⠀
Triết lý kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Nội dung chủ nghĩa hiện thực kinh tế của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump (Trumponomics) là gì và nó sẽ có tác động như thế nào đối với tiến trình toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay?
Bài viết của tác giả Pavel Kanevsky, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Ban Khoa học Chính trị và Xã hội học Chính trị, Khoa Xã hội Học, Đại học Quốc gia Moskva. Bài viết được đăng trên Hội đồng Các Vấn đề Quốc tế của Nga.
Trên thực tế, người Nga rất phấn khích chào đón chiến thắng của Donald Trump. Duma quốc gia Nga (Hạ viện) đã vang lên những tràng vỗ tay đầy phấn khích, trong khi cộng đồng chuyên gia đưa ra những dự báo thận trọng về khả năng bắt đầu kỷ nguyên mới phối hợp hành động với Washington, về triển vọng xích lại gần lập trường về Syria, nhượng bộ trong vấn đề Ukraine, khả năng giảm bớt lệnh trừng phạt. Nhiều người đã gắn chặt sự chờ đợi tái khởi động mới với cá nhân D.Trump và sự sẵn sàng của ông hành động như một doanh nhân trong hệ thống quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, cần đặt ra câu hỏi – chủ nghĩa hiện thực kinh tế của tân Tổng thống Mỹ ở mức độ nào có thể giúp ích không chỉ cho mối quan hệ Nga-Mỹ, mà chủ yếu cho sự phát triển dài hạn của nước Nga.
Những nguyên tắc cơ bản “Trumponomics”
Hiện tại, tình thế khó xử nhất là ở chỗ những dự định của Donald Trump nghiêm túc đến mức độ nào về tăng cường tiềm lực kinh tế trong nước Mỹ phù hợp với các tiến trình hội nhập thế giới và những nhóm nào trong giới ảnh hưởng sẵn sàng ủng hộ chính sách mới “Trumponomics”.
Phần lớn những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của tân Tổng thống Mỹ đề cập đến việc củng cố nền công nghiệp Mỹ, điều này cho thấy D.Trump quá nghiêm túc. Trong các bài phát biểu cương lĩnh của mình và kế hoạch trong 100 ngày đầu tiên ở Nhà Trắng của D.Trump đã vạch rõ rằng mong muốn hồi sinh ngành công nghiệp ô tô của Mỹ, tăng cường công suất khai khác của các tập đoàn năng lượng, dỡ bỏ hạn chế khai thác dầu mỏ từ các mỏ dầu của Mỹ, hồi sinh năng lượng than, chấm dứt phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài và tạo việc làm. Còn có một số xu hướng mà D.Trump không nói đến nhiều, nhưng rõ ràng cần phải chờ đợi. Thứ nhất, đó là gia tăng chi tiêu quân sự và tăng số lượng các đơn đặt hàng cho tổ hợp công nghiệp quân sự. Thông điệp chung của D.Trump hóa ra rất được lòng người dân Mỹ, đặc biệt những người phụ thuộc vào khu vực kinh tế thực tế, và bây giờ họ đang chờ đợi khi nào các nhà máy ở thành phố Detroit lại hoạt động hết công suất, còn các công ty dầu bắt đầu khoan những giếng dầu mới. Chiến lược của D. Trump hiện đã thấy rõ – giảm thuế, tăng chi tiêu nhà nước vào những dự án cơ sở hạ tầng nhờ vào cắt giảm gánh nặng xã hội (Obamacare trở thành mục tiêu đầu tiên). Để hiện thực hóa chính sách này D.Trump sẽ phải cần đến Hệ thống dự trữ liên bang dễ bảo, trong khi đương kim Chủ tịch Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là Janet Yellen sẽ tiếp tục đứng đầu (FED) đến năm 2018, hoàn toàn không phải là người ủng hộ tân Tổng thống Mỹ và công khai ám chỉ rằng lãi suất cơ bản có thể được nâng lên, điều này sẽ không giúp ích cho chiến lược kinh tế của D.Trump. Rõ ràng, điều này sẽ trở thành đối tượng của cuộc mặc cả lớn giữa Chính quyền Nhà Trắng và bà Janet Yellen, bởi vì lãi suất cao ngăn cản thực hiện hiệu quả chiến lược của Trump, hạn chế khả năng tăng chi tiêu nhà nước.
