⠀
Một trò hề đáng ghê tởm vừa diễn ra ở gánh xiếc Liên Hợp Quốc
Bất chấp mọi thủ đoạn và áp lực chưa từng có như đe dọa ngừng hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ nhân đạo đối với những thành viên nào của Liên hợp quốc không nghe theo Washington, dự thảo nghị quyết chống Nga đã không nhận được sự ủng hộ tuyệt đối
Toàn văn Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga về việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết “Toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina: Bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc”.
Ngày 12 tháng 10, phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết “Toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina: Bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc”, đồng thời chỉ trích các cuộc trưng cầu dân ý ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Cộng hòa Nhân dân Lugansk và các khu vực Zaporozhye và Kherson.
Sáng kiến ghê tởm này phần lớn lặp lại nội dung văn kiện đã từng bị Nga phủ quyết vào ngày 30 tháng 9 năm nay tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Một lần nữa, các phái đoàn Phương Tây lại chuyển việc xem xét vấn đề Ukraina từ Hội đồng Bảo an sang Diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc mượn cớ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc “không có khả năng” thực hiện nhiệm vụ chính của mình là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Trong điều kiện các nước thành viên Liên hợp quốc một lần nữa phải chịu áp lực khủng khiếp đến mức họ bị đe dọa trừng phạt, Nga đã đưa ra sáng kiến tổ chức cuộc bỏ phiếu kín về nội dung của bản dự thảo nghị quyết. Rõ ràng là, đề xuất của Nga sẽ tạo điều kiện cho nhiều phái đoàn thể hiện lập trường chính trực của họ mà không sợ phải chịu hậu quả trừng phạt một khi bị Mỹ và các chư hầu của Washington coi quyết định của họ là “sai lầm”. Tuy nhiên, sáng kiến này của Nga đã bị từ chối do các thủ tục phi đạo đức và vi phạm mọi quy tắc hiện hành quy định hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc mà các đối thủ của chúng tôi thực thi.
Trong khi đó, bất chấp mọi thủ đoạn và áp lực chưa từng có như đe dọa ngừng hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ nhân đạo đối với những thành viên nào của Liên hợp quốc không nghe theo Washington, dự thảo nghị quyết chống Nga đã không nhận được sự ủng hộ tuyệt đối: hàng chục quốc gia đã từ chối bỏ phiếu đồng ý. Trong đó, 143 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ; 50 quốc gia còn lại bỏ phiếu chống, bỏ phiếu trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu. Trong số những quốc gia không chịu khuất phục trước sức ép từ bên ngoài có những quốc gia có ảnh hưởng như Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Pakistan, Nam Phi, Ethiopia, Algeria và một số quốc gia khác. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Belarus, Triều Tiên, Nicaragua và Syria do họ có quan điểm nhất quán và kiên định ủng hộ Nga.
Không thể nghi ngờ gì nữa, nghị quyết này đã đi ngược lại tiêu đề của nó và không liên quan gì đến việc bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Các tuyên bố cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế của Hoa Kỳ và các quốc gia NATO khác không có gì khác ngoài bằng chứng về tiêu chuẩn kép. Có rất nhiều minh chứng thuyết phục về tiêu chuẩn kép này. Chính Hoa Kỳ và các quốc gia NATO khác là những quốc gia đi đầu ủng hộ “nền độc lập” của Kosovo, nhất quyết bảo vệ quyền ly khai của Kosovo khỏi nhà nước của họ trong khi không có bất cứ mối đe dọa thực sự nào đối người dân ở khu vực này. Một minh chứng khác là các tuyên bố của Hoa Kỳ về việc sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan-một bộ phận không tách rời của CHND Trung Hoa.
>> Tạo dựng ‘Tiền lệ Kosovo’, phương Tây đã bị ‘nghiệp quật’ ở Ukraina |
Trong khi đó, các cuộc trưng cầu dân ý ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Cộng hòa Nhân dân Lugansk và các khu vực Zaporozhye và Kherson được tổ chức tuân thủ đầy đủ Hiến chương Liên hợp quốc, các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Tuyên ngôn năm 1970 về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Bản Tuyên ngôn này chỉ đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia nào mà chính phủ ở đó không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc màu da của tất cả các cư dân định cư trên lãnh thổ đó. Còn chính quyền Kiev rõ ràng là đã và đang hoàn toàn không đáp ứng các tiêu chí này khi họ sử dụng các phương pháp khủng bố để chống lại dân thường và cơ sở hạ tầng định cư của người dân.
Nhìn chung, việc thông qua nghị quyết này một lần nữa khẳng định rằng Phương Tây, trước hết, đang mưu toan giải quyết các nhiệm vụ địa chính trị của riêng họ chống lại Nga, duy trì quyền thống trị của họ đang bị suy giảm trong các vấn đề quốc tế và gây chia rẽ các thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Rõ ràng là, đây là sáng kiến đối đầu không nhằm mục đích tìm kiếm giải pháp hòa bình mà chỉ nhằm kéo dài cuộc xung đột ở Ukraina.
Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM
Tags: Nga, Xung đột Nga - Ukraina, Liên Hợp Quốc