‘Lời tiên tri’ của Karl Marx về cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế những năm 2000

Chính Marx đã mô tả hết sức chính xác diễn tiến của các cuộc khủng hoảng vừa diễn ra, mà ngày nay đọc lại, ta tưởng như Marx đang sống đâu đó ngay cạnh chúng ta.

‘Lời tiên tri’ của Karl Marx về cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế những năm 2000

Quan sát sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của tầng lớp trí thức của đất nước, thì thấy có một xu hướng là chạy theo các lý thuyết phương Tây, kèm thêm một chút triết lý phương Đông cổ điển. Điều này dĩ nhiên là tốt, vì nó giúp lấp dần lỗ hổng to lớn về tri thức chung của nhân loại. Nhưng, có vẻ như chúng ta đang quá tôn sùng các lý thuyết kinh tế học Tây phương (trong khi chưa chắc đã hiểu đến nơi đến chốn vì mới chỉ chập chững làm quen với kinh tế thị trường ở dạng sơ khai nhất), mà coi nhẹ môn kinh tế chính trị. Có lẽ không thừa khi nhắc lại sự khác biệt cơ bản giữa hai môn đó. Các lý thuyết kinh tế học thực chất chỉ nghiên cứu các biểu hiện bề mặt của nền kinh tế, kể cả vi mô lẫn vĩ mô, trong khi môn kinh tế chính trị đặc biệt là học thuyết của K. Marx, nghiên cứu bản chất của các hiện tượng đó, tức là các mối quan hệ thực sự bị che khuất dưới các biểu hiện muôn hình muôn vẻ của nền kinh tế từ đó vạch ra các quy luật vận động của cả phương thức sản xuất.

Có thể lấy ngay vấn đề nóng bỏng là cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu làm ví dụ. Khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở Mỹ, như tiếng sấm giữa trời quang, tất cả mọi người đều choáng váng, ngơ ngác hỏi nhau: tại sao, tại sao? Tại sao không thấy vị kinh tế gia nào, kể cả các Nobel kinh tế, lên tiếng cảnh báo trước và một cuộc đại khủng hoảng như thế? Không lẽ một cuộc khủng hoảng kinh khiếp như vậy mà lại không hề có một dấu hiệu nào báo trước? Chỉ ít lâu trước khủng hoảng, các quỹ đầu tư còn đang rất phấn khởi về kết quả kinh doanh của mình đó thôi. Như Goldman Sachs chẳng hạn, năm 2006 chia thưởng cho nhân viên cả mấy tỷ đô la, và không hề có chút nghi ngờ gì về đám mây đen phía chân trời đang sắp kéo đến. Ấy thế nhưng, chính Marx đã mô tả hết sức chính xác diễn tiến của các cuộc khủng hoảng, mà ngày nay đọc lại, ta tưởng như Marx đang sống đâu đó ngay cạnh chúng ta.

Ví dụ, Marx viết:

“Việc cho nhau vay giữa các nhà công nghiệp và thương nhân lại kết hợp với những khoản mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho họ vay, để đổi lấy các kỳ phiếu. Vì các kỳ phiếu chỉ đơn thuần là những kỳ phiếu ảo, và vì các giao dịch về hàng hóa chỉ nhằm độc có mục đích tạo ra các kỳ phiếu, cho nên toàn bộ quá trình đã trở nên rắc rối tới mức cái vẻ bề ngoài tường như công việc kinh doanh vẫn diễn ra rất vững chắc và vẫn thu hồi được tư bản về một cách liên tiếp – cái vẻ bề ngoài đó vẫn có thể được duy trì một cách yên ổn trong một thời gian dài, nhưng thực ra thì đã từ rất lâu, những khoản thu tiền về này chỉ được thực hiện một phần bằng cách đập vào lưng những người cho vay tiền bị lừa gạt, hay những người sản xuất bị lừa gạt. Thành thử chính ngay trước khi bị phá sản, công việc kinh doanh luôn luôn có cái vẻ hầu như vẫn quá ư lành mạnh, cho tới khi đột nhiên bị phá sản” (Tư bản, quyển 111, chương XXX)

Marx không chỉ mô tả hiện tượng mà còn lý giải hết sức sâu sắc nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng, vì sao người ta lại không nhận biết được dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng sắp nổ ra, và rồi sau cuộc khủng hoảng mọi sự sẽ diễn biến tiếp như thế nào v.v… Ta thử xem qua một vài đoạn ngắn:

“Chứng khoán, với tư cách là bản sao của tư bản thực tế, chỉ là tư bản giả, ảo tưởng, tuy cũng được mua bán như hàng hóa. Giá trị của chúng có thể tăng hay giảm hoàn toàn độc lập với sự vận động của tư bản thực mà chúng đại biểu. Như vậy, cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì của cải tưởng tượng ấy cũng tăng lên do sự tăng giá trị của chứng khoán…

