Tạo dựng ‘Tiền lệ Kosovo’, phương Tây đã bị ‘nghiệp quật’ ở Ukraina

“Rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có các đối thủ của chúng tôi ở phương Tây, đã làm như vậy đối với Kosovo. Kosovo được công nhận bởi nhiều nước – đó là một thực tế – nó được công nhận là một nước độc lập bởi rất nhiều nước phương Tây. Chúng tôi cũng làm tương tự với các nước cộng hòa ở Donbass”.

Với tiền lệ Kosovo, phương Tây đã bị ‘nghiệp quật

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại Điện Kremly trong hôm 26/4/2022 để bàn về diễn biến xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraina.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về tình hình thực địa, trong đó ông Putin giải thích về lý do mà Nga phát động chiến dịch quân sự ở nước láng giềng vào cuối tháng 2.

Việc Moskva công nhận 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk là dựa trên tiền lệ của Kosovo, được một tòa án do Mỹ hậu thuẫn đưa ra, ông Putin nói với ông Guterres. Hai nước cộng hòa tự xưng này xuất hiện sau khi người dân sống ở miền Đông Ukraina bác bỏ phong trào Maidan mà phương Tây hậu thuẫn năm 2014, ông Putin giải thích.

Trích dẫn phát biểu của ông Putin trong cuộc trao đổi với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres:

Tôi biết về mối quan tâm của ông liên quan đến hoạt động quân sự của Nga ở Donbass, Ukraina. Tôi nghĩ đó sẽ là trọng tâm của cuộc trò chuyện của chúng ta ngày hôm nay. Về vấn đề này, tôi chỉ muốn lưu ý rằng toàn bộ vấn đề nảy sinh sau cuộc đảo chính diễn ra ở Ukraina năm 2014. Đây là sự thật hiển nhiên. Có thể gọi nó là bất cứ điều gì như ông muốn và ông có thể có bất cứ sự thiên vị nào như ông muốn với những ai đã làm nó, nhưng đây thực sự là một cuộc đảo chính vi hiến.

Sau đó, một tình huống nảy sinh với ý chí của cư dân Krym và Sevastopol, những người đã hành động gần giống như những người cư trú và đang sinh sống ở Kosovo đã làm vào thời của họ: họ quyết định độc lập, và sau đó quay sang chúng tôi với lời thỉnh cầu gia nhập Liên bang Nga. Sự khác biệt chỉ là ở Kosovo, quyết định về chủ quyền như vậy được đưa ra ở nghị trường, còn ở Krym và Sevastopol – tại một cuộc trưng cầu dân ý toàn thể nhân dân.

Cũng có một vấn đề ở phía Đông Nam Ukraina, nơi cư dân của một số vùng lãnh thổ – hai, ít nhất là hai, các chủ thể của Ukraina khi đó – không đồng ý với cuộc đảo chính và kết quả của nó. Nhưng họ đã phải chịu áp lực rất mạnh, trong đó bao gồm cả các hành động quân sự quy mô lớn sử dụng máy bay chiến đấu và thiết bị quân sự hạng nặng. Đây là cách cuộc khủng hoảng phát sinh ở Donbass, phía đông nam của Ukraina.

Như đã biết, sau nỗ lực không thành công của chính quyền Kiev để giải quyết vấn đề này bằng biện pháp quân sự, chúng tôi đã đi đến việc ký kết các thỏa thuận tại thành phố Minsk, được gọi là thỏa thuận Minsk. Đó là một nỗ lực nhằm giải quyết tình hình ở Donbass một cách hòa bình.

Tổng thống Nga nói thêm rằng chính phủ Kiev hậu đảo chính đã lựa chọn một giải pháp quân sự mà từ đó dẫn tới 8 năm xung đột ở khu vực Donbass:

Thật đáng tiếc cho chúng tôi, trong 8 năm, những người sống ở đó, đầu tiên, thấy mình bị phong tỏa, và các nhà chức trách ở Kiev đã công khai tuyên bố rằng họ tổ chức phong tỏa những vùng lãnh thổ này. Họ không xấu hổ về điều đó, và vì vậy họ nói: đây là phong tỏa, mặc dù lúc đầu họ từ chối điều này. Và tiếp tục áp lực quân sự.

Trong những điều kiện như vậy, khi các giới chức ở Kiev thực sự công khai – tôi muốn nhấn mạnh điều này, một cách công khai – thông qua miệng của các nhân vật hàng đầu nhà nước tuyên bố rằng họ không có ý định tuân thủ các thỏa thuận Minsk này, chúng tôi buộc phải chấm dứt nạn diệt chủng những người sống trên các lãnh thổ này, để công nhận các quốc gia này là độc lập và tự do. Tôi xin nhắc lại một lần nữa: đây là một biện pháp cần thiết để chấm dứt sự đau khổ của những người dân sống trong các vùng lãnh thổ này.

