Nếu như nhìn vào hoa văn của trống đồng có thể coi mỗi họa tiết là một âm tiết, mỗi hình họa là một từ, mỗi chuỗi hình họa là một câu và mỗi vành hoa văn là một đoạn, còn toàn bộ hệ thống hoa văn là một văn bản…
Nếu như nhìn vào hoa văn của trống đồng có thể coi mỗi họa tiết là một âm tiết, mỗi hình họa là một từ, mỗi chuỗi hình họa là một câu và mỗi vành hoa văn là một đoạn, còn toàn bộ hệ thống hoa văn là một văn bản…
Trống đồng không phải của riêng của người Việt Nam, càng không phải của riêng của người Trung Quốc. Có cả một khu vực văn hoá Trống đồng. Trên đại thể đó là khu vực Đông Nam Á
Trước thế kỉ 20, trống đồng, vật thể ngày nay trở thành biểu tượng của nước Việt cổ, về cơ bản không được người Việt biết đến. Sử gia Lê Tắc thời Trần thậm chí coi những tộc người dùng trống đồng là “người man”.
Đã có nhiều ý kiến đưa ra để giải thích sự phân bố rộng của trống đồng ở Đông Nam Á. Bài viết này đề cập đến mối liên hệ giữa văn hóa Đông Sơn và một số nền văn hóa khác ở khu vực.
Hình tượng voi trên trống đồng Hồi Xuân có thể là những con voi chiến, liên quan tới câu chuyện lịch sử về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng – những người phụ nữ cưỡi voi huyền thoại….
Nguồn gốc của người Karen vẫn là một ẩn số với các nhà sử học. Nhưng từ trống đồng của người Karen, người ta tin rằng nhóm dân tộc này có một mối liên hệ với người Việt cổ ở khu vực Đông Nam Á thời cổ đại.
Trống đồng minh khí là mô hình thu nhỏ của trống đồng Đông Sơn bình thường, có kích thước và kiểu mẫu rất đa dạng. Có nhiều trống “nhỏ như viên kẹo” theo đúng nghĩa đen.
Không chỉ là biểu tượng cho đỉnh cao nhất trong mỹ thuật tạo hình của nghệ nhân Đông Sơn xưa, trống đồng Hoàng Hạ còn giúp các nhà sử học dựng được bức tranh lịch sử của thủ đô Hà Nội cách đây hơn 2.000 năm…
Trống đồng Sao Vàng thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm, tình trạng còn khá nguyên vẹn. Hệ thống hoa văn trang trí trên trống phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người Việt cổ.
Có thể nói trống đồng Ngọc Lũ I là một kiệt tác được sáng tạo trong thời kỳ cực thịnh của văn hóa Đông Sơn.