… Trong chừng mực mà sự mất giá của các chứng khoán không biểu hiện sự đình trệ thật sự của nền sản xuất, thì sự tan vỡ của các bong bóng xà phòng này, chứa đầy tư bản tiền tệ danh nghĩa, cũng không làm cho quốc gia nghèo bớt đi một đồng xu nào cả. Tuy nhiên, sự mất giá của các chứng khoán có giá trong thời kỳ khủng hoảng là một phương tiện mạnh nhất để tập trung tài sản bằng tiền…

… Trong một chế độ mà sản xuất chủ yếu dựa trên tín dụng, chừng nào quá trình tái sản xuất vẫn diễn ra liên tục và việc tư bản quay về được đảm bảo thì tín dụng vẫn được duy trì và mở rộng. Nhưng nếu xây ra một sự đình trệ, do việc tư bản quay về bị chậm lại, do thị trường bị tràn ứ do giá cả sụt xuống, thì sẽ nổ ra khủng hoảng. Hàng hóa không bán được, tư bản cố định thông sử dụng được, tín dụng bị co hẹp. Kết quả là nảy ra hiện tượng khan hiếm tín dụng.

Nếu đột nhiên tín dụng bị đình chỉ và chỉ những việc thanh toán bằng tiền mặt mới có hiệu lực, thì ở đó hiển nhiên phải xảy ra khủng hoảng và tình trạng xô đẩy nhau chạy theo các phương tiện thanh toán. Cho nên mới thoạt nhìn thì toàn bộ cuộc khủng hoảng có vẻ chỉ là một cuộc khủng hoảng tín dụng và tiền tệ. Và thật vậy, vấn đề chỉ là làm sao biến được các kỳ phiếu thành tiền. Nhưng đại bộ phận các kỳ phiếu đó đều đại biểu cho các việc mua bán mà khối lượng vượt rất xa các nhu cầu của xã hội, thành thử chính điều đó lại là cơ sở của toàn bộ cuộc khủng hoảng.

Về xuất khẩu và nhập khẩu, tất cả các nước đều bị lôi cuốn vào cuộc khủng hoảng. Và khi ấy, người ta nhận thấy là trụ một số ít trường hợp ngoại lệ ra, tất cả các nước đều đã xuất khẩu quá nhiều (tức là sản xuất quá nhiều) và nhập khẩu quá nhiều (tức là buôn bán quá nhiều), thành thử bảng cân đối thanh toán đều bất lợi đối với tất cả các nước… Nghĩa là đã có một tình trạng sản xuất thừa mà tín dụng đã góp phần vào, và có tình trạng giá cả cao vọt lên một cách phổ biến, đi kèm với tín dụng mở rộng quá mức ở tất cả các nước…” (Tư bản, quyển 111, chương XXX).

Cứ như thể ta đang đọc bản tường thuật cuộc khủng hoảng 2008 vậy! Cho nên, với những ai đã chịu khó bỏ công đọc bộ Tư bản thì nói chung không cảm thấy bất ngờ về cuộc khủng hoảng vừa rồi, và ở mức độ nào đó còn biết khá rõ nguyên nhân sâu xa của nó mà không cần chờ tới các phân tích của các kinh tế gia hiện đại, thường là khá hời hợt nếu đem so với các phân tích của Marx từ cách đây một thế kỷ rưỡi.

Dĩ nhiên các lý thuyết kinh tế học hiện đại có 19 giá trị riêng của chúng, và cần tiếp thu để phục vụ cho khát khao làm giàu của bản thân hoặc lớn lao hơn thì là sự nghiệp xây dựng đất nước. Tuy nhiên sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu hoàn toàn bỏ qua các vấn đề lý luận kinh tế chính trị, vốn là nền tảng của khoa kinh tế học. Nhiều vấn đề không thể lý giải nếu chỉ dựa trên kinh tế học thông thường. Rất tiếc là thời gian gần đây ở ta hầu như vắng bóng các công trình nghiên cứu có giá trị về kinh tế chính trị học.

Một trong những lý do khiến người ta không thích thú nghiên cứu học thuyết của Marx, và hơn thế, nhiều người còn lớn tiếng chê bai Marx – nhất là những người chưa đọc Marx bao giờ – là vì như viện sĩ David Rosenberg (Liên Xô) đã cảnh báo rất chính xác trong cuốn sách do ông viết cách đây hơn bảy thập kỷ để giới thiệu bộ “Tư bản”, người ta đã nhiễm tác phong đơn giản hóa và tầm thường hóa không tránh khỏi khi tìm hiểu học thuyết của Marx qua những bàn tay thứ hai, tức qua các sách phổ thông. Mặc dù Liên Xô khi đó rất tự hào là môn kinh tế chính trị Marxist được dạy trong tất cả các loại trường, nhưng chính điều đó đã làm nảy sinh một nguy cơ nghiêm trọng. Đó là nguy cơ “đóng khuôn” các tư tưởng của bộ “Tư bản”, biến những tư tưởng đó thành các đồng tiền đúc sẵn lưu thông dễ dàng và những đồng tiền này sẽ bị hao mòn và giảm giá trị nhanh chóng. Lời cảnh báo của ông ngay sau đó đã thành sự thực…

Theo NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Tags: , , , ,