‘Chỉ còn trận cuối cùng, trận cuối nữa thôi…’

Đường chúng tôi đi, qua khói bom, căm hờn đang nấu nung / Nhưng mai thôi, mai thôi không lâu đâu ta vào trận cuối / Chỉ còn trận cuối cùng, trận cuối nữa thôi / Hãy tiến lên đi, dù khó nhất trong đời…

Năm 1975, nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng phát xít Đức, hàng lọat phim về cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được chiếu ở Liên xô và cả ở Việt nam, trong đó có bộ phim biên niên sử hoành tráng “Giải phóng” (Освобождение). Đã quá lâu rồi nên tôi cũng không còn nhớ chi tiết của phim nhưng cảnh những chiến sĩ Hồng quân đi trong tiếng đàn accordion và bài hát “Trận đánh cuối cùng” (Последний бой) thì vẫn còn nhớ mãi.

Bài hát “Trận đánh cuối cùng” là sáng tác (cả nhạc lẫn lời) của nghệ sĩ nhân dân Nga Mikhain Nozkin (М. Ножкин). Ông cũng chính là ca sĩ đã trình bày bài hát này trong phim Giải phóng và ông cũng đóng một vai chính trong phim này.

Năm 2001 trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Tiếng vọng Mạc Tư Khoa (Эхо Москвы) nhân dịp kỷ niệm 9/5, khi được hỏi baì hát “Trận đánh cuối cùng” có phải sáng tác đầu tiên của ông về đề tài chiến tranh hay không, ông có nói là ông luôn viết về đề tài chiến tranh và bản được hát trong phim là bàn thảo thứ ba của bài hát này.

Giải thích lý do vì sao ông lại quan tâm đến đề tài chiến tranh ông nói rằng bố ông đã từng là một người lính Hồng quân tham gia cuộc chiến tranh Vệ quốc và bị phát xít Đức bắt làm tù binh. Ông cụ đã trải qua nhiều trại tập trung của Đức và được trao trả sau khi chiến tranh kết thúc. Trong thời gian ông cụ bị bắt, gia đinh được thông báo là mất tích, Mikhain Nozkin lúc đó còn là một đứa trẻ đã luôn mang ảnh bố ông trong người…

Lời tiếng Nga của “Trận đánh cuối cùng”

Мы так давно, мы так давно не отдыхали.
Нам было просто не до отдыха с тобой.
Мы пол-Европы по-пластунски пропахали,
И завтра, завтра, наконец, последний бой.

Еще немного, еще чуть-чуть,
Последний бой, он трудный самый.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму.

Четвертый год нам нет житья от этих фрицев,
Четвертый год соленый пот и кровь рекой.
А мне б в девчоночку хорошую влюбиться,
А мне б до Родины дотронуться рукой.

Еще немного, еще чуть-чуть,
Последний бой, он трудный самый.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму.

В последний раз сойдемся завтра в рукопашной,
В последний раз России сможем послужить.
А за нее и помереть совсем не страшно,
Хоть каждый все-таки надеется дожить.

Еще немного, еще чуть-чуть,
Последний бой, он трудный самый.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму.

Lời việt – Lê Tự Minh

Ngày tháng trôi mau, đời lính chúng tôi nhiều những nỗi gian lao.
Dù có hy sinh, lòng thấy vinh quang con đường người lính
Đường chúng tôi đi, qua khói bom, căm hờn đang nấu nung.
Nhưng mai thôi, mai thôi không lâu đâu ta vào trận cuối.

Chỉ còn trận cuối cùng, trận cuối nữa thôi,
Hãy tiến lên đi, dù khó nhất trong đời.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng gặp mẹ kính yêu.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng thấy mẹ kính yêu

Ngày tháng trôi mau, đời lính gian lao, nào có đắn đo chi.
Dòng máu em thơ, còn nóng trong tôi trên đường chiến đấu.
Lòng nhớ cô gái dịu hiền, nơi xa bao ngày đang ngóng trông.
Tôi mơ đất nước hòa bình, rực rỡ hoa, cờ chào đón.

Chỉ còn trận cuối cùng, trận cuối nữa thôi,
Hãy tiến lên đi, dù khó nhất trong đời.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng gặp mẹ kính yêu.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng thấy mẹ kính yêu

Trận đánh hôm nay, dù biết gian nguy, cùng tiến lên đi
Vì tổ quốc hy sinh, đừng đắn đo chi hỡi người đồng chí.
Để chết cho quê hương, trong vinh quang có gì sợ hãi đâu.
Ta hiên ngang trước kẻ thù và khát khao về cuộc sống.

Chỉ còn trận cuối cùng, trận cuối nữa thôi,
Hãy tiến lên đi, dù khó nhất trong đời.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng gặp mẹ kính yêu.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng thấy mẹ kính yêu

Theo ANH EM TRỖI / TỔNG HỢP

Tags: , , ,