Nhớ về tháng 12 buồn thương năm 1991

Tôi gần gũi với những ai đó hiểu rằng: quá khứ, cho dù nó có tốt đến đâu chăng nữa, sẽ không quay trở lại. Và vì điều này, một nỗi buồn dâng đến chỗ trái tim.

Tháng 12 buồn thương năm 1991

Bài viết của tác giả Piotr Tsvetov, cựu phóng viên báo Pravda ở Hà Nội, 2016.

Tháng 12/1991, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đã không còn tồn tại. Đầu tiên, ngày 8/12/1991, Tổng thống của ba nước cộng hòa – Nga, Ukraina và Belarus đã ký một thỏa thuận về việc thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

Sau đó, ngày 25/12/1991, Mikhail Gorbachev tuyên bố kết thúc hoạt động của mình trên cương vị Tổng thống Liên Xô “vì những suy nghĩ mang tính nguyên tắc”. Còn vào ngày 26/12, Quốc hội của chúng ta- Hội đồng tối cao Liên Xô, đã thông qua nghị quyết về kết thúc tồn tại của Liên bang Xô Viết “Vì sự hình thành của SNG”. Người ta thay lá cờ đỏ của Liên Xô trên điện Kremlin bằng lá cờ ba màu trắng-xanh-đỏ.

Vào tháng 12 năm ấy, tôi là phóng viên của tờ báo “Pravda” làm việc tại Hà Nội. Cho đến thời điểm đó, Gorbachev đã giải tán Đảng Cộng sản, những người ủng hộ ông Yeltsin đã cố gắng nhiều lần để đóng tờ báo của chúng tôi. Điều này không thể không làm tôi bận tâm, mà còn lo lắng hơn nữa cho tương lai. Tôi cũng như nhiều đồng bào của tôi không thể tin rằng Liên Xô đã biến mất mãi mãi. Từ những cuộc trò chuyện với nhiều người bạn Việt Nam,tôi biết ở Việt Nam, nhiều người vẫn hy vọng rằng Liên Xô sẽ được tái sinh một lần nữa, các nước cộng hòa trong thành phần của nó sẽ thống nhất lại.

Nhưng một năm trôi qua, rồi hai năm, mười năm, và cả hai mươi năm sau mà tình hình vẫn không thay đổi. Và bây giờ chúng ta “ăn mừng” 25 năm của SNG. Liên Xô không hồi phục và SNG đã không thực sự trở thành một thay thế cho nó kể cả về phương diện chính trị hoặc kinh tế. Và, tôi chắc chắn gần như 100 phần trăm, sẽ không thể trở thành điều đó. Giới lãnh đạo của những quốc gia thành lập từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng như người dân bình thường sống ở đó không muốn hy sinh chủ quyền quốc gia vì quá khứ chung Xô viết.

Tôi đã tiếp xúc nhiều với đại diện của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Và tôi có thể làm chứng, những người dân Moldova bình dị và những người Tajikistan đơn giản, cũng giống như nhiều đại diện của các dân tộc khác, không chỉ nhớ lại cuộc sống tốt đẹp ở Liên Xô với tôi. Nhưng như một quy luật, đó là những người thuộc thế hệ trước, trong thời Xô Viết họ còn trẻ, họ nhận được mức lương tốt, có cơ hội được điều trị chữa bệnh và được học tập. Trong hầu hết các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ bây giờ điều đó đã không còn nữa, và luật chơi của thị trường tư bản chủ nghĩa đã trở thành những điều chính yếu. Giới trẻ (những người trong độ tuổi 25- 35) đã thích nghi với cuộc sống này, họ đã học được cách tồn tại, và một số người trong đó thậm chí đã rất thành công.

Trong điều kiện địa chính trị,các nhà lãnh đạo của các quốc gia mới đang tìm kiếm một sự thay thế ở Nga, nước trước đó là điểm tựa cho tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trong thời kỳ Xô viết. Đã xảy các trận động đất ở Tashkent và Yerevanra trong thời Xô Viết và Nga là những người đầu tiên đến giải cứu. Bây giờ các thủ đô SNG dựa vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù cũng không từ chối giúp đỡ của Nga.

Vào đầu những năm 1990, một người Ukraina thông minh nói câu sau đây: “Ai không hối tiếc sự sụp đổ của Liên Xô, thì người đó không có trái tim, người nào mơ ước khôi phục lại Liên Xô, thì người đó không có trí óc”. Hiện nay, người ta cho rằng tác giả của câu nói đó là Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng điều đó không phải vậy.

Theo một cuộc khảo sát gần đây, chỉ có 12 phần trăm người Nga sẵn sàng khôi phục lại Liên Xô. Hầu hết trong số họ là những người đã không tìm thấy chính mình trong nước Nga mới. Tôi cảm thấy tiếc cho họ, nhưng làm thế nào tôi có thể giúp đỡ họ được? Tôi gần gũi với những ai đó hiểu rằng: quá khứ, cho dù nó có tốt đến đâu chăng nữa, sẽ không quay trở lại. Và vì điều này, một nỗi buồn dâng đến chỗ trái tim.

Theo SPUTNIK

Tags: , , , ,