Từ địa lý, văn hóa, lịch sử đến vòng xoáy bất ốn chính trị của Afghanistan

Afghanistan là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, tùy theo trường hợp nước này có thể bị coi là thuộc Trung và/hay Nam Á cũng như Trung Đông.

Về mặt tôn giáo, ngôn ngữ, dân tộc và địa lý nước này có quan hệ với hầu hết các quốc gia láng giềng. Afghanistan có đường biên giới dài với Pakistan ở phía nam và phía đông, Iran ở phía tây, Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan ở phía bắc, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở khu vực viễn đông bắc. Cái tên Afghanistan có nghĩa “Vùng đất của người Afghan”.Afghanistan bao gồm nhiều nhóm sắc tộc, và nằm ở ngã tư đường giữa Đông và Tây. Nước này từng là một trung tâm thương mại và di cư cổ đại. Vùng này cũng đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và chinh phục, gồm cả từ Đế quốc Ba Tư, Alexandros Đại đế, người Ả Rập Hồi giáo, các dân tộc người Turk và những người du mục Mông Cổ, Đế quốc Anh, Liên bang Xô Viết và cả Mỹ.

Trong một quốc gia như Afghanistan, nơi mà ý niệm quốc gia được hình thành mới đây, đất nước được coi như cái gì đó nằm bên ngoài xã hội và nơi lòng trung thành phục vụ của dân chúng chủ yếu hướng về cộng đồng địa phương, điều duy nhất mà dân Afghanistan chia sẻ chung là đạo Hồi.

Afghanistan có thể phân loại về mặt địa lý như là một vùng sa mạc có núi non, rải rác khắp nơi có những thung lũng màu mỡ cách biệt, những lưu vực sông và những ốc đảo. Nó trải dài về phía Ðông từ những bình nguyên Ba-tư bao la và sáp nhập vào những chân núi của rặng Hy-mã-lạp-sơn, nó lên tới độ cao 7470 m để chia cắt Tajikistan từ Pakistan và vươn tới phía Bắc Trung Hoa. Về phía Bắc của rặng này, được biết đến với cái tên Hindu Kush, là điểm bắt đầu của những bình nguyên chạy qua biên giới Afghanistan ở con sông Amu Darya và kéo dài ra hàng ngàn dặm dọc theo vùng Trung Á và từ những thảo nguyên của Nga đến Bắc cực. Về phía Nam của rặng Hindu Kush là vùng sa mạc lạnh lẻo, hoang vắng có gió thổi nhiều, vùng sa mạc này chạy qua Pakistan tới Ấn độ dương. Những bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng người trong vùng này trồng lúa mì và lúa mạch cùng nuôi cừu và dê trên đồng cỏ ở những chân núi của dãy Hindu Kush vào khoảng 9000 cho đến 10000 năm trước đây. Nó cũng nói lên chuyện có thể có một nền văn hóa du mục nằm trên vùng đất rộng hơn về phía Tây và Bắc.

Nền kinh tế phần lớn dựa vào nền canh nông nuôi sống dân, với lúa mì được trồng tỉa bằng cách tưới bón là vụ mùa chính. Còn lúa mì và lúa mạch dùng nước mưa để tưới được trồng trên những vùng đất khó trồng trọt. Cuộc chiến tranh đã dẫn đến sự bỏ quên hay phá hoại nhiều công trình thủy lợi dẫn thủy nhập điền mà nền kinh tế nông nghiệp tùy thuộc vào và một số lớn sự giúp đỡ trong những năm gần đây đều nhắm vào chuyện sửa chữa nói trên. Cho nên những năm sau khi quân Liên Xô rút quân đã chứng kiến chuyện tái lập hữu hiệu nền kinh tế căn bản, và mọi người trở lại những làng thôn của họ sau khi đi lưu đày ngoài hay trong nước. Tiến trình tái xây dựng đã được hỗ trợ bởi nhiều nguồn tài trợ và những kỹ thuật chuyên môn được cung cấp bởi những cơ quan thiện nguyện. Nền kinh tế ở thôn quê cũng đã chứng tỏ sự tiến bộ, ít nhất là ở miền Nam và Tây của đất nước, nhưng phần lớn miền Bắc đã lộ rõ tình hình ngày càng tệ hại.

Vài vùng tương đối tốt đẹp hơn những vùng khác. Chẳng hạn như vùng chung quanh Jalalabad, có thể sản xuất nhiều loại trái cây và rau. Thêm vào đó, vùng đất này cũng được biết đến về sản phẩm nha phiến. Vùng Helmand là một vùng trồng nha phiến chính khác, cung cấp một phần tư nhu cầu sản lượng nha phiến toàn thế giới. Jalalabad cũng là một nơi nổi bật với con đường đổi chác chính và hoạt động như là một trung tâm của mạng lưới buôn lậu ma túy được tổ chức rất kỹ lưỡng. Ngược lại, những thung lũng bên sông của vùng trung tâm và Ðông Bắc Afghanistan, dọc chiều dài của dãy Hindu Kush, người dân khó khăn lắm mới sống nổi và có một lịch sử về chuyện chết đói, có nhiều trận đói xảy ra với mức độ nghiêm trọng.

Chiến tranh đã tạo ra sự tăng trưởng quá mức của vùng trung tâm đô thị Afghanistan khi phần lớn dân số bị bắt buộc phải dọn đến định cư ở những thành phố và đô thị với cố gắng sẽ sống còn về mặt kinh tế. Những sự trợ cấp được cung ứng bởi Liên Xô giữ cho nền kinh tế đô thị tương đối sống còn một cách tương đối cho đến năm 1992, nhưng rồi tình hình ngày càng đi xuống đều đều. Có một phương thức mà nhiều gia đình làm là dần dần bán đi những tài sản của họ qua năm tháng và nhiều gia đình khác đang đối diện với cảnh khốn cùng. Nền kinh tế thành thị luôn tùy thuộc nhiều vào những hàng quán nhỏ và chuyện đổi chác trên đường phố, cả hai điều này đều dễ dẫn đến sự bất ổn hay sợ bị bắt.

Dân chúng Afghanistan là sắc dân có sự hỗn hợp giữa tôn giáo và ngôn ngữ. Nhóm sắc dân chủ yếu Pushtuns cư trú khắp vùng miền Nam theo hình vòng cung bao quanh vùng Hazara ở vùng trung tâm Afghanistan. Có nhiều dân Pushtuns ở bên phía Pakistan nằm bên kia biên giới, nằm trong tỉnh Tây-Bắc ở biên giới, nằm bên phía Afghanistan. Dân Pushtuns có một ngôn ngữ rõ rệt là Pashto, vốn có sự khác biệt rõ ràng từ tiếng Dari, một thổ ngữ của tiếng Ba-tư được nói ở những phần đất khác trong nước.

Ở phía Bắc của đất nước có ba nhóm sắc dân chính, vốn nối với những người khác có chung liên hệ chủng tộc ở Trung Á. Số dân ít người thuộc sắc dân Thổ ở tỉnh Badghis do đó cũng có liên hệ tới dân Turkmenistan, thuộc sắc dân Uzbek đông hơn ở miền Bắc vùng trung tâm, chính yếu ở vùng Mazar, cho tới nước Uzbekistan, và giống dân Tajiks ở phía Ðông Bắc Afghanistan kéo dài tới Tajikistan. Nhóm sắc dân Uzbeks và nhóm Turkomans nguyên thủy là người Thổ và Thổ nhĩ kỳ đã tỏ bày thái độ lưu tâm đến họ mới đây, đó là những tham vọng của sắc dân Thổ ở Trung Á. Còn thêm một sắc dân nữa là giống người Baluch được nhận ra ở góc vùng Tây Bắc của Afghanistan, họ là một phần của dân số ngày càng tăng trưởng ở cả hai phía biên giới Pakistan và Iran.

Phái Si của Hồi giáo có một niềm tin vững mạnh nhưng có hai chi nhánh phụ thuộc rõ ràng: nhóm Hazaras ở vùng trung tâm Afghanistan,họ có một lịch sử bị chèn ép về chính trị lẫn kinh tế, và nhóm Ismailis của vùng Tây Bắc Afghanistan. 80 % dân số là những người phái Si và 20 % là những người phụ thuộc.

