10 năm Euromaidan: Nhìn lại sự can thiệp bỉ ổi từ Phương Tây vào Ukraina

Nhờ Euromaidan, từ một quốc gia thịnh vượng, trong một thời gian tương đối ngắn Ukraina đã đi đến bờ vực hủy diệt trong “sự chống Nga” nội tại đầy mâu thuẫn dẫn.

10 năm Euromaidan: Nhìn lại sự can thiệp bỉ ổi từ Phương Tây vào Ukraina

Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn “Sputnik” nhân dịp 10 năm bắt đầu sự kiện “Euromaidan”.

Sputnik: Ngài Đại sứ kính mến, đúng 10 năm đã trôi qua kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Kiev – đã dẫn đến việc lật đổ chính phủ hợp pháp và việc các phần tử chủ nghĩa dân tộc lên nắm chính quyền và trên thực tế đã chấm dứt quan hệ với Nga và bắt đầu sự xâm lược vũ trang trên quy mô đầy đủ của Kiev tại Donbass. Ngài đánh giá thế nào về vai trò của các nước Phương Tây trong các sự kiện này?

Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko: Không phải là điều bí mật đối với bất kỳ ai, nguyên nhân ban đầu của những sự kiện đã nêu tại Ukraina – một đất nước gần gũi với chúng ta về mặt lịch sử – là chính sách có định hướng của Phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu – từ thời Liên Xô sụp đổ đã nhất quán quyết tâm làm yếu đi vị thế của Nga trong không gian hậu Xô viết. Ukraina đã được lựa chọn với tư cách một “công cụ phá huỷ” bởi vì trong thời kỳ đó Ukraina đã sở hữu một tiềm năng đáng kể về công nghiệp, nông nghiệp, khoa học-công nghệ và nhân lực.

Bắt đầu từ năm 1991 các nước Phương Tây đã bắt đầu xô đẩy một cách có kế hoạch giới tinh hoa có tinh thần dân tộc chủ nghĩa của Ukraina đến việc phá hoại các mối quan hệ về kinh tế, thương mại và văn hoá với Liên bang Nga. Cơ sở nền tảng về hệ tư tưởng của tiến trình này là chủ nghĩa dân tộc dưới hình thức kinh tởm nhất. Hiện nay chúng ta có thể tận mắt quan sát thấy kết quả của “hoạt động” này – những kẻ tội phạm chiến tranh và những kẻ đã hợp tác với Hitler đã được nâng lên hàm của những bậc anh hùng.

Với mục đích “tách rời” Ukraina khỏi Nga, tập thể Phương Tây đã có một số mưu toan làm bất ổn định tình hình tại đất nước này. “Cách mạng da cam” năm 2004 đã trở thành “hòn đá thử”, còn ngày 21 tháng 11 năm 2013 đã tạo ra những sự kiện đã được thế giới biết đến như “euromaidan”. Chúng đã trở thành ví dụ của sự can thiệp chưa từng có tiền lệ về quy mô và sự bỉ ổi từ phía ngoài vào công việc của một quốc gia có chủ quyền.

Hậu quả là Hoa Kỳ và EU đã công khai ủng hộ việc những kẻ đảo chính lên nắm quyền – những kẻ đã từ chối các thoả thuận đã đạt được ngày 21 tháng 2 năm 2014 giữa V.Yanukovich và phe đối lập của Ukraina lúc đó về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina – đã được ký kết với sự “trung gian” của Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp và Ba Lan.

Những phần tử cực hữu đã lên nắm quyền tại Ukraina cùng với những quan điểm cấp tiến chống Nga. Kết quả cuối cùng là những hành động này đã dẫn đến các sự kiện bi thảm, như thiêu nhiều người tại Nhà Công đoàn tại Odessa ngày 2 tháng 5 năm 2014, việc bắn vào dân thường tại Mariupol vào ngày thiêng liêng đối với toàn thể những người Nga – Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 năm 2014, những mưu toan đàn áp bằng vũ lực sự chống đối của nhân dân Donbass trong suốt tám năm.

Nhờ những biện pháp được áp dụng kịp thời, đã thành công trong việc tránh một kịch bản như vậy cho Krym. Tuy nhiên những người dân của bán đảo này sẽ còn nhớ tới lâu cuộc bao vây về nước ngọt nhiều năm do chính quyền Ukraina gây ra.

Vai trò của các nước Phương Tây như thế nào trong việc phá hoại các Thoả thuận Minsk? Liệu đã còn cơ hội giải quyết bằng đường ngoại giao cuộc xung đột tại Ukraina không?

Ngay từ khi bắt đầu cuộc nội chiến tại Ukraina, Nga đã có những nỗ lực nhất quán với mục đích chấm dứt đổ máu. Với sự trung gian tích cực của Nga đã ký kết “Tổ hợp các biện pháp nhằm thực hiện các Thoả thuận Minsk” ký ngày 12 tháng 2 năm 2015 – được thông qua bởi nghị quyết 2202 của Hội đồng Bảo an LHQ. Văn bản này đã trở thành cơ sở nền tảng có thể lựa chọn cho một giải pháp nội tại cho Ukraina.

