Nhìn lại lịch sử hai thế kỷ của chủ nghĩa dân tộc Ukraina

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Liên Xô và các cơ quan đặc nhiệm đã phải đấu tranh trong ít nhất 10 năm nữa với những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở các khu vực phía tây của đất nước. Và ở miền Tây Ukraina đã có các trận chiến đấu ác liệt nhất.

Nhìn lại lịch sử hai thế kỷ của chủ nghĩa dân tộc Ukraina

Đáng tiếc, chủ nghĩa dân tộc Ukraina đã không bị xóa sổ hoàn toàn. Những gốc rễ tư tưởng của nó không bị loại bỏ, hóa ra chủ nghĩa dân tộc Ukraina là rất khó trị và dai dẳng. Kết quả là, sau 30 năm, chủ nghĩa dân tộc và tâm lý chống Nga bắt đầu bị kích hoạt trở lại và cuối cùng chiếm được tâm trí của một bộ phận đáng kể dân chúng đất nước Ukraina độc ​​lập. Do đó, những gì mà các nhà chức trách Liên Xô đã không thể làm được thì nước Nga hiện đại phải hoàn thành.

Vấn đề này không thể được hiểu nếu không đi sâu vào lịch sử. Những chi tiết – trong tài liệu của Sputnik.

Tài liệu tham khảo về lịch sử

Lịch sử của chủ nghĩa dân tộc Ukraina bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Năm 1846, một hội kín đã được thành lập ở Kiev (khi đó là một phần của Đế chế Nga). Các thành viên của nhóm này muốn thành lập một liên bang bao gồm các nước cộng hòa Slavic tự do, trong đó Ukraina sẽ đóng vai trò chính (được cho là người Ukraina yêu tự do và dân chủ hơn ai hết!). Vào cuối thế kỷ 19, một số nhóm cực đoan hơn theo “chủ nghĩa dân tộc Ukraina” đã đưa ra luận điểm: người Ukraina cần phải tách các vùng đất của họ ra khỏi Nga và thành lập nhà nước của riêng họ.

Ở phía tây của nước Ukraina ngày nay, trong vùng Galicia, khi đó thuộc về Đế chế Áo-Hung, những tổ chức khác đã được hành lập. Điểm xuất phát cho các suy luận của những nhóm này là như sau: cư dân Galicia “không phải là những người Nga”, họ khác hẳn với phần lớn dân số của Đế quốc Nga. Cư dân Galicia cùng với cư dân của khu vực Malorossia (miền đông Ukraina, khi đó thuộc Đế quốc Nga) là một dân tộc khác, do đó họ nên cố gắng tạo dựng nhà nước của riêng họ trên “vùng đất cội nguồn”. Các nhà chức trách Áo đã ủng hộ các ý tưởng về chủ nghĩa dân tộc Ukraina dựa trên những cân nhắc của riêng họ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đế quốc Nga và đế quốc Áo-Hung đã biến mất khỏi bản đồ chính trị thế giới. Trên địa bàn của Ukraina ngày nay đã xuất hiện cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân Ukraina” chỉ tồn tại trong 3 năm (và cuối cùng sụp đổ). Vào năm 1922, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina (SSR Ukraina) – một phần của Liên Xô – đã được thành lập ở phía đông và miền trung Ukraina. Còn khu vực phía tây Ukraina nằm dưới sự cai trị của Ba Lan với chế độ chống Liên Xô và cực kỳ dân tộc chủ nghĩa. Trong khi SSR Ukraina tạo mọi điều kiện để phát triển ngôn ngữ và văn hoá Ukraina, thì trên lãnh thổ thuộc Ba Lan, Warszawa bắt đầu thực thi chính sách “thực dân hoá” người dân Ukraina. Điều này đã gây ra làn sóng phản đối và sự phẫn nộ của người dân địa phương, và những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina không thể không tận dụng điều đó.

Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc Ukraina bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa Quốc xã. Năm 1920, một tổ chức chống Ba Lan và chống Nga – “Tổ chức quân sự Ukraina” (UVO) đã được thành lập ở Praha. Vào tháng 2 năm 1929, Tổ chức Những người dân tộc Ukraina (OUN) đã được thành lập tại Vienna (OUN bị Nga liệt vào danh sách các tổ chức cực đoan!). OUN đã chọn khủng bố là công cụ chính trong chính sách của mình, hướng nó chống lại cả Ba Lan và Liên Xô. Theo các phần tử dân tộc Ukraina, chính hai quốc gia này đã tước đi cơ hội thành lập quốc gia Ukraina trong “biên giới lịch sử”. Một điều quan trọng nữa là những người theo chủ nghĩa dân tộc coi nước Cộng hòa Ukraina thuộc Liên Xô (theo họ do Moskva kiểm soát) là một lãnh thổ sẽ phải được “làm sạch” để tạo ra cái gọi là “Ukraina vĩ đại”. Hơn nữa, chủ nghĩa Quốc xã ra đời có liên quan mạnh mẽ đến chủ nghĩa bài Do Thái. Vào giữa những năm 1930, cơ quan tình báo và các dịch vụ đặc biệt khác của Đức Quốc xã đã thể hiện sự quan tâm đến những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina như một vũ khí trong cuộc đấu tranh chống lại Ba Lan và Liên Xô.

Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Dưới đòn tấn công của quân đội Đức Quốc xã, Ba Lan không còn tồn tại, và Hồng quân đã tiến vào các khu vực phía tây Ukraina theo Hiệp ước không xâm lược nhau Xô – Đức được ký kết ngày 23/8/1939 (hiệp ước này đã được ký kết do nhu cầu chính trị cao độ – hoãn cuộc đụng độ quân sự với Hitler). Các khu vực phía tây đã được sáp nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.

Ngày 22/6/1941, Đức Quốc xã bội ước tấn công Liên Xô. Ở hướng Nam, Đức Quốc xã không chỉ dựa vào các đồng minh của họ (Hungary và Romania), mà còn dựa vào những người cùng tư tưởng – những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina. Những người này đã cố gắng thực hiện ý tưởng về một “Ukraina vĩ đại” với sự giúp đỡ của Hitler, họ đã tham gia tích cực vào các hành vi khủng bố quy mô lớn nhằm vào dân thường, các nhà hoạt động Xô Viết, các đảng viên và người Do Thái trên vùng lãnh thổ Liên Xô bị chiếm đóng. Và không chỉ ở đó: những người cao tuổi ở Ba Lan, cũng như ở Slovakia và Serbia, thậm chí cả Hungary và Romania đều nhớ những hành vi man rợ của các phần tử dân tộc Ukraina.

Tuy nhiên, một “Ukraina vĩ đại” độc lập không nằm trong kế hoạch của Hitler. Và mức độ tàn ác trong các hành vi của “đồng nghiệp” Ukraina đôi khi khiến cả binh lính và sĩ quan Đức vốn đã quen với mọi thứ phải kinh ngạc. Các sự kiện này đã dẫn đến cuộc đối đầu vũ trang. Một số thủ lĩnh của các nhóm dân tộc Ukraina, bao gồm Stepan Bandera, thậm chí còn bị quân Đức bắt giữ và đưa vào trại tập trung (tuy nhiên, chúng đã được thả vào mùa thu năm 1944). Quân đội nổi dậy Ukraina (UPA) (chính thức bị cấm ở Nga với tư cách là một tổ chức cực đoan-Quốc xã!) được thành lập vào tháng 10/1942 là một đồng minh của Đức Quốc xã và đã nhận vũ khí và trang bị quân sự từ họ. Nhưng, trên thực tế UPA đã chiến đấu chống lại tất cả những người không chia sẻ ý tưởng của chủ nghĩa dân tộc Ukraina. Và cuộc chiến này đã tiếp tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Những “chủ rừng”

Vào cuối Thế chiến II, lực lượng OUN-UPA (chính thức bị cấm ở Liên bang Nga!) đã có vài trăm nghìn chiến binh. Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, những người theo chủ nghĩa dân tộc đã tiếp tục cướp bóc, trên thực tế đã gây ra cuộc chiến tranh khủng bố. Các khu rừng rậm trên gần như toàn bộ lãnh thổ miền Tây Ukraina đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng để xây dựng nhiều hầm trú ẩn.

Nhiều cộng sự của Bandera xuất thân từ vùng này và thậm chí đã được đào tạo trong các trường tình báo của Đức. Chúng được trang bị tốt và biết cách xác định phương hướng trong rừng. Hành động theo nhóm 8-12 người, chúng tấn công lính biên phòng, cán bộ chính trị, nhân viên thực thi pháp luật và bất kỳ người dân nào trung thành với chính phủ Liên Xô. Chúng cướp của, tra tấn, đốt cháy, giết chết toàn bộ gia đình cùng với con cái, và sau đó vào rừng và biến mất không dấu vết.