Nền văn hóa quốc gia khá hỗn hợp. Nhóm Pushtuns theo hình thái bộ tộc và có truyền thống cao, với những lễ nghi rõ ràng dành cho quan hệ đối đãi trong gia đình và với những người ngoài bộ tộc. Hệ thống liên ứng dùng để quyết định vấn đề mang tính chất Afghanistan được đặc biệt công bố trong những khu vực người Pushtuns. Hệ thống địa phương, được biết đến với cái tên Jirgas, vốn được tìm thấy trong tinh thần văn hóa Pushtuns đã đóng một vai trò quan trọng trong chuyện duy trì cơ cấu, giềng mối xã hội. Nhóm Shuras, vốn hiện diện ở những vùng khác trong nước Afghanistan, thì lại càng lỏng lẻo nhiều hơn nữa.

Số dân Hazara theo đạo Si ở vùng trung tâm Afghanistan cũng có thể coi là nhóm bảo thủ, nhưng nguyên tắc xã giao không quá khe khắt như nhóm Pushtun ở miền Nam.Thêm vào đó còn có lý do xã hội vẫn còn khuynh hướng thứ bậc, tôn ti và theo chủ nghĩa cá nhân. Không có chuyện gì gọi là bất bình thường khi đàn bà tự mình nuôi dưỡng con trong một hệ thống xã hội mà gia đình đa số còn sống theo kiểu quây quần bên nhau chứ không theo kiểu mở rộng ra. Tương tự như thế , ở vùng Herat về phía Tây Bắc, dân số trước chiến tranh được ghi nhận là rất hay di chuyển khi những gia đình sống bên nhau di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác để kiếm việc làm. Ở Mazar, dân chúng ở vùng này mang tính chất thành thị nhiều hơn nữa và có thể coi như có nhiều điểm tương đồng với những khu vực sống bên trong thành thị mang nhiều tính chất Tây phương hơn là cách sống cổ truyền ở phía Nam. Tuy nhiên, những khu vực đồng quê chung quanh nó không hẳn là kém bảo thủ hơn vùng của người Pushtuns, dù họ thiếu sự gắn bó kết hợp thường hiện diện ở những vùng dân Pushtuns cư trú. Cho nên chuyện khu vực vỡ thành từng mảnh là chuyện dễ dàng hơn là trở thành nhiều thành phần chống đối nhau trong sự liên kết có biến đổi.

Thủ đô Kabul cũng bao lần thay đổi bộ mặt khi thành phố này theo phong trào hiện đại hóa, rồi lại theo khuynh hướng bảo thủ quá độ, nó bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cấp tiến trong thập niên 1960, theo đuổi hình thái bên ngoài của chủ nghĩa xã hội theo kiểu Liên Xô và chứng kiến tầng lớp trí thức cấp tiến khá đông đảo rời đất nước, đầu tiên là trước sự lên nắm quyền của Ðảng Dân chủ Nhân Dân Afghanistan ( PDPA), chính phủ kháng chiến Mujahidin từ năm 1992- 1996, và mới đây, là chính phủ Taliban. Dân chúng đổ nhiều vào thủ đô do hậu quả của chiến tranh nên thủ đô Kabul giờ đây có tính chất thôn dã nhiều hơn là thành thị.

Thật là khó mà quyết định người Afghanistan sống thích hợp hơn với vùng Trung Á, vùng lục địa nhỏ Ấn độ hay vùng Trung Ðông. Nền văn hóa bộ tộc của dân Pushtuns chứa nhiều điểm tương đồng của những vùng trên của bán đảo Ả rập, rồi đến chế độ cấm cung mang tính chất xã hội Hồi giáo của vùng Á châu cũng là bằng chứng bổ túc thêm. Sự bí ẩn được giải đáp ổn thỏa bởi sự va chạm thuộc nhiều nền văn hóa nằm ở Afghanistan trong cuộc xung đột theo sau sự đóng quân của Liên Xô. Không ai là không bị ảnh hưởng bởi sự xung đột, nhưng có người bị bi thảm hơn người khác. Hơn sáu triệu người sống kiếp lưu vong, đa số đi tới Iran và Pakistan nhưng cũng có nhiều người đến Âu châu, Bắc Mỹ và Ấn độ. Có nhiều dân cư bị dời chỗ khắp nơi trong nước, nhiều người phải sống trong những hang động trong chiến tranh, nhiều người khác tìm chỗ trú ẩn ở những thành thị hay ở những vùng khác trong nước. Kiếp sống lưu vong làm cho nhiều người có dịp nhìn thấy nhiều nền văn hóa khác nhưng đồng thời nó cũng làm tăng sức đề kháng của người dân trước ảnh hưởng của bên ngoài vào trong nước. Vì thế những người đàn bà lưu vong còn bị kiềm chế trong sự di chuyển nhiều hơn quy tắc trong nước Afghanistan. Thật là hợp lý hơn nếu coi Afghanistan là một nơi có nhiều sự phức tạp lớn lao vốn tùy thuộc vào tình trạng thay đổi liên tục thường xuyên trong suốt lịch sử hơn là nhìn nó như là bị vướng trong một khoảng thời gian trật đường rầy, với đời sống tiếp tục trôi như nó vẫn xảy ra.

Về phương diện lịch sử, Afghanistan đã dính líu không rời ra được với Iran và vùng Trung Á vì vị trí đắc địa của nó nằm trên con đường đổi chác cổ xưa giữa Aâu châu và Trung Hoa, với sự thịnh vượng của lục địa Ấn độ đã nối với những người Afghanistan theo từng thời kỳ. Cho tới bây giờ nước Afghanistan luôn luôn là cái gì đó xa cách với những quốc gia láng giềng, dân số thì giấu kín trong những thung lũng cách biệt, họ bảo vệ nền độc lập của họ một cách mãnh liệt, về một mức độ nào đó, tùy thuộc vào sự trao đổi do thế giới bên ngoài tạo ra. Ðịa lý của nước Afghanistan đã làm cho nó trở nên một trung tâm lý tưởng cho chuyện buôn lậu, với những dãy biên giới không thể nào kiểm tra hữu hiệu được. Nó có cả phía bên ngoài chào đón cũng như cản trở, đón nhận với sự ngọt ngào và lịch sự theo một luật lệ mến khách trong lúc cũng dùng chính luật lệ ấy để giữ khoảng cách với họ. Trước chiến tranh, thật là chuyện bình thường đối với những viên chức chính phủ khi họ thăm viếng những vùng quê xa xôi và được tiếp đón nồng hậu và gần như bị giữ lại như là khách để giảm thiểu tối đa những tin tức mà họ muốn thâu lượm về chuyện thuế má. Những sự nghi ngờ thì đầy rẫy và tin đồn mạnh mẽ vô cùng.

Sự đề cập đến vùng đất mang tên Afghanistan ngày này xảy trong những sách kinh về thần lửa được lưu lại từ thời vua Cyrus đại đế (530 trước công nguyên), vốn là người đề cao thần lửa trong đế quốc Hy lạp. Vua Darius đại đế (550- 486 trước công nguyên) mở rộng thêm bờ cõi, và ở thời điểm cao nhất, kéo dài từ phía Bắc Phi châu đến con sông Indus và bao gồm toàn thể vùng ven biển hiện nay nằm trên nước Pakistan phía Nam Afghanistan. Những tỉnh thành chấp nhận trung thành với với đế quốc Hy Lạp được thiết lập ở Heart, Balkh, Ghazni và dọc theo bờ sông Kabul từ Kabul đến Peshawar. Người ta kể lại rằng vua Darius gặp nhiều khó khăn thường xuyên trong việc khống chế những vương quốc bộ tộc Afghanistan và phải duy trì những lực lượng đồn trú mạnh trong vùng. Dù thế dân tỉnh Balkh đánh với quân đế quốc Hy lạp khi Alexander đại đế (356- 23 trước công nguyên) lật đổ đế quốc này.