Đáp lại lời Putin, ông Guterres chỉ ra rằng Liên hợp quốc vẫn không công nhận Kosovo là một thực thể độc lập, mà xem đó là một phần của Serbia. Tuy nhiên, ông Putin nói rằng tiền lệ này vẫn tồn tại, bởi Kosovo được các nước phương Tây công nhận một cách rộng rãi.

Rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có các đối thủ của chúng tôi ở phương Tây, đã làm như vậy đối với Kosovo. Kosovo được công nhận bởi nhiều nước – đó là một thực tế – nó được công nhận là một nước độc lập bởi rất nhiều nước phương Tây. Chúng tôi cũng làm tương tự với các nước cộng hòa ở Donbass” – ông Putin nói. Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh rằng hai nước cộng hòa này đã đề nghị Moskva hỗ trợ quân sự, và Nga đã thực hiện điều đó, vẫn tuân thủ hoàn toàn với Hiến chương của Liên hợp quốc:

“Thật không may, các đồng nghiệp của chúng tôi ở phương Tây không muốn nhận thấy tất cả những điều này. Và sau khi chúng tôi công nhận nền độc lập của họ, họ đã quay sang chúng tôi với đề nghị hỗ trợ quân sự cho họ do thực tế là họ đang chịu tác động quân sự, xâm lược quân sự. Và chúng tôi, theo Điều 51 Phần 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, cũng buộc phải làm điều này bằng cách phát động một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Tôi muốn thông báo với ông rằng, mặc dù hoạt động quân sự đang diễn ra, chúng tôi vẫn hy vọng rằng chúng tôi cũng có thể đạt được các thỏa thuận bằng con đường ngoại giao. Chúng tôi đang đàm phán, chúng tôi không từ chối nó“.

Kosovo là một vùng đất nhỏ bé có diện tích gần 10.900 km2, với hai triệu dân trong đó 90% là người gốc Albania. Được coi là cội nguồn của đất nước Serbia, nơi đây chứa đựng những di sản văn hóa và lịch sử của dân tộc Serbia.

Trên thực tế, từ năm 1999, sau khi NATO tiến hành chiến dịch đánh bom Serbia nhằm chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu giữa quân đội Chính phủ Serbia và những phần tử ly khai người gốc Albania, Kosovo đã nằm dưới quyền bảo trợ của Liên hợp quốc và NATO. Sau cuộc chiến, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1244 về quy chế tương lai của Kosovo.

Nghị quyết khẳng định tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc cam kết tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Liên bang Nam Tư trước đây, mà nước thừa kế hiện nay là Cộng hòa Serbia.

Từ năm 1999, tình hình chung quanh vùng lãnh thổ nhỏ bé này luôn luôn căng thẳng vì người gốc Albania muốn độc lập, tách khỏi Cộng hòa Serbia, trong khi chưa được Chính phủ Serbia và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chấp nhận. Các cuộc thanh toán trả thù đẫm máu của cộng đồng người Albania nhằm vào người thiểu số Serbia diễn ra thường xuyên nhờ sự bao che và dung túng của quân đội NATO. Do thiếu quản lý, cùng với tình trạng kinh tế yếu ớt, Kosovo trở thành mảnh đất màu mỡ để tình trạng buôn lậu ma túy, tệ nạn buôn người và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Ðến cuối năm 2007, các vòng đàm phán về tương lai Kosovo được tiến hành từ nửa cuối năm 2006 và năm 2007 do Nhóm bộ tam – Mỹ, Nga, EU bảo trợ đã thất bại. Các bên đã không đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về bất cứ vấn đề then chốt nào.

Ngày 17/2/2008, tại phiên họp đặc biệt của cơ quan lập pháp tỉnh Kosovo, ban lãnh đạo tỉnh Kosovo trực thuộc nước Cộng hòa Serbia đã đơn phương tuyên bố độc lập, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Belgrade và nhiều nước. Sự kiện này cảnh báo những căng thẳng mới trên bán đảo Balkan cũng như những thay đổi của bản đồ châu Âu.

Ngay sau khi Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập, các chuyên gia quốc tế đã cảnh báo điều này có thể là sự mở đầu cho thảm họa về vấn đề dân tộc ở châu Âu khi ở nhiều quốc gia của châu lục này đều đang tồn tại những mâu thuẫn có khả năng dẫn đến xung đột sắc tộc.

TỔNG HỢP

Tags: , ,