Ý tưởng của D.Trump bắt buộc nền kinh tế Mỹ đảm bảo lợi ích của mình sẽ tìm được nhiều nhóm lợi ích hữu quan có thể tạo ra liên minh hùng mạnh: các tập đoàn năng lượng và ô tô, tổ hợp công nghiệp quốc phòng, các ngành hàng không, vũ trụ và đóng tàu, công nghiệp đúc thép và một số ngành khác.
Việc D.Trump đắc cử Tổng thống Mỹ còn hứa hẹn mang đến lợi ích cho các công ty dược, vốn sống trong kỳ vọng tăng cường điều tiết việc hình thành giá cả và toàn ngành trong trường hợp Hillary Clinton giành chiến thắng. Những người Dân chủ cũng lên kế hoạch chu đáo hơn nắm lấy các ngân hàng lớn, tuy nhiên đối với D.Trump và những người Cộng Hòa ở Thượng viện thì sự kỳ vọng kiểm soát nhiều hơn được thay thế bằng hy vọng xác đáng là dỡ bỏ một loạt hạn cho đến cào bằng quy tắc Volcker và Đạo luật Dodd-Frank. Đạo luật Dodd-Frank là một trong những thành tựu lớn nhất của Chính quyền Tổng thống Barack Obama trong lĩnh vực điều tiết ngân hàng và các quỹ đầu tư (hedge funds) và thị trường chứng khoán phái sinh, với ý đồ giảm đáng kể những giao dịch mạo hiểm và những giao dịch không thận trọng với các khoản tiền gửi. Không có gì ngạc nhiên khi vào cuối tháng 1/2017, lĩnh vực ngân hàng cho thấy sự tăng trưởng cao nhất đạt 14% theo chỉ số KBW, trên thị trường chứng khoán kể từ thời điểm Donald Trump nhậm chức.
Những hậu quả trước mắt và lâu dài
Nói cách khác, có thể lực lượng ủng hộ D.Trump hoàn toàn không phải một liên minh trừu tượng, đó có thể là khối đoàn thể mạnh sẽ được phản ánh trong việc gia tăng ảnh hưởng các nhóm vận động hành lang thích hợp tại Quốc hội Mỹ, những người hiểu đúng tín hiệu được gửi cho họ và thay đổi đường lối. Tuy nhiên, nói rõ ràng rằng nền kinh tế càng khép kín sẽ có lợi cho một loạt ngành, hiện còn sớm, bởi vì rất nhiều tập đoàn trong ngành công nghiệp hàng không, ô tô và dược phẩm phụ thuộc vào các chuỗi giá trị gia tăng và các thị trường tiêu thụ nước ngoài. Tuy nhiên, vào đầu năm 2017 khu vực doanh nghiệp Mỹ rõ ràng đang ở xu hướng đi lên, chỉ số chứng khoán S&P500 đã tăng 6% kể từ thời điểm bầu cử, khu vực tư nhân nhận thấy tín hiệu giảm thuế và lấy lại doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm tại Mỹ.
