Quan điểm của Erich Fromm về triết học Phật giáo

Thật kì lạ là, ngày càng nhiều người phương Tây tìm thấy những điều lý giải cho những bất ổn trong cuộc sống của họ từ chính Phật giáo hơn là tôn giáo của chính họ.

Quan điểm của Eric Fromm về triết học Phật giáo

Erich Fromm (1900-1980), là một nhà tâm lý xã hội học, triết học nhân văn người Đức. Ông nổi tiếng với Trường Frankfurt và học thuyết phê phán. Năm 1966, ông được Hiệp hội Nhân văn của Mỹ bầu chọn là nhà nhân văn của năm. Chúng ta có thể tìm thấy những học thuyết cơ bản của ông trong các tác phẩm Thoát khỏi từ tự do (Escape from Freedom) (1941) và Tìm kiếm chính mình “Man for Himself” (1947), The Art of Loving (1956), The Sane Society (1955), The Anatomy of Human Destructiveness (1973), Thiền Phật giáo (Zen Buddhism)…
.

Phật giáo giúp con người trả lời được câu hỏi về sự tồn tại của mình, một câu trả lời mà loài người đã phải qua thời gian dài tìm kiếm. Đến nay, không riêng gì những tín đồ Phật giáo trên khắp nơi trên thế giới đang tin tưởng và thực hành theo triết lý của Đức Phật, những học giả phương Tây luôn xem tư tưởng Phật giáo là kho tàng giáo lý hiện thực dựa trên quan sát các sự kiện và giải thích chúng một cách khoa học. Phật giáo còn là khoa học của triết học, nhân tâm học, xã hội học… trải qua gần 2600 năm, chân lý của Phật giáo vẫn là một hiện thực khách quan và là thành quả quý giá mà con người hiện đại được thừa hưởng. “Thật kì lạ là, ngày càng nhiều người phương Tây tìm thấy những điều lý giải cho những bất ổn trong cuộc sống của họ từ chính Phật giáo hơn là tôn giáo của chính họ”- Erich Fromm đã nói như vậy trong một số tác phẩm của ông.

Erich Fromm là một nhà tâm lý học, nhân văn triết học. Ông chịu ảnh hưởng đáng kể từ nhà xã hội học Sigmund FreudKarl Marx. Những năm sau đó, ông bắt đầu đọc sách Phật giáo truyền thống và nghiên cứu về tính “thiền” của Phật giáo. Ông phát hiện, Phật giáo là một hệ thống triết học, nhân học dựa trên quan sát các sự kiện và giải thích một cách khoa học về chúng. Không giống bất cứ hình thức nào khác đòi hỏi con người phải hy sinh trí tuệ để đạt được mục đích. Giáo lý Phật giáo chỉ ra con đường đi đến sự khai mở của tâm trí cao nhất.

Trước ông, đã có nhiều học giả phương Tây mày mò tìm hiểu về học thuyết của Phật giáo. Caroline AF Rhys Davids, là một trong những người tiên phong với khái niệm tâm lý học trong kinh điển Phật; Giáo sư William James đã dùng một số so sánh giữa ý thức và quá trình suy nghĩ trong tâm lý học phương Tây và những gì Đức Phật đã dạy 2000 năm trước; hoặc chính nhờ nghiên cứu Phật giáo đã giúp cho họ hoàn thiện ý thức hệ tư tưởng của mình, chẳng hạn như Carl Jung đã nhấn mạnh đến khía cạnh “tâm hồn”… Vì thế, sự quan tâm của Fromm đối với Phật Giáo không phải là một điều gì quá đột ngột.