Alexander vào vùng đất hiện nay là Afghanistan vào năm 330 trước công nguyên,sau sự sụp đổ của thủ đô Persepolis ( nằm gần tỉnh Shiraz hiện nay của Iran) và sự ám sát vua Darius đệ tam bởi chính ba thống đốc của ông. Ðại đế Alexander xây dựng một thành phố gần Heart và tiếp tục xây dựng nên những thành phố khác trên đường tiến tới của ông, dù gặp sự kháng cự mãnh liệt của những cấp lãnh đạo bộ tộc. Ðường tiến quân đã đưa ông đi từ miền Nam Heart tới Baluchistan và rồi từ miền Ðông dọc theo sông Helmand và Arghandab tới Ghazni. Từ đây, ông đi về hướng Bắc với quân đội của ông tới chỗ hợp lưu của hai con sông Ghorband và Panjshir, nằm chừng 50 km phía Bắc Kabul ngày nay. Dù trong thời tiết lạnh giá, quân đội của ông vượt qua Hindu Kush vào mùa xuân năm 329. Rồi đoàn quân tiến nhanh về hướng Bắc tới con sông Oxus (nay gọi là Amu Darya), nằm gần tỉnh Kunduz ngày nay, rồi tấn công vào lực lượng kháng cự, đẩy họ ra khỏi căn cứ ở vùng Balkh, vốn ngày nay vẫn còn tồn tại và nằm về phía Tây của tỉnh Mazar-i –Sharif. Rồi quân đội Alexander vượt qua Oxus và bắt giữ Marcanda (Samarkand).

Hai năm sau, sau những chiến thắng quân sự đầy cam go ở Trung Á, lực lượng còn lại của ông đi về hướng Nam xuyên qua Bamyan và thung lũng Ghorband tiến tới hướng Tây để tới vùng đất hiện nay là quốc gia Pakistan. Ðụng độ với quân kháng chiến, ông bắt buộc phải từ bỏ những tham vọng bành trướng lãnh thổ và mất một thời gian dài mới ø dẫn quân rút về được Babylon, ông qua đời ở đây vào năm 323 trước công nguyên, để lại đế quốc vỡ vụn của ông cho đám thực dân Hy lạp, và nhóm thực dân này còn cầm quyền, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong hơn hai thế kỷ nữa.

Thế kỷ thứ nhất và thứ hai đầu công nguyên đã chứng kiến sự phát triển của con đường lụa nổi tiếng (the famous Silk Route) nằm giữa đế quốc La mã và Trung hoa. Tỉnh Balkh là một điểm quan trọng trên đường này và có một con đường thứ hai băng qua Bamyan, Bagram và từ Jalalabad đến Aán độ. Trung hoa xuất cảng lụa và Ấn độ cung cấp vải bông sợi, gia vị, ngà voi và đá quý. Vùng Trung Á, bao gồm Afghanistan, xuất cảng đá quý Ruby, ngọc chạm trổ, bạc và ngọc lam. Triều đại Kushan đã tạo ra được sự ổn định cần thiết, triều đại này bắt nguồn từ những người du mục ở Trung Á và cai trị từ vùng thung lũng Indus phía dưới tới biên giới Iran và từ vùng Sinkiang của Trung Hoa đến vùng biển Caspian và vùng biển nước mặn phía Tây Nam Nga sô. Tuy nhiên sự ổn định này biến mất sau khi vương quốc Kushan bị bắt bởi triều đại Ba-tư thờ thần lửa được biết đến với cái tên Sasanians, cầm quyền từ năm 224 đến 651 sau công nguyên trên một vùng đất mà ngày nay là các nước Iraq, Iran, Afghanistan và vùng miền Nam Trung Á.

Triều đại Sasanian nắm giữ vương quốc Kushan nhưng chưa bao giờ tỏ ra mình mạnh mẽ và có những nguyên tắc chính là nó vỡ ra, cuối cùng nó bị nhóm Hephthalite Huns khống chế dễ dàng, nhóm này xâm lăng từ vùng Trung Á trong khoảng cuối thế kỷ thứ 5. Ðế quốc Hephthalite trải dài từ vùng Sinkiang của Trung Hoa đến Iran và từ vùng Trung Á đến Punjab nhưng nó cũng không duy trì được sức mạnh. Rồi cũng tới lúc nó bị nhóm Sasanian và nhóm người Thổ vùng Bắc đè bẹp vào giữa thế kỷ thứ sáu. Chư hầu của chúng bị mất quyền lực vào tay những tên xâm lược Ả rập, những tên này mang theo thông điệp của đạo Hồi di khắp nơi vào đầu thế kỷ thứ bảy, và đến Kandahar vào những năm 699- 700 tây lịch. Tuy nhiên, lãnh thổ Afghanistan lại bị phân chia một lần nữa, với triều đại Hindu Shahi đóng đô ở Kabul nắm kiểm soát phần lớn miền Ðông Afghanistan, trong khi chư hầu của Ummayad Caliphs đóng ở Damascus, cho đến thế kỷ thứ 10 và 11 tây lịch.

Một sức mạnh mới tiến vào Afghanistan vào cuối thế kỷ thứ 10, sức mạnh này là của người Thổ từ miền Bắc. Họ thiết lập triều đại Ghaznavid, vốn trị vì từ năm 977 đến 1186, dần dần chinh phục vùng Tây Bắc Ấn độ và vùng Punjab cùng một phần lớn đất Iran, bao gồm vùng Isfahan. Thời đại Ghaznavid chứng kiến rõ ràng một số đông người Hindu ở Tây Bắc Ấn độ đổi đạo sang Hồi giáo. Thủ đô của vương quốc này là Ghazni, là trung tâm của giới trí thức và nghệ thuật tuyệt vời. Vương quốc này suy sụp dần sau cái chết của cột trụ chính của triều đại là Yamin Mahmud vào năm 1030.

Tuy nhiên chính Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, 1162- 1227) là người không những phá hủy những yếu tố của nền văn minh này mà còn nhiều nền văn minh khác trong những vùng khác rộng lớn hơn thông qua một cơn lốc tàn phá tàn bạo, khởi đầu từ quê hương Mông cổ của ông và lan dần ra về phía Tây tới phía bờ biển Caspian. Một lần nữa vùng này lại tan nát tơi bời sau khi bị quân đội của Thành Cát Tư Hãn tàn phá.

Một sự kiểm soát thống nhất đạt được dưới sự cai trị của Tamerlane (1336 – 1405), là một người hậu duệ gốc gác Thổ – Mông cổ, có vương quốc kéo dài từ Thổ nhĩ kỳ đến Ấn độ. Những người kế nghiệp ông nâng đỡ cho những ngành nghệ thuật và nhiều công trình cổ xưa hiện diện ở Samarkand và Heart, bao gồm ngôi đền ngày thứ sáu ở Heart, ngôi đền của Gơhar Shad và những tháp đứng ở cửa vào thành phố. Vào thời kỳ Timurid, nghĩa là thời kỳ trị vì của Tamerlane và những người kế vị được biết, kéo dài đến năm 1506. Cho tới đoạn cuối giai đoạn này, khi thành phố Heart là thủ đô của vương quốc này, thi ca và ngành họa được thăng tiến dồi dào.

Thừa hưởng di sản để lại của triều đại Timurid, người Afghanistan bị phân chia giữa đế quốc Mông cổ và Safavid. Người cai trị Mông cổ đầu tiên là Babar, vốn là hậu duệ của cả Tamerlane và Thành Cát Tư Hãn. Khi bị đẩy ra khỏi thung lũng Fergana ở Trung Á bởi dân Uzbeks, ông tiến về phía nam để chiếm Kabul vào năm 1504. Từ đây ông và những người thừa kế chinh phục hầu hết Ấn độ cho đến khi vương quốc này, vốn tạo dựng những công trình nổi tiếng như tòa nhà Taj Mahal, bắt đầu tàn lụi sau cái chết của một vị vua Mông cổ vĩ đại cuối cùng năm 1707.