Đức và Pháp đã làm đồng tác giả cho tiến trình hoà bình Minsk. Như đã được biết sau đó, – như P.Poroshenko, A.Merkel và F.Olland đã công nhận một cách thẳng thắn – chỉ để làm sao cho Kiev có thời gian để củng cố tiềm lực quân sự.

Từ năm 2015 đến năm 2022 Kiev đã tiếp tục các cuộc bắn phá Donbass với sự nhất trí trong im lặng của những ông chủ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Hơn nữa, các nước NATO đã không giấu diếm những mưu đồ đích thực của mình – lôi kéo Ukraina vào Tổ chức này và tạo ra xung quanh Nga một rào chắn vệ sinh dịch tễ của các quốc gia thù địch từ số các nước cộng hoà cũ của Liên Xô.

Một lần nữa Nga lại đưa ra những sáng kiến hoà bình vào cuối năm 2021. Các “đối tác” Phương Tây – như chúng tôi gọi họ khi đó – đã nhận được các đề xuất của chúng tôi về việc dành cho các đảm bảo pháp lý về an ninh cho Nga. Đáp lại, chúng tôi nhận được những tuyên bố có tính chất giả dối về quyền chủ quyền của Ukraina gia nhập bất kỳ liên minh nào, thậm chí cho dù điều này sẽ tạo nên mối đe doạ trực tiếp đối với nền an ninh của đất nước chúng tôi.

Xuất phát từ quan điểm này, Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ Donbass, phi quốc xã hoá và phi quân sự hoá Ukraina, và đồng thời loại bỏ những mối đe doạ xuất phát từ lãnh thổ Ukraina.

Nhiệm vụ này, đương nhiên, sẽ được thực hiện, cho dù có sự chống đối mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các nước đồng minh của họ dưới hình thức bơm cho Ukraina vũ khí của NATO và những mưu toan hạn chế khả năng cho sự phát triển về kinh tế của đất nước chúng tôi.

Tôi cho rằng, nhiều người ở Phương Tây phần nhiều đã hiểu rằng, để đem lại sự thất bại về chiến lược cho Liên bang Nga hoặc buộc phải Nga phải nhượng bộ về những lợi ích dân tộc là sẽ không thể được. Sẽ buộc phải tính đến các mối quan ngại của chúng tôi – và càng sớm càng tốt.

Ngày 21/11/2023 đã tròn 10 năm kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình chống chính phủ trên quảng trường Độc lập Kiev – đã trở thành chất xúc tác cho những tiến trình phá hoại mà chúng ta đang quan sát thấy tại Ukraina ngày nay. Trải qua nhiều năm đã trở nên rõ ràng vai trò phá hoại trong các sự kiện bi thảm này của các nước Phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu. Vì những hành động vô trách nhiệm và có tính chất khiêu khích của họ, một quốc gia thịnh vượng trong một thời gian tương đối ngắn, đã biến thành sự tham nhũng đau thương và “sự chống Nga” nội tại đầy mâu thuẫn dẫn đến bờ vực hủy diệt.

Trong thời gian có nhiều cuộc xung đột vũ trang của thế kỷ 20 bản chất đích thực của chính sách của Phương Tây đã được thể hiện dưới toàn bộ ánh sáng xấu xí nhất của nó. Ngày nay đối với toàn thể mọi người đã rõ chứng cứ rằng, trong khi hành động phù hợp với phương pháp luận trong việc tổ chức “các cuộc cách mạng màu”, tập thể Phương Tây không ngại bất kỳ phương tiện nào để đạt được các mục tiêu của mình, mà trong cơ sở nền tảng của chúng là sự thống trị về địa-chính trị. Người ta sử dụng công nghệ chủ quyền hạn chế, phá hoại chính quyền hợp pháp, tạo lập các chính phủ bù nhìn, thiết lập sự kiểm soát về hoạt động kinh tế, thổi bùng lên ngọn lửa thù hận giữa các sắc tộc và giữa các tôn giáo, gây bạo lực và những mâu thuẫn nội tại. Tại Ucraina điều này đã xuất hiện một cách đầy đủ với những hậu quả nghiêm trọng đối với những người dân của đất nước này.

Việt Nam đã tận mắt biết về những phương pháp được Hoa Kỳ và những nước đồng minh của họ sử dụng nhằm bảo tồn sự “thống trị thế giới” của mình. Có rất nhiều ví dụ như vậy. Chúng được liên kết bởi sự dã man và sự giả dối kinh hoàng. Nhiều vết thương chiến tranh không còn kéo dài đến ngày nay. Và lịch sử lại lặp lại tại phần khác của trái đất. Chúng ta thấy sự vô liêm sỷ không thua kém về cấp độ trong hành động của tập thể Phương Tây trên vùng lãnh thổ lịch sử của Nga – chúng lặp lại chính xác một cách đáng ngạc nhiên những tội ác được thực hiện tại các đất nước khác.

Chính bởi vậy nên khi nói về việc bắt đầu Maidan điều quan trọng là phải nhớ đến những bài học của quá khứ, đưa ra những kết luận đúng đắn cho phép không chỉ đánh giá một cách đúng về những sự kiện bi thảm của quá khứ, mà còn tránh được việc lặp lại chúng trong tương lai.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM 

Theo SPUTNIK

Tags: , , ,