Trong tác phẩm “Phân tích tâm lý và mối liên hệ” xuất bản 1950, Formm đã phân tích sâu sắc triết học Phật giáo. Ông nhận ra rằng, trong triết lý Phật giáo không có sự đầu hàng một nhân vật siêu hình tối cao, mà là tập trung cho sự phát triển từ sức mạnh nội tại của mỗi người. Sức mạnh đó giúp họ hiểu được chính mình, mối quan hệ giữa mình và mọi người xung quanh, cũng như bản thân mình trong thế giới vạn vật. Phật giáo giúp con người đạt đến sức mạnh lớn nhất, không phải là bất lực lớn nhất như một vài người vẫn lầm tưởng. Đức hạnh và nhân cách được phát triển từ chính bản thân mình chứ không phải là do một ai ban bố. Hay nói đúng hơn, Phật giáo chỉ con đường để tự đi đến sự giải thoát cho bản thân mình.

Nhiều học giả như Martin Wicramasinghe D. Lit, Laurence W. Christensen… Rev Buddhaghosa đã dịch 550 câu chuyện Phật giáo Jathaka từ Kinh Tiểu Bộ và phát hiện yếu tố tâm lý chi phối toàn bộ trong những câu chuyện ấy.

Nhà tâm lý học nổi tiếng Douglas H. Burns viết rằng “Niết bàn như là mục tiêu cao nhất mà phân tâm học mong muốn đạt đến. Đó trạng thái rõ ràng của tiềm thức, thoát khỏi mọi sự ràng buộc để được an nhiên, tự tại”.

Nếu Freud còn hạn chế khi cho rằng phân tâm học như là một môn khoa học, thì Fromm nhận thấy nó ở một phạm vi rộng hơn. Ông cho rằng, thiền Phật giáo có ảnh hưởng mật thiết cả về lý thuyết lẫn phương pháp xử lý các vấn đề của phân tâm học. “Thiền giúp cho con người soi rọi vào bản chất bên trong của ý thức. Điều này thật có ý nghĩa cho phân tâm học”.

Phật giáo đưa ra những phương pháp phân tích tâm lý của con người và tìm hiểu năng lực tiềm ẩn của tâm trí. Theo Phật giáo, tâm đi trước những chủ thể mà nó phản ánh. Đó là những tâm chính và tâm tạo. Câu 37 của Pháp Cú giải thích sự năng động của tâm trí như sau: Tâm có khả năng đi lên hoặc xuống, phía bắc hay phía nam, đông hoặc tây… nó có thể tìm về quá khứ hay đi đến tương lai. Phật giáo là một hệ thống, một nghệ thuật để tìm hiểu tâm trí con người.

Tìm kiếm ý nghĩa

Năm 1959, Erich Fromm đồng tác giả với DT Suzuki và Richard de Martin viết nên quyển sách có tiêu đề Thiền Phật giáo và tâm lý học. Trong sách này, Fromm đề cập đến nhu cầu của con người để tìm câu trả lời đúng nhất cho sự tồn tại của mình. Chính vì thế, họ liên hệ với nhiều loài động vật khác nhau. Ông nhấn mạnh đến tính năng động của con người hướng về phát triển cá nhân. Ông xem cuộc sống là một quá trình bắt đầu lúc mới sinh và chết khi chưa hoàn thiện, tức là chưa đạt được đầy đủ của nhân cách nếu như không tự mình phát triển đầy đủ nhân cách ngay khi đang sống.

Trong quyển “Trốn thoát từ sự tự do” (Escape from freedom), ông đưa ra hàng loạt các câu hỏi được khởi đầu dựa theo Kinh Talmud.

Nếu tôi không phải là tôi, ai sẽ là người cho tôi?/ Nếu tôi chỉ là tôi, vậy tôi là gì?/ Nếu không phải bây giờ, vậy thì khi nào?

Những loại câu hỏi này rõ ràng là ảnh hưởng từ trong tư tưởng Phật giáo. Một lần khi Đức Phật đang thuyết giảng, thì một cô gái trẻ đến. Sau đó, Đức Phật đã hỏi cô ấy một loạt câu hỏi.

Con đến từ đâu?

Cô ấy nói:

– Không biết, thưa Đức Phật.