Trong khi đó, một ngày sau tuyên thệ nhậm chức năm 2009 của B.Obama, người mà nhiều doanh nhân và những người bảo thủ cho rằng gần giống người xã hội chủ nghĩa, chỉ số S&P500 đã giảm 5%. Không có gì đáng chê trách trong việc kích thích ngành công nghiệp của mình và nhu cầu trong nước. Hơn nữa, chính sách như thế có thể mang lại kết quả, tuy nhiên nó ẩn chứa bên trong nhiều nguy cơ. Thứ nhất, nó có thể dẫn đến tình trạng lạm phát tăng và đồng USD mạnh lên, tác động tiêu cực không chỉ đến Mỹ mà còn cả các thị trường thế giới. Thứ hai, kết hợp sự bãi bỏ quy định khu vực tài chính và gia tăng chi tiêu nhà nước vào cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có kế hoạch rất cụ thể mà đến nay vẫn đang là những bản phác thảo mù mờ.
Đồng thời, D.Trump sẵn sàng bắt đầu chính sách cực đoan và rất mạo hiểm trục xuất ồ ạt người nhập cư không hẳn chỉ vì lý do an ninh mà chủ yếu xuất phát từ mong muốn của ông mang việc làm đến cho công dân gốc Mỹ. Đây không phải là cách tiếp cận mang tính đột phá trọng việc giải quyết vấn đề thất nghiệp, trong lịch sử nước Mỹ đã có nhiều ví dụ như thế. Xét về phương diện này, không có gì ngạc nhiên rằng một trong những thần tượng chính trị của D.Trump là Tổng thống thứ 34 của Mỹ là Dwight D. Eisenhower, và lý tưởng lịch sử của ông là nước Mỹ trong những năm 1950, thời điểm ngành công nghiệp và các tập đoàn lớn thống trị, thất nghiệp nằm trong tầm kiểm soát (bao gồm cả cái giá của việc trục xuất người di cư), và số lượng bà nội trợ liên tục tăng lên.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng đa số những người ủng hộ D.Trump cũng cho rằng vào những năm 1950 đích thực là kỷ nguyên “giấc mơ Mỹ”, sau đó mọi thứ không còn được như thế. Chỉ trích hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau một cách tự nhiên phù hợp với bức tranh thế giới của D.Trump. Xét trên phương diện nhất định, D.Trump quả thực đã sẵn sàng quay ngược lại thời gian, và đó là tín hiệu quan trọng nhất gửi tới toàn thể thế giới, trong đó có Nga. D.Trump nghi ngờ toàn bộ cấu trúc hiện đại của nền kinh tế toàn cầu với chuỗi giá trị gia tăng, di cư tự do các nguồn lực lao động, các dòng tiền, điều tiết toàn cầu, cũng như Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Tín hiệu này ở những nước khác nhau có cách hiểu khác nhau, có nơi coi đây là dấu hiệu không tốt đối với toàn cầu hóa, có nơi,ví dụ như Trung Quốc, cho rằng đây là cơ hội gia tăng thị phần của mình trong nền kinh tế toàn cầu.
Mặt khác, mong muốn của D.Trump đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa có thể sẽ không giảm xuống, mà làm gia tăng vai trò những lực lượng đầu cơ, bởi vì không hiểu liệu “Trumponomics” có ngụ ý thảo luận sâu rộng về vấn đề các công ty hoạt động ở nước ngoài hay kiềm chế các nhóm tài chính khác nhau. Trái lại, có cơ sở cho rằng thế giới tài chính sẽ đi theo con đường bãi bỏ quy định nhiều hơn. Bởi vì Wall Street sẽ có được nhiều tự do hơn, điều này sẽ trở thành tấm gương đối với các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới – từ các quỹ đầu tư an toàn của Anh đến các thị trường chứng khoán châu Á. Một mặt, việc bãi bỏ các qui định tài chính do người Mỹ dẫn đầu có nghĩa là nới lỏng việc nhận các khoản vay bằng USD, do đó, có thể đẩy mạnh tăng trưởng tại các thị trường đang phát triển.
