Một góc nhìn về đứt quãng văn hóa của người Việt từ chiếc trống đồng

Trước thế kỉ 20, trống đồng, vật thể ngày nay trở thành biểu tượng của nước Việt cổ, về cơ bản không được người Việt biết đến.

Một góc nhìn về khoảng trống lịch sử của người Việt từ chiếc trống đồng

Trong nửa thứ hai của thế kỉ 20, trống đồng đã trở thành một biểu tượng về “thời cổ nước Việt”.

Tuy nhiên, từ thời điểm người dân mà chúng ta gọi là Việt bắt đầu ghi chép thông tin về mình cho đến nay – một quãng thời gian đại khái tương ứng với một nghìn năm thuộc thiên niên kỉ thứ 2 sau Công lịch – trống đồng chưa bao giờ là một bộ phận của đời sống văn hoá người Việt. Thay vào đó là những người mà người Việt xem là khác với bản thân họ, và những người người Việt tỏ thái độ kẻ cả, những người dùng trống đồng trong đời sống văn hoá của họ.

Hiểu đơn giản, không người Việt nào trước thế kỉ 20 từng xem trống đồng là một biểu tượng về “thời cổ nước Việt”. Thực vậy, trong nhiều thế kỉ, hầu hết người Việt có lẽ đã sống và chết mà chưa từng nhìn thấy, hay nghe nói về một chiếc trống đồng.

Đối với người Việt đã viết về trống đồng trước thế kỉ 20, họ cũng không hề biết tí gì về chúng. Trong nhiều trường hợp, khi họ viết về trống đồng, họ thực hiện việc này bằng cách trích dẫn những nguồn tư liệu “Trung Hoa” hiện có lúc bấy giờ. Đó là bởi bản thân họ không biết gì về trống đồng.

Chẳng hạn, hãy xem xét việc Lê Tắc phải nói về trống đồng trong cuốn An Nam chí lược 安 南志略ở thế kỉ 14. Trong công trình này, Lê Tắc kết nối trống đồng với một nhóm sắc tộc khác, nhóm Lão/Liêu Tử 獠子, một nhóm người mà Lê Tắc nhắc đến bằng khái niệm có tính miệt thị là “người mọi” (man t蠻子). Đây là điều mà ông viết:

“Lão/Liêu Tử là tên khác của người mọi. Họ có nhiều ở Hồ Quảng và Vân Nam. Một số phục tùng Giao Chỉ. Cũng có một số dân xăm lên trán và khoan lỗ vào răng. Có một ít kiểu người man khác nhau. Người xưa chép rằng cho loại người Lão/Liêu hình đầu người (頭形獠子 đầu hình Lạo Tử– có lẽ là chép sai từ Lạo Tử đầu bay 飛頭獠子 – phi đầu Lạo tử), Liêu Tử khố đỏ (赤裸獠子 – Xích loã ) và Lão/Liêu Tử uống bằng mũi (鼻飲獠子 – tị ẩm Lạo tử). Họ đều sống ở hang động hoặc ở ổ, hốc. Họ thường uống rượu bằng ống sậy. Họ thích đánh nhau với kẻ thù [thạo bắn nỏ] và họ đánh trống đồng. Họ đánh giá cao những chiếc trống lớn. Khi một chiếc trống mới được hoàn thành, họ đặt nó ở ngoài sân cùng với rượu rồi mời đồng loại đến [ăn mừng]. Họ đến đứng chật cửa [sân]. Con cái của một nhà quý tộc lấy chiếc thoa bằng vàng hoặc bạc đánh vào trống, sau đó cô ta để lại nó cho chủ nhà”(1).

Vậy là trong văn bản này, trống đồng được liên hệ với một nhóm người khác với người Việt – tức người Lão/Liêu Tử, được Lê Tắc gọi một cách miệt thị là “người mọi”. Dễ dàng nói rằng cái tên này chỉ nhóm người mà ngày nay chúng ta gọi là “Lào”, nhưng điều đó có lẽ không chính xác, khi mà việc sử dụng trống đồng dường như không giới hạn ở tổ tiên của nhóm người mà ngày nay chúng ta gọi là Lào.

Dù thế nào, không có chi tiết nào Lê Tắc cung cấp là của bản thân ông. Thay vào đó, chúng có thể được tìm thấy trong những nguồn tư liệu “Trung Hoa” sớm hơn. Một số người sẽ lập luận rằng Lê Tắc có lẽ đã viết bằng cách này bởi ông viết sách này khi ông đang ở “Trung Quốc”, nhưng một văn bản địa dư ở thế kỉ 19, cuốnĐi Nam nht thng chí 大南一統志, cũng dẫn các nguồn tư liệu “Trung Hoa” để giải thích thế nào là trống đồng.

Có một đoạn văn trong cuốn sách đó nói về một ngôi đền có tên là đền thần Đồng Cổ (Đồng Cổ Thần Từ 銅鼓神祠) mà tôi sẽ viết về nó sau này, và ở cuối đoạn văn, một số văn bản “Trung Hoa” được trích dẫn để giải thích thế nào là trống đồng. Và tôi nghĩ có một điều có ý nghĩa cần lưu ý là bản dịch tiếng Việt của văn bản này đã bỏ qua thông tin này (vâng, một ví dụ nữa về việc vì sao phiên bản quốc ngữ của các văn bản Hán khiếm khuyết một cách vô vọng).

Đây là điều văn bản đó viết:

“Theo sách Hậu Hán thư (Hou Hanshu 後漢書), Mã Viện chiếm được những trống đồng Lạc Việt ở Giao Chỉ. Sách Quảng Châu kí [Guangzhouji 廣 州記chép rằng] dân Lị và Liêu đã đúc trống bằng đồng, chỉ những chiếc cao lớn mới được đánh giá cao, và nó rộng hơn 1 mét. Khi trống đồng mới được đúc xong, nó được treo giữa một cái sân. Rượu được bày ở đó và họ mời đồng loại đến. Con gái của một vị hào phú lấy một chiếc thoa vàng hoặc bạc đánh vào trống, sau đó cô ta để lại nó cho chủ nhân của trống. Sách Tuỳ thư [Suishu 隋 書] cũng [chép] các tộc mọi khác đều đúc trống đồng lớn. Khi có việc gì đó, họ sẽ đánh trống và mọi người kéo đến như mây tụ…”(2)

Vậy là trước thế kỉ 20, trống đồng, cái ngày nay là biểu tượng của “thời cổ nước Việt”, về cơ bản không được người Việt biết đến…

Theo LÊ MINH KHẢI

Tags: , ,