Tham vọng thống trị thế giới của Mỹ và NATO đẩy châu Âu vào thảm họa

Châu Âu đang chứng kiến ngày càng nhiều tuyên bố của NATO về toan tính của liên minh này thiết lập quyền thống trị trên quy mô toàn cầu.

Tham vọng thống trị thế giới của Mỹ và NATO đã đẩy châu Âu và thảm họa

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov về các vấn đề an ninh Châu Âu trong cuộc họp báo ngày 1/12/2022.

Trong đó, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã được NATO coi là khu vực trách nhiệm của họ. Những gì đang xảy ra trên lục địa của chúng ta không chỉ được người Châu Âu và người dân Bắc Mỹ quan tâm mà tất cả các quốc gia khác trên thế giới, chủ yếu là các nước đang phát triển, đều đang muốn biết các khu vực của họ có liên quan như thế nào tới các toan tính của NATO theo đuổi các tham vọng toàn cầu.

Định ước Helsinki được ký kết vào năm 1975 được coi là thành tựu ngoại giao lớn nhất thời bấy giờ, là dấu hiệu báo trước một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa Đông và Tây. Hiện nay, vô số vấn đề đang tích tụ lại trong Tổ chức hợp tác và an ninh Châu Âu (OSCE). Những vấn đề này xuất phát từ nguồn gốc lịch sử sâu xa từ những năm cuối cùng của Liên Xô, cuối những năm 1980-1990, khi số cơ hội bị bỏ lỡ đã vượt qua mọi kỳ vọng có thể tưởng tượng được của những nhà phân tích bi quan nhất.

Khi đó xuất hiện kỳ vọng về sự hội nhập chung vào các giá trị phổ quát của toàn nhân loại trong một “kỷ nguyên hòa bình” cho tất cả các quốc gia. Cũng trong năm 1990 diễn ra hội nghị thượng đỉnh về cấu trúc được gọi là Hội đồng an ninh và hợp tác ở Châu Âu (CSCE). Trong hội nghị cấp cao này tại Paris, tất cả các quốc gia tham gia, bao gồm các quốc gia thành viên NATO và các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw đã thông qua Hiến chương về một Châu Âu mới, đặt dấu mốc kết thúc “kỷ nguyên đối đầu và chia cắt lục địa”, loại bỏ các rào cản để xây dựng một ngôi nhà chung Châu Âu không có ranh giới phân chia.

Nhưng trên thực tế, Phương Tây không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để biến những lời nói và cam kết đẹp đẽ này thành hành động thực tế. Các nước Phương Tây xuất phát từ thực tế như họ đã nói khi đó, về “sự cáo chung của lịch sử”. Nghĩa là, giờ đây mọi thứ sẽ diễn ra theo các quy tắc của nền dân chủ tự do, có thể tha hồ hứa hẹn bất cứ điều gì. Nhưng đó chỉ là những khẩu hiệu đẹp “treo trong không khí”.

Trong giai đoạn cuối của Hội nghị thượng đỉnh CSCE ở Paris năm 1990, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Baker đã cảnh báo tổng thống Mỹ rằng “chính Hội đồng an ninh và hợp tác Châu Âu có thể là mối đe dọa thực sự đối với NATO”. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều chính trị gia và nhà khoa học chính trị có tầm nhìn xa và tư duy lành mạnh cho rằng tốt hơn hết là không chỉ giải thể Hiệp ước Warsaw vốn đã không còn tồn tại vào thời điểm đó mà cả NATO, và cần nỗ lực hết sức để biến OSCE thành cầu nối thực sự giữa Đông và Tây-một nền tảng duy nhất để thực hiện các mục tiêu chung trên cơ sở cân bằng lợi ích của từng nước tham gia.

Điều đó đã không xảy ra. Trên thực tế, Phương Tây đã tìm cách duy trì quyền thống trị của họ. Các nước Phương Tây coi triển vọng thực hiện các khẩu hiệu về bình đẳng, không có ranh giới và rào cản, về một ngôi nhà chung Châu Âu là mối đe dọa đối với tham vọng của Washington và Brussels thống trị mọi vấn đề của thế giới và trước hết là ở Châu Âu. “Bản năng cơ bản” trường tồn này của Mỹ và các thành viên NATO lý giải quá trình phiêu lưu mở rộng NATO đã vô hiệu hóa ý nghĩa chính của OSCE như một công cụ tập thể để đảm bảo an ninh bình đẳng và không thể chia cắt.