Ðồng thời với thời gian làm mưa làm gió của đế quốc Mông cổ, triều đại Ba-tư Safavid cai trị Ba-tư và vùng phía Bắc Afghanistan từ năm 1501 đến 1732. Hai đế quốc này đánh nhau để giành lấy sự kiểm soát Kandahar, vốn ở trong tình trạng dao động giữa hai bên. Họ còn phải chiến đấu với phe Uzbeks từ phía Bắc, vốn là phe bị đẩy ra khỏi Heart bởi phe Safavids và từ Badakshan bởi phe Mông cổ. Cuối cùng, vào năm 1648, phe Mông cổ từ bỏ cố gắng giữ phía bắc Afghanistan. Họ còn phải đương đầu với những cuộc nổi loạn từ những bộ tộc người Pushtun, vốn tiếp tục từ năm 1658 đến 1675. Những cuộc nổi loạn tương tự phải chạm trán với phe Safavids ở Kandahar (1711) và Heart (1717).

Vào năm 1719 người lãnh đạo gốc Afghanistan của vùng Kandahar là Mir Mahmoud, khai thác sự yếu kém của đế quốc Safavid bằng cách tiến vào những thành phố Ba-tư ở Kerman, Yazd và Isfahan, và đến năm 1772 thì ông đã chiếm được. Người bà con tên Ashraf của ông, lên ngôi năm 1725, đánh bại quân Ottoman năm 1727 và được người lãnh đạo Ottoman công nhận la vua Shah của Ba-tư. Tuy nhiên ông tiếp tục công nhận vua Sultan của Ottoman như là người lãnh đạo trên danh nghĩa của thế giới Hồi giáo.

Tuy nhiên triều đại Safavids dưới sự cầm quyền của vua Nadir Shah, có thể phục hồi được sự kiểm soát sau khi đánh bại Ashraf về mặt quân sự năm 1729. Trong cuộc mở rộng chính yếu này, đặt trọng tâm ở Afghanistan, cả Mir Mahmoud và Ashraf đều không thể thiết lập sự kiểm soát ở nước Afghanistan ngoài Kandahar, và những gì kiểm soát được bị đe dọa thường xuyên. Phe Safavids tiến tới Herat năm 1732, Kandahar năm 1738 và Lahore cùng Delhi năm 1739. Ðể đền đáp quà cáp rộng rãi , người lãnh đạo Safavid là Nadir Shah, cho phép người Mông cổ giữ lại sự kiểm soát Delhi và trở về phía Tây để chiếm Samarkand, Bukhara và Khiva ở Trung Á, để cuối cùng sắp đặt cho xong ở Mashhad.

Khi Nadir Shah bị ám sát vài năm sau đó; đây là lúc một người lãnh đạo Afghanistan là Ahmed Shah Durrani lên nắm giữ quyền lực. Từ lúc được chọn lựa làm lãnh tụ bộ tộc Abdali năm 1747, ông di chuyển từ Kandahar để chiếm lấy Ghazni, Kabul và Peshăar trước khi tính chuyện chiếm Delhi. Bị sự kháng cự từ một lực lượng Mông cổ mạnh hơn, ông phải thối lui về Kandahar. Năm 1748 ông cố gắng một lầm nữa và một thỏa hiệp được đạt tới trong đó người lãnh đạo Mông cổ nhường cho ông một số đất đai nằm ở phía Tây con sông Indus. Ahmed Shah lúc đó mới phóng tầm nhìn đến Heart và Mashhad, và sau khi đạt được mục tiêu của ông, ông nhắm hướng Tây Bắc để tính chiếm những vùng Turkoman, Uxbek, Hazara và Tajik, đó là vùng đất phía bắc Afghanistan bây giờ. Rồi kế đến ông chiếm Kashmir.

Cho đến cuối đời, Ahmed Shah phải đối diện với những vấn đề chồng chất khi ông tranh đấu để giữ vững những thuộc địa chiếm hữu. Theo sau những cuộc nổi dậy của người Sikhs ở Punjab, cuối cùng ông mất đi sự kiểm soát vùng này năm 1767. Ở phía Bắc, ông phải đối phó với sự đe dọa tới những thành phố bị chiếm giữ từ viên thủ lãnh Hồi giáo ở Bukhara, và những lời đe dọa này chỉ được rút lại khi hai bên đồng ý chấp nhận vùng đất Amu Darya như là vùng biên giới nằm giữa những vùng đất kiểm soát của họ. Ðể biểu hiện cho sự đồng ý giữa hai bên, viên thủ lãnh Bukhara trao tặng Ahmed Shah một cái áo choàng nghe nói đã được bận bởi Ðấng tiên tri Mohammad, và Ahmed Shah có một đền thờ xây dựng ở Kandahar để chứa quần áo. Hai thế kỷ sau đó chiếc áo choàng này trước một đám đông bởi người lãnh đạo Taliban là Mullah Omar tại Kandahar.

Ahmed ShaH chết năm 1772 và người con trai kế vị là Timur Shah di chuyển thủ đô về Kabul, sau khi gặp phải những sự căng thẳng ngày càng gia tăng với những người Pushtun địa phương ở Kandahar. Trong hơn năm năm sau đó ông mất đi sự kiểm soát vùng Kashmir và Sind ở miền Ðông, Balkh ở miền Bắc và Khurasan cùng Sistan ở phía tây. Ông còn phải đối diện với lực lượng Uzbek mới từ miền Bắc sau năm 1784 của triều đại Mangit đóng đô ở Bukhara, triều đại này cai trị cho đến năm 1921.

Sự qua đời của Timur Shah năm 1793 báo trước một quãng thời kỳ phân tán dài, chứng kiến sự tranh đua ngày càng gia tăng giữa Nga và đế quốc Anh khi phía này tìm cách chận phía kia tạo lập ảnh hưởng trên khu vực này, bao gồm vài vương quốc khan ở Trung Á. Một lớp viên chức tình báo thường xuyên của Nga và Anh đổ vào vùng này tìm kiếm sự xây dựng liên minh cùng tìm kiếm những con đường khác nhau mà quân đội sau này có thể tiến tới. Một sự thành công sớm về phía người Anh là hiệp ước quốc phòng song phương chống lại Nga và Pháp, ký năm 1809 giữa Shah Shuja, là con của Timur Shah, và một phái đoàn Anh.

Vào năm 1837,viên tướng thống đốc toàn quyền Anh là Lord Auckland, gửi một phái đoàn đến gặp người lãnh đạo lúc đó ở Kabul là Dost Muhammad để khuyến khích ông nên hòa hoãn với lãnh tụ người Sikh là Ranjit Singh (người mà năm 1819 đã bao vây Peshawar, ở về phía Bắc Punjab và Kashmir, kết quả là làm cho Dost Muhammad phải đi đến một cách giải quyết không hữu hiệu lắm là tiến hành chuyện chiến tranh với người Sikhs ), và tái ký kết hiệp ước an ninh hỗ tương ký năm 1809). Tuy nhiên, lúc mà phái đoàn Anh tiếp tục cuộc thảo luận ở Kabul, một đội quân Ba-tư, được những viên chức Nga ủng hộ, tiến quân bao vây Heart, Nga cũng gửi một phái đoàn đến để thảo luận với Dost Muhammad. Dù người lãnh đạo Afghanistan thất bại trong chuyện thỏa hiệp ký kết với Anh hay Nga và cuộc bao vây Heart thất bại, sự hiện diện của Nga đã đánh thức phe diều hâu trong chính phủ Ấn do Anh bảo hộ, vốn là cơ quan quyết định Anh phải tuyệt đối chắc chắn rằng Afghanistan không bị yếu thế trước sự ảnh hưởng hay xâm lăng của Nga.

