Phương Tây bế tắc và hoảng loạn trước một nước Nga ‘sống quá dai’

Phương Tây gào lên rất nhiều về “sự sụp đổ không thể tránh khỏi” của nước Nga. Nhưng vấn đề rất lớn của họ là vẫn chưa thể nhận ra toàn bộ chiều sâu của những vấn đề mà mình gặp phải.

Phương Tây bế tắc và hoảng loạn trước một nước Nga ‘sống quá dai’

Thật thú vị khi theo dõi cách phương Tây phản ứng với bất kỳ tình huống nào liên quan đến Nga. Luôn luôn có ba giai đoạn.

Đầu tiên là những khẩu hiệu loạn xì ngầu về một số điều gì đó rất khủng khiếp được dự đoán sẽ xảy ra cho nước Nga từ mọi phía. Họ liên tục gào lên để cho mọi người biết rằng họ mạnh mẽ và quan trọng như thế nào, đồng thời nước Nga yếu ớt và thiếu khả năng ra sao.

Sau đó đến giai đoạn thứ hai, khi mà phương Tây nhận ra Nga không yếu lắm, giống như họ tưởng tượng, họ sẽ bắt đầu im lặng. Cũng đúng thôi, họ đã quá lộn xộn với các khẩu hiệu, thì việc tiếp tục la hét cũng chẳng ích gì. Thà im lặng để có thể mọi người sẽ không để ý hoặc sẽ quên.

Tiếp sau đó đến giai đoạn thứ ba, họ bắt đầu suy nghĩ về những lý do dẫn đến thất bại của mình. Và mỗi lần như vậy, thật buồn cười, lý do luôn là như nhau. Đó là họ đơn giản chỉ đánh giá thấp một cái gì đó mà thôi. Có thể hiểu được vấn đề này, bởi thú nhận việc đánh giá thấp đối thủ sẽ dễ dàng hơn là thừa nhận đánh giá quá cao năng lực và nguồn lực của mình.

Bây giờ, tập thể phương Tây đang rất tỉnh táo đếm, và khóc. Hóa ra Nga chỉ phải chi khoảng 3% GDP để tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt (theo các chuyên gia người Anh từ The Economist). Với con số này, phương Tây hoàn toàn hiểu rằng trong thực tế, Nga có thể chiến đấu vô thời hạn. Số tiền 3% GDP không phải là nhỏ, nhưng sẽ rõ ràng là phóng đại nếu gọi nó là rất lớn. Ta hãy so sánh, ví dụ, ngân sách quân sự thường xuyên hàng năm của Hoa Kỳ là hơn 3,5% GDP. Viện trợ của phương Tây cho Ukraina năm 2022 lên tới 97% GDP của nước đó, hay là gần 15% ngân sách của NATO. Có thể thấy, xét về hiệu quả của các khoản “đầu tư”, phương Tây không chỉ đang thua Nga mà thực tế là họ đang ném tiền xuống cống.

Đặc biệt gây bối rối cho phương Tây là trong Thế chiến II, Liên Xô đã phải chi khoảng 60% GDP. Rõ ràng, lần này phương Tây đã tính đến con số gần như vậy đối với Nga, và họ đã gào lên rất nhiều về “sự sụp đổ không thể tránh khỏi” của nước Nga. Nhưng vấn đề rất lớn của phương Tây là họ vẫn chưa thể nhận ra toàn bộ chiều sâu của những vấn đề mà họ gặp phải. Không thể xem xét những chi phí của Nga một cách tách biệt với việc thực hiện các nhiệm vụ phía trước. Và quan trọng nhất, việc này đang mang lại kết quả cho Nga. Một thực tế rất quan trọng là Nga đã phát triển các lãnh thổ mới. Vào năm 2023, đóng góp của các vùng lãnh thổ mới vào GDP của Nga sẽ là khoảng 1,5% GDP. Không khó để nhận định rằng đóng góp này vào GDP của Nga sẽ tăng lên đáng kể theo thời gian. Vì vậy, chi phí của Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ được hoàn ứng khá nhanh. Còn chi phí của của NATO và phương Tây? Khá mờ mịt.

Không kém phần quan trọng là tác động của các sự kiện khác đang diễn ra do tác động của chính Chiến dịch quân sự đặc biệt. Ví dụ, các hoạt động quân sự-chính trị của Nga ở Syria đã mang lại sự tôn trọng của thế giới Ả Rập. Và sự tôn trọng này đã nhanh chóng được cụ thể hóa thành các dự án và những giải pháp ngoại giao có lợi cho nước Nga. Sự hợp tác tích cực với các nước Ả Rập đã giúp Nga có thể đối phó hiệu quả với các biện pháp trừng phạt của phương Tây trong lĩnh vực tài nguyên năng lượng. Trong khi đó, phương Tây không những không nhận được bất kỳ khoản cổ tức nào từ “các khoản đầu tư” của mình, mà ngược lại, họ đang đánh mất vị thế của mình trong thế giới Ả Rập.

Vì vậy, sốc và thất vọng ở phương Tây là điều dễ hiểu. Trong khi Nga không những không quá căng thẳng với Chiến dịch quân sự đặc biệt và các biện pháp trừng phạt, mà còn biến nó thành những nguồn thu và mở ra nhiều cơ hội mới, thì chính phương Tây lại đang đi dần vào ngõ cụt.

Theo HÀ HUY THÀNH / NƯỚC NGA TRẺ FACEBOOK 

Tags: , ,