Thật là kỳ dị, người Đàng Ngoài còn theo dị đoan trong việc đặt tên và đổi tên gọi của mình. Nếu có đứa con nào chết, thì họ cho là tà ma đã giết đứa bé mới chết…
Thật là kỳ dị, người Đàng Ngoài còn theo dị đoan trong việc đặt tên và đổi tên gọi của mình. Nếu có đứa con nào chết, thì họ cho là tà ma đã giết đứa bé mới chết…
Đã hai tháng qua đi, kể từ khi chúa Đàng Ngoài đi giao chiến với Đàng Trong để chúng tôi ở lại trong tỉnh Thanh Hóa, nơi chúng tôi đã chinh phục được hai trăm giáo dân, ngài mới trở về kinh thành.
Người Bồ đi với chúng tôi dâng ngài những phẩm vật rất thích hợp và rất đúng lúc, nghĩa là những vũ khí đẹp và hoàn bị để bảo vệ bản thân ngài nếu ngài muốn sử dụng khi ra trận.
Người ta mơ màng tin tưởng rằng mỗi năm tới ngày sinh, chúa Đàng Ngoài nhận được một vía mới, thay thế cho vía đã yếu nhược hay suy tàn vì việc trị nước suốt trong năm qua.
Chế độ đa thê vẫn còn là thông lệ ở nước này, nơi những kẻ quyền quý không ai bị truy tố hay bị trừng phạt nếu lấy vợ bé; hoặc giữ vợ cả như những người có thế giá thường làm…
Tiếng Tàu chỉ có năm thanh giọng, còn tiếng An Nam thì có những sáu, rất đáp ứng với những dấu nhạc của ta, làm cho các tiếng đều khác nhau về nghĩa.
Quan trấn hải thấy tặng vật của chúng tôi do viên phụ tá mang đến ít ỏi quá, trước hết khước từ, ý chừng cho rằng không xứng đáng với chức vụ của ông; nhưng sau cũng nhận, lấy cớ rằng chúng tôi là khách lạ…
Điều làm cho chúa Đàng Ngoài hùng mạnh và đáng sợ cho hết các vua lân bang, đó là số dân rất đông sống trong bảy tỉnh thuộc về nhà vua.
Vào thời kỳ chúa tin dùng hoạn quan, nhiều người có địa vị cao, đang trong độ tuổi trưởng thành và là bố của nhiều trẻ con, tự biến mình thành hoạn quan để tiếp cận chúa.
Nhà cửa của người Đàng Ngoài rất giản dị. Bởi thế họ không cần nhờ đến các kiến trúc sư, đến các ông thợ cả vì theo tôi không cần tinh khôn lắm mới dựng được cho mình những cái nhà như thế.