻ nổi dậy) của Trung Quốc sẽ sớm trở thành mối lo ngại chính đối với Mỹ. Điều này sẽ thay đổi cán cân sức mạnh ở Thái Bình Dương như thế nào?

Lịch sử của chương trình phát triển SSBN ở Trung Quốc

Trung Quốc hoàn thiện SSBN đầu tiên là Type 092 lớp “Hạ” vào năm 1981. Tuy nhiên, phương tiện này đã không đi vào hoạt động tới năm 1987 và được cho là chưa từng tiến hành cuộc tuần tra răn đe nào. Tàu này đại diện cho một thành công của ngành đóng tàu ngầm còn hạn chế của Trung Quốc song đã không tạo ra một sự răn đe có ý nghĩa nào.

Nỗ lực thứ hai của Trung Quốc là Type 094. Nước này đã tạo ra một nhóm tàu hiệu quả hơn nhiều. Type 094 trọng tải khoảng 11.000 khi hoạt động dưới nước và được trang bị 12 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 (SLBM), có khả năng phóng các đầu đạn hạt nhân tầm xa 7.500km.

Có nhiều báo cáo khác nhau về việc liệu tên lửa của Trung Quốc có thể mang công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) hay không. Tuy nhiên dựa vào những tiến bộ của Bắc Kinh trong lĩnh vực này, nhiều khả năng, những tàu này và các tàu trong tương lai có thể sẽ có MIRV. Tính tới nay, Trung Quôc đã đóng khoảng 4 tàu ngầm Type 094 – mức tối thiểu cần thiết để thực hiện các cuộc tuần tra răn đe liên tục.

Tiếp theo đó, Trung Quốc đóng tàu ngầm Type 096 lớp “Đường”. Có nhiều báo cáo khác nhau về các thông số thiết kế và thời gian dự kiến triển khai, song mọi thứ chắc chắn sẽ khác xa với phán đoán. Các tàu sẽ lớn hơn, chạy êm hơn và mang nhiều tên lửa hơn với các đầu đạn hạt nhân. Type 096 dự kiến sẽ mang tới 24 tên lửa JL-3 SLBM với tầm bắn 10.000km.

Các chiến lược của Trung Quốc

Tàu Type 092 trên thực tế đã không được triển khai. PLAN đã và đang tiến hành các cuộc diễn tập mở rộng với các tàu Type 094, có lẽ để chuẩn bị cho các cuộc tuần tra răn đe đầu tiên. PLAN đã phát triển một cơ sở hạ tầng mở rộng cho những tàu đang hoạt động này.

Tuy nhiên, Type 094 không thể hoạt động độc lập trong các điều kiện xung đột cường độ cao. Những tàu này ồn ào hơn các SSBN của Liên Xô kỷ nguyên 1970, điều khiến chúng dễ dàng trở thành mồi cho các tàu ngầm Mỹ.

Xét về bất lợi này, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng khái niệm “pháo đài” đã được áp dụng cho việc triển khai các SSBN của Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Các quốc gia Xô Viết đã áp dụng chiến lược pháo đài này vì quan ngại cho khả năng tồn tại các SSBN của họ và vì sự hoang tưởng về một cuộc tấn công tàn bạo đầu tiên của Mỹ.

Nếu có điều gì xảy ra, các tàu của Trung Quốc vẫn ít khả năng “sống sót” hơn so với các tàu ngầm của Liên Xô giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh và Trung Quốc dễ bị tấn công hạt nhân phủ đầu hơn so với Liên Xô. Do đó, chiến lược pháo đài có thể có ý nghĩa. Tuy nhiên, PLAN cần đẩy mạnh việc phát triển các khả năng chiến tranh chống ngầm nhằm tạo ra mối đe dọa thực sự cho các tàu ngầm tấn công của Mỹ.

Một mặt, tiếng ồn của các tàu ngầm Trung Quốc khiến chúng dễ bị các tàu tấn công của Mỹ phát hiện. Mặt khác, khả năng răn đe hạt nhân bấp bênh không báo trước điềm tốt cho sự ổn định của khủng hoảng. Như nhà nghiên cứu Brendan Thomas-Noone thuộc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Sydney và chuyên gia an ninh khu vực Rory Medcalf thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy từng cho rằng, các SSBN ồn ào là mục tiêu hấp dẫn cho các tàu ngầm tấn công hạt nhân.

Trong chiến tranh, Mỹ (hoặc Nhật Bản hoặc Ấn Độ) có thể nhấn mạnh lợi thế này bằng cách tham gia vào nỗ lực phối hợp nhằm tiêu diệt những kẻ nổi dậy của Trung Quốc, ám chỉ các SSBN của Bắc Kinh.

Có thể thấy, tính dễ bị tấn công của các SSBN Trung Quốc vừa là cơ hội vừa là vấn đề đối với Mỹ.

Theo TIỀN PHONG

Tags: , , , ,