Mặt khác, điều này sẽ dẫn đến xuất hiện những bong bóng tài chính mới, làm giảm tính có thể dự báo các thị trường tài chính quốc tế, trong bối cảnh vẫn chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đầy những chấn động mới. Trong khi đó, song song với những hứa hẹn bãi bỏ các quy định, D.Trump còn tuyên truyền chủ nghĩa quốc gia kinh tế, bảo vệ những lợi ích kinh tế của mình bằng mọi biện pháp trong đó có những biện pháp thuần túy mang tính bảo hộ. Nói cách khác, thay vì cạnh tranh kinh tế toàn cầu mà Mỹ ủng hộ trong suốt nhiều thập kỷ qua, D.Trump đề nghị nói chuyện với vị thế sức mạnh kinh tế. Trong triển vọng dài hạn, điều này có thể dẫn đến sự hủy hoại kinh tế lẫn chính trị.
Nga sẽ không đứng bên lề của những tiến trình này, ngược lại, vấn đề vị trí và vai trò của Nga trong cấu trúc nền kinh tế thế giới vang lên với những ý nghĩa khác nhau. Thậm chí nếu nói rằng hiện ưu tiên chính đó là hội nhập Á-Âu, điều này không xóa bỏ vấn đề Nga chuẩn bị hiện đại hóa và đa dạng hóa nền kinh tế. Tín hiệu của D.Trump cho thấy đã đến lúc cần đóng cửa một phần nền kinh tế Mỹ để lập lại trật tự, trở thành tấm gương đối với nhiều quốc gia phát triển và đặc biệt là đang phát triển, nơi những tư tưởng đóng cửa đang trỗi dậy. Trước hết, Nga sẽ rơi vào không gian kinh tế ngày càng khó tiên đoán, và vấn đề xây dựng các dự án hội nhập với ai và làm như thế nào sẽ được đặt ra ngày càng gay gắt, bởi vì Liên minh kinh tế Á-Âu là một phần nhỏ của nền kinh tế thế giới mà Nga không thể không phụ thuộc.
Bóng dáng chiến tranh thương mại
Hiện thực hóa những quan điểm của D.Trump tất nhiên sẽ dẫn đến vòng xoáy xây dựng hàng rào thương mại ngăn chặn và bùng nổ chủ nghĩa bảo hộ. Chủ nghĩa bảo hộ luôn tồn tại ở một số nước riêng rẽ, tuy nhiên khi nó trở thành thực tiễn toàn thế giới, hơn nữa lại được cường quốc kinh tế số 1 thế giới ủng hộ, điều này sẽ khiến căng thẳng trong quan hệ thương mại quốc tế gia tăng. D.Trump không cần suy nghĩ nhanh chóng chấm dứt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông sẵn sàng xem xét lại các mối quan hệ với các thể chế tài chính-kinh tế toàn cầu, bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ bằng cách xây dựng các hàng rào ngăn chặn. Ông hứa sẽ đánh thuế ở mức 45% hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, 35% từ Mexico, còn bất cứ quốc gia nào bị coi là thao túng tiền tệ sẽ bị áp mức thuế từ 15% đến 45%. Trong khi, nếu chiến thắng thuộc về Hillary Clinton, trước hết cũng khiến bà xem xét lại một loại mối quan hệ thương mại nhưng với một cách kín đáo hơn.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả trong việc thực hiện chiến lược của mình, D.Trump cần phải vượt qua sự chống đối mạnh mẽ trong nước Mỹ cũng như từ phía những đối tác quốc tế. Ngay trong nước Mỹ đang hình thành một liên minh được sự ủng hộ của những người Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa và đứng đằng sau là đại diện khu vực công nghệ cao và mới, một loạt công ty truyền thông, các cộng đồng người nhập cư, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp nhỏ (mặc dù một bộ phận ủng hộ D.Trump), các ngân hàng hạng trung, lĩnh vực dịch vụ, những người có nghề nghiệp tự do, giới tinh hoa chuyên gia và đại học, các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng và tất cả những ai cho rằng những giá trị tự do đang bị đe dọa. Ngoài biên giới nước Mỹ, lối nói khoa trương bảo hộ đã gây ra làn sóng phản ứng cảm xúc từ phía các chính trị gia, nhà ngoại giao, doanh nhân và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các nền kinh tế hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Canada và một số nước khác có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ, cảm nhận được mối đe dọa xuất phát từ việc thay đổi triệt để đường lối như vậy, mặc dù mối đe dọa này rõ ràng thậm chí chưa còn bắt đầu. Nếu trên thực tế D.Trump có đủ sự ủng hộ của giới ảnh hưởng trong nước để ngăn cách nền kinh tế Mỹ, thì các đối tác thương mại sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc áp đặt các biện pháp trả đũa không chỉ gậy ông đập lưng ông mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ, mà còn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự chia rẽ thế giới và làm gia tăng căng thẳng. Với kịch bản chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang nổi lên một số hậu quả tiêu cực đối với tình hình tại Biển Đông và bộ ba Mỹ-Đài Loan-Trung Quốc, bởi vì Bắc Kinh có thể kêu gọi những hành động không hữu nghị nhằm vào địa chỉ của mình.