Sau đó Đức Phật hỏi:

Con đi đâu?

Cô ấy nói:

– Con không biết.

– Con có biết?

Cô gái trả lời:

– Có

Cuối cùng Đức Phật hỏi:

– Con không biết?

Cô ấy nói:

– Không

Đây là một loạt những câu trả lời bí ẩn, đề cập đến sự tồn tại. Khi Đức Phật hỏi “Con đến từ đâu?” Cô ấy không biết từ đâu cô ấy đến để có sự tồn tại trong hiện tại. Khi được hỏi “Con đi đâu”?, cô ta trả lời “Con không biết”, bởi vì cô ấy không biết nơi nào cô sẽ đi đến sau khi chết. Khi Đức Phật hỏi “Con có biết?”, cô ta trả lời “có”, vì cô biết rằng cô là một con người và cô ấy chắc chắn sẽ chết vào một ngày nào đó. Khi được hỏi “Con không biết?, cô trả lời “không”, vì cô không biết cô ta sẽ chết khi nào.

Việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống hay sự tồn tại đã trở thành chủ đề chính của tôn giáo và triết học. Tiến sĩ Viktor E. Frankl trong quyển “Tìm kiếm ý nghĩa của mình” (Man’s Search for Meaning) cho ý nghĩa rằng ý nghĩa sự tồn tại của chúng ta không phải là phát minh của chính chúng ta, mà là phát hiện thì đúng hơn.

Năm 494 TCN, Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ sự giàu có và đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Ông đã dành 6 năm đi khắp nơi, trao đổi ý kiến ​​với những nhà tư tưởng lúc bấy giờ và thực hành thiền định. Khi đạt được giác ngộ, ông nhận ra rằng ý nghĩa của cuộc sống đã bị che khuất bởi đau khổ của thế gian. Ngài nói:

1. Cuộc sống được đánh dấu bằng sự đau khổ.
2. Đau khổ là do ham muốn và luyến ái mà sinh ra.
3. Đau khổ có thể được diệt được.
4. Cách để chấm dứt khổ đau là làm theo Bát Chánh Đạo.

Đức Phật giải thích rằng cuộc sống là tràn ngập những đau khổ gây ra bởi lòng ham muốn và đau khổ chỉ chấm dứt khi muốn không còn.

Đau khổ của con người

Tư tưởng Phật giáo giải thích sâu sắc nguyên nhân đau khổ của con người và con đường đi đến sự giác ngộ. Vì vậy, Phật giáo không phải dựa trên sự bi quan. Phật giáo dựa trên nguyên tắc thực tế. Sự hiểu biết thường tình của đau khổ liên quan đến những nỗi đau, sự phiền muộn và những nỗi khốn cùng tuyệt vọng.

Để giải thích đau khổ, Đức Phật sử dụng thuật ngữ “Khổ”, có một ý nghĩa sâu sắc hiện hữu, là một lời giải thích cho tình trạng thực tế của con người. Trước đây, nhiều nhà tâm lý học phương Tây đã hiểu sai từ “Khổ”. “Khổ” là nỗi đau khổ của thế gian mà họ lại hiểu nó là một tình trạng khổ đau của con người. Điều này xuất phát từ việc nhà tâm lý học người Pháp, Anatole France dịch sai nghĩa của từ “Khổ” (Dukkha). Trong quyển Centaury, Anatole France dịch chữ “Khổ” sang tiếng Pháp là “souffrance”, và sau người Anh lại dịch từ “souffrance” thành ý nghĩa đau khổ bi quan. Do đó, nhiều học giả phương Tây cũng hiểu sai từ “Khổ”. Họ nghĩ “Khổ” là tượng trưng cho mặt tối trong sự tồn tại đầy bi quan và tuyệt vọng của con người.