Năm 1838, Lord Auckland thông báo một lực lượng xâm chiếm sẽ được gửi đến Afghanistan để thiết lập quyền lực cho Shah Shuja,người bị truất phế không lâu sau khi ký hiệp ước quốc phòng hỗ tương năm 1809. Năm sau, quân đội hỗn hợp Anh và Ấn độ tiến vào Afghanistan từ phía Nam và chiếm Kandahar, Dhazni, cùng Kabul. Vỉ nghĩ rằng nghề nghiệp của họ coi như vững vàng, họ tiến hành chuyện đem vợ và con qua cùng với lối sống thực dân mà họ đã phát triển ở Ấn độ, nhưng rồi chỉ sau có hai năm nhân dân quá cay đắng đến độ chín mùi để rồi võ trang nổi dậy. Tình hình tệ hại ngày càng nhanh chóng, Anh đồng ý ký một hiệp ước bảo hộ cho sự thiết lập cai trị ở Kabul của Dost Muhammed. Tuy thế, họ không chờ đợi nổi trong khi một đoàn hộ tống Afghanistan được thành lập để đưa họ an toàn ra khỏi Afghanistan. Những người đàn ông, đàn bà, trẻ con rút lui bị phiền nhiễu khi họ di chuyển trong tuyết dày tháng giêng và hàng ngàn người đã chết, dù từ vết thương của chính họ hay do tiếp xúc với khí hậu khắc nghiệt bên ngoài. Chỉ có một người sống sót duy nhất đi tới Jalalalbad để kể lại những gì đã xảy ra. Một số người sống sót khi bị bắt làm tù binh. Tới tháng tám năm đó, Anh gửi một lực lượng trả thù đến Kabul, gây thêm nhiều thương vong và phá hủy đi những khu phố xưa cổ kính ở Kabul. Rồi sau đó họ rút lui.

Theo sau sự ra đi của người Anh, Dost Muhammad chiếm Mazar-i-Sharif, Kunduz, Badakshan, va Kandahar và có một thời gian chiếm cứ Peshawar. Vào tháng năm 1863,một tháng trước khi chết, ông chiếm thêm Herat để đưa vào vương quốc của ông. Con trai Sher Ali lên kế vị ông và đã cai trị trong một thời gian ngắn cho tới năm 1879, người con trai này cũng bị những anh em tính toán những âm mưu nghiêm trọng nhằm tranh giành ngôi vị của ông.

Trong thời gian này Nga vì quan tâm đến sự can thiệp của Anh ở Afghanistan nên tiến hành chuyện sát nhập những vương quốc khan vùng Trung Á hay điều động họ dưới ảnh hưởng của Nga. Vào năm 1869 khi lãnh tụ vùng Bukhara chấp nhận làm thân phận chư hầu cho Nga, Nga coi như đứng vững trên bờ phía Bắc của sông Amu Darya. Với hiệp ước Âu- Nga năm 1872, Anh và Nga ngầm đồng ý nhận con sông Amu Darya là biên giới phía Bắc của Afghanistan. Năm 1873, dưới áp lực của Anh, Nga đồng ý chuyện thành lập một hành lang đất nhằm chia Nga từ Ấn độ (do Anh bảo hộ ) nằm trong vùng Ðông Bắc Afghanistan. Phe Wakhan của vùng Badakshan do đó đã mang Afghanistan vào thế đối diện mặt đối mặt với Trung Hoa qua trung gian chiều cao của dãy Hy-Mã- Lạp-Sơn.

Vị lãnh đạo Sher Ali của Afghanistan ngày càng trở nên ưu tư về sự tăng tiến đều đều của lực lượng quân sự Nga vào Trung Á và do đó tìm kiếm sự bảo đảm từ phía Anh, mong Anh sẽ cung cấp sự hỗ trợ nếu biên giới phía Bắc bị quân Nga tràn qua. Tuy thế ông từ chối yêu cầu của phía Anh gửi một phái đoàn Âu châu tới Kabul, ông ngại là phía Nga cũng sẽ yêu cầu như vậy. Khi Nga tiến quân vào vùng Khiva và Merv trọng yếu của Trung Á vào năm 1878 để đối phó với sự chiếm đóng quân sự của Anh ở Quetta vào năm 1876 và rút quân ở vùng Dardanelles ở Thổ nhĩ kỳ vốn đang nằm trong tay người Anh, Nga gửi một phái đoàn tới Kabul dù Sher Ali không đồng ý. Phía Anh đòi hỏi là họ cũng muốn được phép có một phái đoàn đóng đô ở Kabul. Sher Ali vì đang đau buồn vì cái chết của con trai nên chậm trễ trong chuyện trả lời. Một phái đoàn Anh được gửi tới nhưng khi bị từ chối không được tiến hành công chuyện ở Kabul, Anh phản ứng bằng cách gửi một lực lượng xâm lăng đến Afghanistan.

Sher Ali di chuyển đến phía Bắc bờ sông Amu Darya và xin phép đi tới St Petersburg ở Nga để tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nga hoàng. Ôâng bị từ khước và chết ở Balkh vào tháng hai năm 1879 trước khi ông về lại Kabul để trình bày vấn đề. Người con trai kế vị Yaqub không đứng trong một tư thế mạnh trước những đòi hỏi của Anh và vào tháng năm 1879 ông đành miễn cưỡng ký Hiệp định Gandamak, giao cho Anh kiểm soát vấn đề đối ngoại của Afghanistan và những đại diện người Anh được phép ở lại Kabul.

Ðại diện đầu tiên của Anh tới Kabul vào tháng bảy năm 1879 và bị ám sát vào tháng chín kế đó. Lực lượng Anh tiến vào Kabul, xúi giục Amir nên từ chức. Vị tư lệnh người Anh là tướng Roberts trở thành người cai trị có quyền thế ở Kabul cho đến tháng bảy năm 1880, trong khi đó một người cháu của Sher Ali là Abdul-Rahman Khan, vốn sống lưu vong trong vòng mười hai năm ở Samarkand và Tashkent, vượt qua sông Amu Darya và tập họp quân sĩ ở phía Bắc Afghanistan đầy đủ để ông tự tấn phong mình là vua nước Afghanistan.

Phía Anh chấp nhận sự lên ngôi của ông và rút khỏi Kabul vào tháng tám năm 1880 do sự thất bại vào cuối tháng bảy của một lực lượng Anh tại Maiwand gần Kandahar. Tướng Roberts ở Kabul tập hợp một đạo quân hùng hậu để vào Kandahar lật ngược thế cờ. Dù thành công, Anh không muốn ở lại. Một chính phủ cấp tiến ở Anh dưới sự lãnh đạo của Gladstone đã lên nắm quyền vào tháng tư năm 1880 và thiếu sự nhiệt tình thua chính phủ trước trong vấn đề can thiệp của Anh vào Afghanistan, đã quyết định là lực lượng Anh nên rút khỏi quốc gia này.

Tuy thế chính quyền Anh cung cấp sự hỗ trợ về tài chánh và quân sự cho Abdur-Rahman, ông mới lên ngôi nên phải đối diện với sự chống đối từ bên trong. Với sự kiểm soát của ông không vượt ra ngoài quá Kabul, ông tính toán sẽ chinh phục tất cả những đất đai nằm giữa ảnh hưởng của người Nga, Anh và Ba-tư. Ðến năm 1896 ông thành đạt được ý nguyện, ông còn tiến sâu hơn vào những vùng xa xôi như Hazarajat. Ôâng còn phải đối phó với những người chống đối trong bộ tộc Pushtun ở miền Nam bằng cách bắt buộc họ dời đổi đến vùng phía Bắc Hindu Kush. Ở đây họ đại diện, và tiếp tục đại diện cho phe Pushtun giữa những sắc dân Turkoman, Uzbek, Hazara và Tajik, một yếu tố tạo thế vững mạnh cho phe Taliban ở miền Bắc.

Dù có những liên hệ của ông với chính phủ Anh, Abdur-Rahman thận trọng không muốn làm mất lòng sự thiết lập tôn giáo của phe Ulema ( là những người đàn ông học hỏi tôn giáo thuần thành vốn diễn dịch luật lệ của Shari) và phe Mullahs ( những người cầu nguyện truyền thống) bằng cách cho phép những ảnh hưởng Tây phương luồn lách một cách rón rén vào Afghanistan chứ không cho vào một cách ồ ạt. Tuy thế ông đoan chắc rằng những phe trên không thể làm mưa làm gió trong bộ máy nhà nước.