Trong các cộng đồng dân cư địa phương đã có những người tiếp tay cho lực lượng dân tộc Ukraina và cung cấp thông tin cho họ. (Một sỗ người đã làm như vậy vì lo sợ cho tính mạng của mình, trong khi những người khác coi họ là “những người chiến đấu cho một Ukraina độc ​​lập). Ở vùng này đã có một mạng lưới ngầm rộng khắp, những người dân địa phương đáng tin cậy nhất đã đóng vai trò liên lạc viên kết nối các nhóm chiến đấu, các thủ lĩnh thường xuyên thay đổi các mật khẩu và nơi họp kín. Các nhóm này thậm chí còn có “dịch vụ an ninh” của riêng mình giống như “Cục An ninh” SD của Hitler. Tất nhiên, các cơ quan tình báo của phương Tây, nơi khởi đầu Chiến tranh Lạnh chống Liên Xô, cũng hỗ trợ những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina.

Các lực lượng OUN-UPA đã bị tiêu diệt như thế nào

Liên Xô đã cố gắng tiêu diệt những nhóm này với sự trợ giúp của không quân và pháo binh. Tuy nhiên, các phần tử dân tộc Ukraina đã hành động trên lãnh thổ quá rộng lớn. Trong các khu rừng chúng đã có nhiều hầm trú ẩn kiên cố, bên trên ngụy trang khéo léo.

Bộ Nội vụ Liên Xô và cơ quan an ninh quốc gia bắt đầu tuyển dụng người dân địa phương. Họ đã giải thích cho mọi người: phe Bandera bị thất bại, việc giúp đỡ cho các phần từ dân tộc cực đoan là vô ích và nguy hiểm. Nhiều người mệt mỏi với tình trạng bị đe doạ khủng bố hàng ngày đã đồng ý hợp tác với chính quyền.

Tại những nơi họp kín của các phần tử dân tộc Ukraina đã bố trí thiết bị cầm tay cỡ nhỏ “Báo động”. Ngay sau khi những phần tử “Bandera” xuất hiện trước cửa nhà, chủ nhà đã lặng lẽ bấm nút, gửi tín hiệu đến sở cảnh sát gần nhất. Sau đó, chủ nhà lặng lẽ pha thêm chất hướng thần “Neptune-47” vào trà, rượu, súp hoặc chất lỏng khác để chiêu đãi bọn cướp. Chất này cho phép các nhân viên của cơ quan đặc nhiệm nhận được số thông tin tối đa từ những người bị giam giữ.

Vào mùa xuân năm 1950, các nhân viên của cơ quan an ninh đã dò được tung tích của Roman Shukhevych – một trong những thủ lĩnh của tổ chức ngầm OUN. Hoá ra, Shukhevych đang trốn ở một ngôi làng gần thanh phố Lvov. Một đon vị đặc nhiệm ngay lập tức được cử đến đó. Ngôi nhà đã bị bao vây, lính đặc nhiệm đã đề nghị đầu hàng, nhưng Shukhevych đã nổ súng và bị bắn chết.

Các nhóm lớn của những phần tử dân tộc Ukraina và những căn hầm trú ẩn trong rừng của chúng đã bị phá hủy vào năm 1955. Tháng 10/1959, Stepan Bandera bị “thanh lý” ở Munich. Theo các nguồn tin mở, nhóm “đồng bọn của Bandera” cuối cùng còn lại ở miền tây Ukraina đã bị loại bỏ chỉ vào tháng 4 năm 1960! Tổng cộng, khoảng 30.000 quân nhân, nhân viên của Bộ Nội vụ và cơ quan an ninh quốc gia, đảng viên và thường dân đã chết dưới tay những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina.

Không bị xóa sổ hoàn toàn

Trong các chiến dịch đặc biệt của Bộ Nội vụ và Bộ An ninh quốc gia, hàng nghìn phần tử dân tộc Ukraina đã bị giết. Nhiều người đã bị bắt. Liên Xô đã tuyên án tử hình một số thủ lĩnh cấp cao, nhưng phần lớn chỉ có mức án 10 năm tù tại các trại ở Siberia và Bắc Cực. Nhiều người đã chấp hành xong hình phạt tù, thậm chí có người đã được ân xá! Theo các tài liệu chính thức, vào ngày 1 tháng 8 năm 1956, hơn 20.000 cựu thành viên của OUN đã trở về quê hương! Cũng có những người đã có thể tránh bị bắt và xét xử và đã bình tĩnh hòa vào cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, tâm lý của những người này vẫn không thay đổi! Con cháu của chúng lớn lên: những ý tưởng về chủ nghĩa Quốc xã và tư tưởng bài Nga chắc chắn đã được truyền lại cho các thế hệ mới.