Về cơ bản, điều quan trọng đối với Phương Tây là chứng tỏ ai là chủ nhân trong ngôi nhà chung Châu Âu mà các quốc gia cùng nhau xây dựng. Trên thực tế, chính từ đó mà có khái niệm nổi tiếng về “trật tự thế giới dựa trên luật lệ”. Phương Tây thậm chí coi những “luật lệ” này là một phần không thể thiếu trong việc quyết định vị thế của họ trên thế giới. Chính cảm nhận rằng các “luật lệ” của Phương Tây có thể giải quyết mọi vấn đề mà không cần hỏi ý kiến bất kỳ ai đã cho phép họ ném bom Nam Tư dã man gần 80 ngày, phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng dân sự của nước này. Sau đó, các nước Phương Tây, với cái cớ tự vẽ ra, đã xâm lước Iraq và ném bom vào những thứ cần thiết cho cuộc sống của người dân và bảo đảm cuộc sống của đất nước này. Tiếp đến là họ đã phá hủy nhà nước Libya. Sau đó còn có nhiều cuộc phiêu lưu khác. Chúng ta nhớ lại cuộc xâm lược Nam Tư bởi đây là sự vi phạm trắng trợn các nguyên tắc Định ước Helsinki.

Nước Nga không mất hy vọng rằng chúng tôi có thể quay trở lại với của các nguyên tắc của Định ước Helsinki. Chúng tôi tiếp tục đấu tranh cho OSCE và đề xuất xây dựng một văn kiện có tính ràng buộc về pháp lý trên cơ sở Định ước Helsinki, cụ thể là xây dựng Hiến chương của OSCE. Phương Tây không đồng ý với đề xuất này. Kết quả nỗ lực của những người thực sự quan tâm đến các cách tiếp cận toàn Châu Âu để giải quyết mọi vấn đề là năm 1999, tại Istanbul, đã thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó có Hiến chương về an ninh Châu Âu. Có thể điều chỉnh Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở Châu Âu (CFE) phù hợp với thực tế không còn tồn tại Hiệp ước Warsaw. Sau một số cuộc đàm phán khó khăn, Hiệp ước CFE đã được điều chỉnh và ký kết vào năm 1999 tại Istanbul. Sau đó, văn kiện này được chấp thuận là “nền tảng của an ninh Châu Âu”.

Số phận của hiệp ước này đã được định đoạt bởi Hoa Kỳ đã cấm các đồng minh của họ phê chuẩn Hiệp ước CFE đã được điều chỉnh để bảo tồn văn kiện cũ nhằm đảm bảo sự thống trị của NATO trên cơ sở pháp lý sau khi Hiệp ước Warsaw đã giải thể.

Văn kiện thứ hai được thông qua tại Istanbul cũng vào năm 1999 là Hiến chương về an ninh Châu Âu nhấn mạnh rằng không một quốc gia nào có quyền đảm bảo an ninh của mình bằng cách đánh đổi an ninh của quốc gia khác. Tuy nhiên, NATO vẫn tiếp tục mở rộng về phía đông bất chấp tất cả các tuyên bố đã được tất cả các thành viên OSCE thông qua ở cấp cao nhất.

Nếu theo dõi các diễn biến ở Châu Âu trong những năm gần đây, có thể thấy NATO đã vi phạm mọi cam kết. Việc mở rộng liên minh đã tạo ra các mối đe dọa trực tiếp đối với Liên bang Nga. Cơ sở hạ tầng quân sự của khối này đã mở rộng đến gần biên giới của chúng tôi trái với các cam kết trong Tuyên bố Istanbul năm 1999.

NATO tuyên bố dứt khoát rằng chỉ có liên minh này mới có quyền quyết định bảo đảm an ninh về mặt pháp lý. Đây cũng là sự vi phạm trực tiếp các cam kết Istanbul và Astana.

Nhân đây nhớ lại NATO đã được hình thành như thế nào. Tổng thư ký đầu tiên của liên minh này là G. Ismay từng đưa ra công thức: “Ngăn chặn Nga ở ngoài Châu Âu, để Mỹ hiện diện ở Châu Âu, còn châu Âu kiểm soát nước Đức”. Những gì đang xảy ra bây giờ không có ý nghĩa gì khác hơn là NATO trở lại với các ưu tiên đã được xác định cách đây 73 năm: giữ Nga bên ngoài Châu Âu, Mỹ muốn và đã nô dịch toàn bộ Châu Âu và kiểm soát kiểm soát không chỉ nước Đức mà là toàn bộ Liên minh châu Âu. Triết lý thống trị và lợi thế đơn phương đã không biến mất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

Trong thời gian tồn tại, NATO đã gây ra sự tàn phá và đau khổ bên ngoài liên minh này: xâm lược Serbia, Libya, Iraq, Afghanistan. Ở Afghanistan, liên minh này đã không thành công trong nỗ lực “xúc tiến dân chủ” trong suốt 20 năm. Nếu chúng ta nói về khả năng gìn giữ hòa bình của Mỹ thì hãy xem người Mỹ đã ra sức lập lại trật tự ở một quốc gia nhỏ bé và bị thống trị như Haiti trong nhiều thập kỷ. Đây không phải là Châu Âu. Có nhiều ví dụ khác tương tự khác bên ngoài lục địa Châu Âu.