Sự căng thẳng liên tục giữa Nga và Anh cuối cùng đi đến những sự thảo hiệp trong năm 1891 và 1895- 1896 để điều chỉnh lại tình hình những biên giới phía Bắc của Afghanistan. Ðường ranh Durand, được chấp nhận năm 1893, phác họa ra một biên giới giữa Afghanistan và Ấn độ của người Anh, đã có hiệu quả là cắt số dân Pushtun ra làm hai.

Abdur-Rahman mất năm 1901 và được người con trai đầu tên Habibullah kế vị. Trong khi Abdur-Rahman đã theo đuổi một chính sách kiểm soát đối với những lãnh tụ tôn giáo thì Habibullah cho phép họ sử dụng quyền hành ở mức độ quốc gia và có một ảnh hưởng ro õràng vào chính sách nhà nước. Ðồng thời ông cho phép bắt đầu một cuộc cải tổ, được bày tỏ rõ ràng trong tờ bán nguyệt san Seraj Al- Akbar của Mahmud Tarzi. Nó tấn công cả đế quốc Ââu châu và sự chống đối thay đổi của giới lãnh đạo tôn giáo, thách thức cái ý tưởng cho rằng thế giới Hồi giáo không có gì để học hỏi từ Tây phương. Habibullah được đặc biệt chú ý vì thành công của ông trong chuyện giữ cho Anh và Nga không lại gần quá và quyết tâm duy trì sự độc lập và trung lập của Afghanistan, dù trong thời kỳ Thế chiến thứ nhất. Ôâng bị ám sát vào năm 1919 và được người con trai tên Amanullah thay thế.

Trong vòng vài tháng lên nắm quyền lực, Amanullah tuyên chiến với Anh, tìm kiếm khai thác những điểm yếu của Anh sau chiến tranh. Dù Anh thành công trong chuyện lật ngược chuyện bị đánh bại lúc đầu, Anh không còn muốn chuyện chinh chiến và quyết định ký Hiệp định Rawapindi năm 1919 trong đó đồng ý cho phép Afghanistan được tư do điều hành chuyện đối ngoại. Ngay sau khi Hiệp định Rawapindi được ký kết, chính phủ Afghanistan mới thành lập thiết lập sự liên lạc với Liên Xô qua sự trao đổi của những phái đoàn, và một Hiệp Ðịnh Hữu Nghị được ký vào tháng Năm 1921. Những phái đoàn cũng được gửi đến Âu châu và Mỹ để thiết lập quan hệ ngoại giao. Ðiều đó đã chấm dứt những nỗ lực của Anh nhằm kiểm soát Afghanistan. Thất bại của Anh nhằm đô hộ Afghanistan đã làm cho những người Afghanistan tự hào về khả năng không bị đánh bại của quốc gia họ.

Hiệp ước Anh- Afghanistan cũng được ký năm 1921 đã thất bại không giải quyết được câu hỏi hóc búa về quyền hạn đối với những bộ tộc Pushtun về phía Ấn độ của người Anh nằm ở đường ranh Durand. Afghanistan muốn có quyền kiểm soát tương đối với chuyện trên nhưng người Anh từ chối, họ sợ rằng dân Pushtun sẽ xúi giục nổi loạn ở Ấn độ do người Anh bảo hộ và sẽ làm suy yếu hơn nữa quyền hành mong manh của Anh trên lục địa Ấn độ.

Liên xô cũng phải đối đầu với sự nổi loạn ở Trung Á, nơi mà những người nổi loạn đang nhận sự hỗ trợ từ những tình nguyện viên từ Afghanistan và Ấn độ. Dù chuyện đó xảy ra thì Amanullah vẫn nhận viện trợ quân sự từ Liên xô, cùng với sự giúp đỡ phát triển đường dây điện thoại giữa những thành phố chính.

Về nội bộ, Amanullah phải giải quyết với những cuộc nổi dậy có vũ trang của những bộ tộc Pushtun chống lại chuyện những chương trình cải cách và hiện đại hóa mà ông đã đặt ra để hành động. Ông quan tâm về sự giật lùi của Afghanistan so với Tây phương và cảm thấy cách duy nhất để làm mạnh nó lên, ở những mức độ tôn giáo và văn hóa, là phải canh tân cải tiến đất nước. Oâng có đi một chuyến dài 7 tháng sang Âu châu vào năm 1928, chuyện này đã đưa đến tin đồn là ông sẽ phản lại Hồi giáo. Khi về ông cố gắng áp dụng những hình thức ăn bận theo Tây phương và chuyện giáo dục song phương. Chuyện này làm cho phe đối lập chống đối mãnh liệt. Ôâng phớt lờ lời khuyên là phải củng cố quân đội trước khi giới thiệu chương trình cải tổ nên Amanullah nhận lấy hậu quả là ông không thể chống lại sự tấn công dữ dội của những người nổi dậy có vũ trang nên đành phải chạy trốn lưu vong.

Amanullah bị một người phe Tajik tên Bacha-e-Saqqao, vốn nắm đầu lực lượng tiến công, lật đổ. Chín tháng sau thì Bacha-e-Saqqao bị một người phe Pushtun tên Muhammah Nadir Khan, một cựu tướng lãnh trong quân đội của Amanullah, truất phế. Muhammah Nadir Khan đã từng phê phán nặng nề chuyện Amanullah đưa ra những thay đổi mạnh bạo vào trong nước Afghanistan. Ôâng không những lưu tâm đến chuyện nhà vua không quan tâm đến chuyện hỗ trợ chương trình cải cách bằng một quân đội tương đối mạnh , mà ông còn tin rằng bất cứ một chương trình cải cách nào phải được giải quyết với sự cẩn trọng tối đa trước mặt phe cực kỳ bảo thủ của giới xã hội thành thị. Vào tháng Chín năm 1930 một hội đồng gồm những người lãnh đạo bộ tộc và tôn giáo, còn gọi là Loya Jirga, được triệu tập bởi Nadir Khan, để tuyên bố ông lên làm vua và đưa sắc lệnh cho phép luật Hanafi Sharia’a của phái Si Hồi giáo sẽ trở thành luật lệ chủ yếu chiếm ưu thế. Tuy nhiên, hiến pháp năm 1931 tạo nên sự xáo trộn bằng cách cho tôn giáo và hệ thống pháp luật thế tục đi song song với nhau. Hình phạt càng nặng nề dưới luật Shari’a, như chặt tay nếu bị tội ăn cắp, ngày càng trở nên hiếm hoi theo ngày tháng trôi qua.

Nadir Khan bị ám sát năm 1933 và được người con trai 19 tuổi tên Zahir Shah lên kế vị. Dù ông này trị vì trong vòng 40 năm, ông hành động theo những sự chỉ dẫn của những ông chú về luật lệ cai trị của ông. Afghanistan duy trì sự trung lập trong Thế Chiến Thứ Hai, dù có quan hệ ngoại giao mạnh mẽ với Ðức, Ý và Nhật trong những năm đó.

Thời kỳ ngay sau chiến tranh chứng kiến sự thương thảo sớm cho nền độc lập của Ấn độ, căn cứ trên sự chia cắt giữa Ấn độ và Pakistan. Chính phủ Afghanistan nắm lấy cơ hội từ những cuộc thương thuyết đó để thương lượng rằng những khu vực của bộ tộc người Pushtun cư trú ở những tỉnh biên giới phía Tây-Bắc, vốn đã ở trong tình trạng bán độc lập (semi-independence) trong mối liên hệ với Ấn độ của Anh từ năm 1901, phải được chọn cho được độc lập. Dù cuộc tranh luận đang diễn ra, nước Pakistan được sinh ra năm 1947 với những khu vực bộ tộc được kết hợp vào. Tuy nhiên, không được bao lâu thì Pakistan cũng phải dùng vũ khí để chống lại những cuộc nổi dậy của những bộ tộc và vào năm 1949, không lực Pakistan oanh tạc bom vào một khu vực bộ tộc dẫn đến một làng bên phía biên giới Afghanistan. Chính phủ Afghanistan phản ứng bằng cách hủy tất cả những hiệp ước quyết định biên giới Afghanistan với Ấn độ do Anh bảo hộ và ủng hộ sự bắt đầu thành lập một hội đồng người Pushtun về phía Pakistan của ranh giới Durand. Ðể trả đũa, Pakistan ban hành lệnh cấm những sản phẩm dầu đi tới Afghanistan. Chính phủ Kabul nhanh chóng ký một hiệp ước trao đổi với Liên xô vào tháng 7 năm 1950 trong đó Liên xô sẽ cung cấp những sản phẩm dầu lửa và nhiều hàng hóa quan trọng khác để đổi lấy len và sợi tươi từ phía Afghanistan. Liên xô cũng đồng ý cho phép hàng hóa Afghanistan tự do vào lãnh thổ Liên xô, và bắt đầu thăm dò dầu ở phía bắc Afghanistan.