Tuy nhiên, Fromm có thể nắm bắt được khái niệm triết học sâu xa của đau khổ đúng với tinh thần Phật giáo. Ông nhìn nhận đau khổ của con người trong mối quan hệ giữa cuộc sống cá nhân, xã hội và nền văn minh. Vấn đề tâm lý thường xảy ra khi một cá nhân cảm thấy bị cô lập khỏi xã hội. Ông viết: “Cái chung của sự đau khổ là việc làm cho con người xa lìa từ chính mình, từ một cá nhân trong đồng loại và môi trường sống. Hình thức tồi tệ nhất của đau khổ tinh thần là chán nản, không biết làm gì với bản thân và cuộc sống của mình. Ngay cả khi một người không có tiền hay bất kỳ thứ gì khác, họ vẫn sẽ phải sử dụng năng lượng của mình để làm một điều gì có ý nghĩa bởi vì họ không thể chịu được sự nhàm chán nếu không làm việc gì đó”.

Nhận biết bản thân

Fromm tin tưởng mạnh mẽ rằng “biết mình” là một trong những quy tắc cơ bản để đạt đến tìm kiếm hạnh phúc. “Nhận biết bản thân” là tuyên bố của Đức Phật hơn 2600 năm trước đây. Điều này có thể thấy rõ qua câu chuyện về hoàng tử Bhaddawaggiya:

Các hoàng tử Bhaddawaggiya tìm kiếm một người phụ nữ đã lấy trộm tài sản quý giá của họ. Khi họ gặp Đức Phật, các hoàng tử hỏi: “Thưa Ngài, Ngài có nhìn thấy một người phụ nữ? Đức Phật trả lời: “Điều gì là quan trọng hơn, tìm một người phụ nữ hay là để biết chính mình?. Các hoàng tử trả lời, “biết mình quan trọng hơn”.

Biết mình hoặc đạt được hiểu biết về chính mình là một trong những đặc trưng của Phật giáo. Câu chuyện Angulimala đi tìm và giết chết gần 999 người đàn ông và thu thập các ngón tay của họ. Khi ông nhìn thấy Đức Phật, ông nghĩ rằng Ngài sẽ là nạn nhân tiếp theo của mình. Angulimala đã ra lệnh cho Đức Phật dừng lại. Đức Phật trả lời: “Ta đã dừng lại, vì thế ngươi cũng nên dừng lại”. Ý của Phật là Ngài đã dừng lại và không làm hại cho bất cứ ai và Ngài đã có thể thoát khỏi luân hồi, sinh tử, vậy tại Angulimala lại không chịu dừng lại. Cụm từ này đã làm một cuộc cách mạng trong nhận thức của Angulimala. Nhờ đó, Angulimala đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhân cách của mình, từ bỏ sự ác độc.

Theo Fromm, “biết mình” là để tạo nên những giá trị nhân cách, trong mối quan hệ hài hòa của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội.

Tự do của con người

Ý tưởng về tự do xuyên suốt trong tư tưởng của Fromm. Ông cho rằng tự do là đặc tính trung tâm của bản chất con người. Ông nhận thấy tư tưởng Phật giáo để giải thoát con người từ cảnh tù túng đến sự tự do.

Đức Phật đã nhìn thế giới và các sự kiện theo đúng bản chất của chúng. Ông đạt được cảnh giới cao nhất của sự giác ngộ. Ngài nhận ra chân lý “Niết bàn”, là hạnh phúc nhất của loài người. Ngài có được sự tự do thoát khỏi những phức tạp, khó khăn, ám ảnh luôn làm con người đau khổ. Ngài không ăn năn về quá khứ, cũng không nghiền ngẫm tương lai, Ngài sống hoàn toàn trong hiện tại.

Fromm nhận thấy tư tưởng Phật Giáo có thể giúp mọi người biết về bản thân mình. Phật giáo có thể nhìn thấy con người của tỉnh táo và giác ngộ.

Theo DIỆU QUANG / TỰ HIỂU MÌNH

Tags: , ,