Đôi điều về quyền cơ bản của các loài động vật

Quyền lợi động vật (animal welfare) là trách nhiệm đạo đức nhằm đảm bảo tình trạng khoẻ mạnh cho động vật.

Quyền cơ bản của các loài động vật

Trạng thái khoẻ mạnh của động vật là trạng thái mà con vật có được sức khoẻ tốt, có khả năng đối phó tốt với môi trường sống và có thể biểu hiện được các hành vi tập tính đa dạng đặc trưng của loài. Bảo vệ quyền lợi động vật có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu về thể chất và tinh thần của con vật.

Bảo vệ quyền lợi động vật là trách nhiệm của con người bao gồm sự quan tâm tới tất cả các mặt liên quan đến sức khoẻ động vật, như chuồng nuôi, quản lí, dinh dưỡng, phòng và trị bệnh hợp lý, chăm sóc có trách nhiệm, cách đối xử nhân đạo và khi cần thiết thì ban cho cái chết không đau đớn.

Có rất nhiều triển vọng về quyền động vật chịu tác động bởi các giá trị và trải nghiệm của con người. Cũng có rất nhiều cách để xác định quyền động vật, bao gồm (nhưng không giới hạn ở) sức khoẻ, sức sản xuất, tập tính và các phản ứng sinh lí.

Một số nguyên tắc về quyền lợi động vật

1 – Việc sử dụng có trách nhiệm đối với động vật phục vụ cho các mục đích của con người như làm bạn, làm thực phẩm, lấy lông, tiêu khiển, lao tác, giáo dục, triển lãm và nghiên cứu được tiến hành vì lợi ích cho cả người và động vật phải nhất quán với Lời thề của bác sỹ Thú y.

2 – Các quyết định về chăm sóc, sử dụng, và quyền lợi động vật phải được đưa ra từ những tính toán, cân nhắc về mặt khoa học và những phán quyết nghề nghiệp có lưu tâm tới các giá trị đạo đức và xã hội.

3 – Động vật phải được cung cấp đủ nước, thức ăn, được chăm sóc tốt và sử dụng hợp lý và có môi trường thích hợp cho việc chăm sóc và sử dụng chúng, có sự quan tâm tốt đối với đặc điểm sinh học và hành vi đặc trưng của loài.

4 – Chăm sóc động vật sao cho chúng ít sợ hãi, đau đớn và căng thẳng nhất.

5 – Các quy trình liên quan đến chuồng trại, quản lý, chăm sóc và sử dụng động vật phải được liên tục kiểm tra đánh giá, và khi cần thì phải chỉnh sửa hay thay thế.

6 – Việc quản lý và bảo tồn các quần thể động vật phải mang tính nhân đạo, có trách nhiệm xã hội và có tính khoa học.

7 – Động vật phải được tôn trọng và đối xử tử tế trong suốt cuộc đời của chúng; khi cần thiết có thể ban cho cái chết nhân đạo.

8 – Ngành Thú y phải liên tục cố gắng cải thiện sức khỏe và quyền lợi của động vật thông qua nghiên cứu khoa học, giáo dục, cộng tác, hỗ trợ và xây dựng luật lệ.

Theo ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Tags: ,