Vì vậy Afghanistan bắt đầu nhìn Liên xô như một đối tác đổi chác và như một nguồn hỗ trợ. Liên xô cho Afghanistan vay 100 triệu vào năm 1955 và chuyến hàng viện trợ quân sự đầu tiên đến một năm sau đó, sau khi chính phủ Afghanistan tìm cách lấy vũ khí từ phía Mỹ nhưng không thành. Liên xô cũng giúp đỡ cho chuyện phát triển những sân bay quân sự nằm gần Mazar-i- Sharif ở phía Bắc, Shindand ở phía tây và Bagram nằm phía Bắc Kabul. Phía Mỹ cũng dính vào với mức độ nhỏ hơn, khởi đầu với hai dự án làm đập ở lưu vực Helmand, cùng với một xa lộ lớn nối với một xa lộ khác được Liên xô xây dựng để lần đầu tiên làm cho những trung tâm đô thị đi lại với nhau được dễ dàng hơn

Tiến trình nối lại tình hữu nghị với Liên xô và Mỹ được tăng thêm trong thời gian Muhammad Daoud Khan cầm quyền thủ tướng từ năm 1953 đến 1963. Ôâng cũng tái tục quá trình đổi mới vốn đă suy tàn nhiều sau sự sụp đổ của Amanullah năm 1929. Vào tháng Tám 1959, Daoud và những nhân vật trọng yếu trong chính quyền xuất hiện trên một sân khấu trước quần chúng với những người vợ và con gái mở khăn che mặt ra. Những sự phản đối không tránh được của đám lãnh đạo tôn giáo bị quân đội dẹp ngay, rồi được tăng thêm sức mạnh bởi sự giúp đỡ của Liên xô,và một tiến trình dần dần xảy ra, bắt đầu với chuyện cho phụ nữ gia nhập lực lượng làm việc ở đô thị. Khi quân đội được dùng ở Kandahar để thúc ép chuyện thâu thuế, những người biểu tình liền phá hoại một ngôi trường dành cho nữ sinh, một nhà tắm công cộng dành cho phụ nữ và một rạp chiếu bóng như là những biểu tượng cho sự chống đối sự canh tân.

Afghanistan bị đẩy nhiều hơn về phía Liên xô khi những mối liên hệ ngoại giao giữa Pakistan và Afghanistan bị gián đoạn năm 1961 vì vấn đề người Pushtun, hậu quả là dẫn đến chuyện đóng biên giới và ngưng lại chuyện di chuyển đổi chác băng qua Pakistan. Biên giới vẫn còn đóng cho đến năm 1963, khi sự từ chức của Daoud đã làm cho chuyện thỏa hiệp với Pakistan được khả thi.

Ngay sau khi Daoud từ chức, vua Zahir Shah thúc đẩy thêm vào tiến trình cải tổ hiến pháp vốn được Daoud khởi xướng. Một ủy ban cố vấn hiến pháp, trong đó có hai người đàn bà, được thành lập. Trong những điều khoản quan trọng hơn của hiến pháp 1964 là sự bình quyền hợp pháp của đàn bà và đàn ông. Hiến pháp cũng đề cao hệ thống luật pháp dân sự lên trên luật Hồi giáo Shari’a, và như thế là đảo ngược hiến pháp năm 1931. Dù thế nó vẫn minh định rằng, ” Hồi giáo là tôn giáo thiêng liêng của Afghanistan ” và quy định luật Hanafi Shari’a sẽ là phương cách giải quyết sau cùng khi không có luật thường áp dụng tới. Thêm vào đó, nó quy định rằng một quốc hội được dựng lên với 28 hội đồng tỉnh. Một số cá nhân trong quốc hội sẽ là phụ nữ, một số được nhà vua đề cử. Quốc hội đầu tiên được bầu lên năm 1965, có bốn phụ nữ trong tổng số 216 vị .

Vào cuối thập niên 1960 chứng kiến sự bất bình ngày càng gia tăng khi lớp người trẻ về thủ đô từ những phần đất khác của quốc gia để có điều kiện học hành dễ dàng hơn, đặc biệt là ở đại học Kabul, và họ nhìn ra guồng máy chế độ vẫn còn dành cho một thiểu số ưu tú lãnh đạo.Những phong trào nhắm thay đổi đã tìm thấy đất dụng võ trong số những sinh viên ở Kabul. Nhiều người ủng hộ một tiến trình cải tổ mau hơn và tìm thấy một phương tiện hành động trong Ðảng Dân Chủ Nhân Dân Afghanistan (the People’s Democratic party of Afghanistan (PDPA)). Nhiều người khác ồn ào phản đối những thay đổi vốn đang xảy ra và chiến đấu để cho những giá trị Hồi giáo được trở về.

Ðảng Hồi giáo, thường họ được gọi như thế, tiến hành chuyện thiết lập một phong trào chính trị sẽ làm việc cho sự hình thành một đất nước Hồi giáo căn cứ trên luật Shari’a. Trong những người mới được lôi kéo có những người con của phe Tajiks và Uzbeks vốn trốn vào phía Bắc Afghanistan từ cuộc ruồng bố tôn giáo dọc theo vùng Trung Á trong thập niên 1920 và 1930.

Những năm sau là những năm có thể coi là rối loạn, với những đảng xã hội và Hồi giáo ngày càng thêm sức mạnh. Ba năm tai họa đói kém từ 1969 đến 1972 đã đo lường sự hữu hiệu và tình trạng nguyên vẹn của chính quyền và thực tế chứng minh là chính quyền thiếu năng lực trong chuyện trị nước an dân. Cuối cùng, Zahir bị truất phế vào tháng bảy 1973 bởi người bà con của ông và bởi cựu thủ tướng Daoud.

Daoud trông cậy vào quân đội và thành phần ôn hòa trong Ðảng Nhân Dân Dân Chủ PDPA làm căn bản ủng hộ quyền lực chính của ông. Vài thành viên trong đảng PDPA trở thành hội viên của Uûy Ban Trung Ương của Daoud. Daoud bắt tay vào tiến trình cải cách thêm, trong đó bao gồm có cải cách ruộng đất, nhưng cũng ý tứ sự cần thiết cần phải tiến hành một cách thận trọng để tránh sự phản ứng từ những ý kiến bảo thủ từ nông thôn. Sự căng thẳng nhanh chóng lan rộng và những thành viên của ẳng Nhân Dân Dân Chủ bị thải hồi ra khỏi chính quyền. Rồi Daoud bắt đầu tấn công đến những thành phần có khả năng chống đối, ép buộc những Ðảng Hồi giáo phải chạy tới Pakistan. Ðồng thời ông tìm kiếm cách giảm bớt sự nhờ cậy của ông vào Liên xô bằng cách ngày càng chuyển hướng sang giao dịch với Tây phương và tăng cường mối quan hệ với Iran.