Trong những năm 1960 – đầu những năm 1980, giới lãnh đạo cao nhất của Liên Xô, trong đó có nhiều người xuất thân từ Ukraina, đã cố gắng “không khuấy động quá khứ”, như họ nói, để không gieo rắc mối bất hòa giữa các dân tộc ở Liên Xô. Bề ngoài, mọi thứ trông khá tươm tất. Ở Ukraina thuộc Liên Xô, bao gồm cả phần phía tây của nó, các ngành công nghiệp (bao gồm cả ngành quốc phòng) và văn hóa dân tộc đã phát triển tích cực, tiếng Ukraina là ngôn ngữ quốc gia cùng với tiếng Nga. Ngoài ra, vì những lý do rõ ràng (đối đầu với phương Tây, với NATO), các đội hình quân sự tốt nhất của Quân đội Liên Xô đã tập trung trên lãnh thổ của SSR Ukraina: các đơn vị này đã được trang bị các loại vũ khí, trang bị tốt nhất.

Những hậu quả

Vào giữa những năm 1980, ở Liên Xô đã diễn ra “perestroika” (cải tổ kinh tế) dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Trong không gian hậu Liên Xô đã xuất hiện nước Ukraina độc ​​lập với tổ hợp công nghiệp-quân sự hùng mạnh, với số lượng vũ khí hiện đại khổng lồ, với một đội quân biến thành “Lực lượng vũ trang của Ukraina”. Rồi vào năm 1994, Kiev đã đạt được quy chế không có vũ khí hạt nhân, bàn giao kho vũ khí hạt nhân để đổi lấy những đảm bảo an ninh từ Nga, Hoa Kỳ và Anh.

Hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa nhanh chóng trở thành hệ tư tưởng quốc gia ở Ukraina. Những ý kiến ​​phủ nhận mối liên hệ lịch sử với Nga, yêu cầu trả lại “đất tổ” lại trở nên phổ biến. Những phần tử dân tộc Ukraina đã biến thành “anh hùng chiến đấu vì tự do”. Năm 2010, Tổng thống Yushchenko đã truy tặng Bandera danh hiệu Anh hùng Ukraina. Tuy nhiên, sau đó, tòa án hành chính đã đảo ngược sắc lệnh này và Bandera bị tước danh hiệu Anh hùng dân tộc Ukraina.

Các lực lượng chống Nga ở phương Tây đã thể hiện sự quan tâm đến chủ nghĩa Quốc xã lại trỗi dậy ở Ukraina. Sau cuộc đảo chính năm 2014, chủ nghĩa cực đoan và tư tưởng bài Nga cuối cùng đã trở thành hệ tư tưởng chính thức của Ukraina. Tính đặc thù của nó là sẵn sàng sử dụng vũ lực chống lại những người không chia sẻ ý tưởng này: bao gồm cả những vụ hủy diệt. Kiev đã sẵn sàng đi bao xa để đạt được “nhiệm vụ siêu đẳng” có thể được thấy qua các hành vi khủng bố kéo dài gần 8 năm chống lại cộng đồng nói tiếng Nga ở các vùng Donetsk và Luhansk. Hơn nữa, những lời đe dọa bắt đầu được đưa ra nhằm vào một số vùng lãnh thổ Nga giáp biên giới với Ukraina. Và lời tuyên bố của Tổng thống Zelensky về việc Ukraina có thể từ bỏ cam kết về việc trở thành quốc gia phi hạt nhân được đưa ra vào tháng 2/2022, rõ ràng đã làm bùng lên sự phẫn nộ của Moskva.

Một loạt các sự kiện nổi tiếng diễn ra sau đó, mà đỉnh điểm là việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina. Có nghĩa là, nước Nga hiện đại buộc phải hoàn thành nhiệm vụ mà giới lãnh đạo Liên Xô không thể hoặc không muốn hoàn thành.

Theo SPUTNIK

Tags: , , , ,