Mặc dù đến thời điểm này, Chính quyền Trung Quốc vẫn thích giữ điềm tĩnh và chăm chú theo dõi sự phát triển tình hình tại Washington. Tại Nga, nơi nói rất nhiều tới sự bá quyền lãnh đạo quá mức của Mỹ trên thế giới, những lời kêu gọi của D.Trump về chấn chỉnh lại quan hệ với Moskva và sự nghi ngờ của ông ta giai đoạn hiện nay của tự do hóa nền thương mại toàn cầu trước hết được tiếp nhận rất tích cực mặc dù kết quả đối với Nga còn lâu mới thấy rõ. Thực tế là thậm chí với mối quan hệ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), D.Trump đang cố gắng chuyển hướng, với yêu cầu châu Âu phải tự chi trả cho an ninh của chính mình. Các nước EU trên thực tế có thể bắt đầu tăng cường chi tiêu quốc phòng, rồi sẽ dẫn tới tình trạng quân sự hóa châu Âu (không quan trọng đó là NATO hay liên minh quân sự của EU), khuynh hướng tương tự trong triển vọng dài hạn chưa chắc sẽ thúc đẩy chính sách chung sống hòa bình, thương mại và tự do biên giới giữa Nga và châu Âu. Cũng không có cơ sở nghiêm túc cho rằng sức mạnh chính trị và quân sự của chính nước Mỹ cũng sẽ giảm xuống, tổ hợp quân sự quốc phòng trở thành một trong những lĩnh vực hưởng lợi chính từ chiến thắng của D.Trump, trong khi gia tăng chi tiêu quân sự chưa chắc thúc đẩy làm giảm căng thẳng trên thế giới.
Tương tự, việc Mỹ rút khỏi một loạt quan hệ quốc tế và các chuỗi phụ thuộc lẫn nhau hoàn toàn không có nghĩa giảm vai trò tư bản Mỹ trong thế giới tài chính. Ngược lại, sự ảnh hưởng của tư bản Mỹ có thể mang tính chất không được kiểm soát hơn, bởi vì D.Trump chưa chắc sẽ quan tâm tới việc tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế thế giới, ngược lại, ông dự định thúc đẩy mạnh mẽ lợi ích của tư bản Mỹ. Đối với nước Nga, những vấn đề còn bỏ ngỏ về việc bằng cách nào phổ biến triết lý phân ly và chia nhỏ hơn nữa toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế phản ánh trong triển vọng hội nhập trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế Á-Âu, mối quan hệ lẫn nhau giữa Nga và Trung Quốc, những nỗ lực vượt qua nền tảng tiêu cực trong mối quan hệ với EU. Rõ ràng, chính sách của D.Trump, cho dù thành công, cũng sẽ khó dự đoán đối với những tiến trình này.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
Tags: Mỹ, Kinh tế Mỹ, Donald Trump