Vào ngày 17 tháng 4 năm 1978 Daoud bị giết trong một cuộc đảo chánh của phe quân sự do Ðảng Dân Chủ Nhân Dân tổ chức. Sự thay đổi tận gốc rễ của chính quyền mới và sự thanh trừng những người chống đối đã thúc đẩy một số người chuyên môn rời nước tới Pakistan, Ââu châu và Mỹ. Ở vùng quê, Ðảng Nhân Dân Dân Chủ bỏ qua đi những phản ứng đối với những cố gắng mới đây của Amanullah nhằm giới thiệu những đổi mới nhanh chóng, Ðảng lập tức đưa ra những biện pháp nhằm tạo ra một giới hạn cho quyền tư hữu đất đai, giảm bớt nợ nần ở thôn quê, giới hạn giá của cô dâu trong chuyện cưới hỏi và định tuổi tối thiểu trong chuyện hôn nhân. Một chương trình phá nạn mù chữ lớn lao cũng được phát động như là một chương trình giáo dục trường kỳ nhắm vào trẻ gái và trai, đànbà và đàn ông, trẻ và già.

Ðối với Amanullah, không có một số gắng nào được làm để xây dựng một tiến trình tuần tự của cải cách từ phía dưới. Những biện pháp thi hành quên đi những sự phức tạp của quyền sở hữu đất và những mối liên hệ ở nhà quê, và chương trình xóa nạn mù chữ được thi hành mà không ngó ngàng gì tới đòi hỏi về chuyện đàn bà và con gái phải được giáo dục cách biệt. Sự chống đối xảyra khi dùng những thầy giáo nam từ những thành thị để dạy cho đàn bà và con gái, vùng với những nội dung giảng dạy có liên quan đến xã hội không tưởng hơn là những thực tế ở vùng quê Afghanistan. Những người già cảm thấy nhục nhã khi bị dạy bởi những người trẻ có tuổi chỉ bằng một phần nhỏ tuổi người già.

Sự dùng võ lực của Ðảng Dân Chủ Nhân Dân để làm cho những thay đổi có kết quả, cọng thêm với sự dửng dưng một cách tàn bạo, không quan tâm gì đến những nhạy cảm của xã hội và tôn giáo, hậu quả là tạo nên một sự chống đối rộng lớn từ những người dân nông thôn, trong đó có cả những thành phần mà Ðảng nghĩ rằng Ðảng đang tranh đấu quyền lợi cho họ. Sự tức giận của quần chúng là tìm thấy một lối thoát thích hợp cho lời kêu gọi đoàn kết cho một cuộc thánh chiến của Hồi giáo (Jihad). Hết chỗ này đến chỗ khác đều có bạo động nổ ra để chống lại chế độ, và lực lượng của chính phủ được gọi đến để chống lại bạo động ngày càng dữ dội hơn. Có những cuộc đào ngũ lớn từ quân đội xảy ra sau đó.

Có điều thích thú khi thấy chính những khu vực không có bộ tộc của miền Bắc, bao gồm vùng Shi’a của vùng trung tâm Afghanistan, là nơi phát động những cuộc nổi dậy đầu tiên. Những bộ tộc Pushtun sẵn sàng để vui vẻ tin tưởng rằng chính phủ của Ðảng Nhân Dân Dân Chủ có hiệu quả là do số thành viên Pushtun chiếm ưu thế trong Ðảng. Chỉ khi Liên xô đưa quân vào thì đông đảo những bộ tộc mới tham gia kháng chiến. Hơn nữa, những người Hồi giáo, vốn xuất thân từ miền Bắc, không còn nghi ngờ gì nữa về những đường lối mục tiêu của Ðảng, vì họ đã từng nắm vai nhau ở Ðại học Kabul, đặc biệt là ở Jamiat, đã có đủ sự tổng hợp cần thiết của sức mạnh tổ chức và sự quý trọng truyền thống để thúc đẩy họ tạo nên sự ủng hộ lớn lao. Do đó cuộc chống đối từ ban đầu, ở một mức độ nào đó, là sự đứng dậy của thành phần trong xã hội vốn bị phe Pushtun cai trị coi thường từ lâu. Nó cũng là sự biểu hiện của tầng lớp trẻ có học chiếm lấy quyền hành từ tầng lớp quý tộc cũ, xây dựng một liên minh mới với phe Ulema và có những liên hệ phát triển với những cấp lãnh đạo bộ tộc ngoài tầng lớp quý tộc. Sự lãnh đạo chống đối mới khuyến khích sự tái lập luật Shari’a như một lề lối luật pháp chính yếu.

Liên xô đã tận dụng sự chiếm lấy quyền lực của Ðảng Nhân Dân Dân Chủ bằng cách dính líu sâu đậm hơn vào Afghanistan về vấn đề kinh tế, chính trị và quân sự. Vào tháng Mười Hai năm 1978, một hiệp định được ký kết cho phép chính phủ Kabul được kêu gọi Moskva giúp đỡ quân sự trực tiếp nếu nhu cầu trở nên cần thiết. Ðiện Kremlin không được vui lắm khi thấy tình hình diễn ra ở Afghanistan nhưng cảm thấy họ không còn lựa chọn nào khác hơn là phải ủng hộ Ðảng Nhân Dân Dân Chủ. Với chuyện lật đổ vua Shah ở Iran bởi một chính phủ Hồi giáo, Moskva cảm thấy bất an trước viễn cảnh những người Hồi giáo ở Afghanistan sẽ khai thác bất cứ mâu thuẫn gì có thể có đối với chế độ của Ðảng Nhân Dân Dân Chủ. Có những sự đấu tranh nội bộ trong cấp lãnh đạo Ðảng Nhân Dân Dân Chủ đưa đến sự lật đổ và ám sát Tổng thống Nur Muhammad Taraki vào tháng Chín năm 1979 và thay thế ông này bởi Tổng thống Hafizullah Amin. Tuy nhiên Amin tỏ thái độ độc lập với sự tin tưởng của Moskva và điều này làm cho Liên xô lo lắng về những quyền lợi tương lai của họ ở Afghanistan.

Có nhiều suy đoán về chuyện tại sao Liên xô đưa quân đến Afghanistan vào cuối tháng 12 năm 1979, nhưng bằng cớ đã cho thấy cái sợ lịch sử của Moskva về chuyện bị bao vây từ hướng Nam là một nguyên nhân chủ yếu. Có những biểu lộ cho thấy Mỹ có thể tăng cường sức mạnh của sự chống đối Hồi giáo, và những lo sợ rằng nó có thể có những tham vọng thiết lập một sự hiện diện quân sự nơi đây nếu những điều kiện cho phép, thêm vào với sự nối lại tình hữu nghị ngày càng dâng cao của Washington và Bắc Kinh đã tạo ra một cảm giác hốt hoảng cho điện Kremlin. Cuộc tấn công của Liên xô đưa đến cái chết của Tổng thống Amin. Ông được thay thế bằng một thành viên tương đối ôn hòa trong Ðảng Nhân Dân Dân Chủ là Babrak Karmal, người đã đến từ Moskva ít lâu sau cuộc chiếm đóng.

Lực lượng Liên Xô ở lại Afghanistan cho đến ngày 15 tháng Hai năm 1989. Họ quyết định rút quân năm 1986 theo Hiệp ước Geneve vào ngày 14 tháng 4 năm 1988. Đây là kết quả của những yếu tố nội bộ Liên Xô cũng như vì chuyện thất bại quân sự. Kinh tế Liên xô đã tỏ ra những dấu hiệu suy kém và khó mà theo đuổi một cuộc chiến tranh bên ngoài. Hơn nữa, những cựu chiến binh từ cuộc chiến tranh trở về trở nên giận dữ, có tâm trạng vỡ mộng và bày tỏ cảm xúc của họ cho mọi người biết bằng những cuộc chống đối. Những sự thay đổi trong chính trị bộ cũng có ảnh hưởng đến rất nhiều. Mikhail Gorbachev lên nắm quyền lực năm 1985 không chia sẻ khuynh hướng của những người tiền nhiệm và có thể dần dần xây dựng một sự ủng hộ cho vấn đề chấm dứt sự dính líu quân sự của Liên xô. Cuối cùng, tiến trình dẫn đến chuyện rút quân cũng được hình thành trong sự sụp đổ của Liên Bang Xô viết năm 1991, báo hiệu sự ra đời một chính phủ của những người kháng chiến (Mujahidin) vào tháng 4 năm 1992…

Theo NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

Tags: ,