Nếu vào năm 1991, NATO bao gồm 16 quốc gia thì hiện nay đã có 30 quốc gia, còn Thụy Điển và Phần Lan đang trên đường gia nhập. Liên minh đang triển khai lực lượng và cơ sở hạ tầng quân sự ngày càng sát gần biên giới của chúng ta, không ngừng gia tăng tiềm năng và phương tiện sát biên giới Nga. Trong các các cuộc diễn tập, NATO công khai tuyên bố Nga là “đối thủ”.

Cho đến gần đây, chúng tôi đã cố gắng giữ cho tình hình ở Euro-Atlantic không bị suy thoái thêm. Trong tháng 12/2021, Tổng thống Vladimir Putin đưa ra các đề xuất mới về đảm bảo an ninh trong Dự thảo Hiệp ước Nga-Mỹ và Dự thảo Thỏa thuận Nga-NATO. Không có cuộc thảo luận nào. Đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi về một cách tiếp cận toàn diện và sáng tạo đối với tình hình này, chúng tôi chỉ được thông báo về một điều: mọi quốc gia, và trước hết là Ukraina, đều có quyền gia nhập NATO và không ai có quyền ngăn cản điều đó. Tất cả các yếu tố của công thức thỏa hiệp thống nhất rằng an ninh là không thể chia cắt, rằng không thể bảo đảm an ninh cho một quốc gia mà gây phương hại đến an ninh của quốc gia khác đã bị phớt lờ để duy trì quyền thống trị ở Châu Âu.

Trong tháng 12/2021, Washington đã không nắm lấy cơ hội để giảm căng thẳng. Không chỉ Mỹ mà cả OSCE-tổ chức có thể góp phần xoa dịu căng thẳng nếu tổ chức này đạt được giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina trên cơ sở Thỏa thuận Minsk đã được thống nhất trong tháng 2/2015 và đã được Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua. Trên thực tế, các cơ cấu điều hành của OSCE hóa ra hoàn toàn phụ thuộc vào Washington và Brussels vốn ủng hộ toàn diện chế độ Kiev thực thi chính sách xóa bỏ mọi thứ của Nga, từ giáo dục đến truyền thông, việc sử dụng ngôn ngữ trong văn hóa, nghệ thuật và đời sống hàng ngày.

Phương Tây ủng hộ chế độ Kiev thực hiện đường lối lập pháp hóa lý thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa quốc xã. Lưu ý rằng Phái đoàn giám sát đặc biệt (SMM) ở Ukraina cũng đã làm mất uy tín của OSCE khi họ vi phạm trắng trợn chức năng của tổ chức này. Đó là, không ngăn cản Lực lượng vũ trang Ukraina và các tiểu đoàn dân tộc liên tục vi phạm Thỏa thuận Minsk. Trên thực tế, SMM đã đứng về phía chính quyền Kiev.

SMM đã cố tình làm ngơ trước mọi hành động vi phạm, trong đó có việc chính quyền Kiev chuẩn bị giải pháp quân sự cho vấn đề Donbass. Vào giữa tháng 2/2022, Kiev tăng gần 10 lần các vụ pháo kích vào lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk, tạo ra dòng người tị nạn khổng lồ đổ vào Nga. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác để cứu người dân Donbass và loại bỏ các mối đe dọa đối với an ninh của Liên bang Nga là công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk và theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt theo yêu cầu của họ để chống lại các lực lượng quốc xã.

Thông qua những nỗ lực của EU, các cấu trúc song song đang được tạo ra như Cộng đồng chính trị Châu Âu. Ngày 6/10/2022, hội nghị mở đầu định dạng này đã diễn ra tại Praha. Chuẩn bị cho sự kiện này và công bố sáng kiến thành lập cộng đồng chính trị Châu Âu, Tổng thống Pháp Macron tự hào tuyên bố rằng tất cả mọi người đều được mời tham dự, ngoại trừ Nga và Belarus. Những quan chức ngoại giao nổi bật của Châu Âu như J. Borrell và A. Berbock tuyên bố rằng không nên xây dựng nền an ninh cùng với Liên bang Nga như A.Merkel và các nhà lãnh đạo Châu Âu khác đã từng kêu gọi.

Đức và Pháp, sau khi công bố sáng kiến thành lập Liên minh những người theo chủ nghĩa đa phương và sẽ mời bất kỳ ai họ muốn, đã “đâm sau lưng” OSCE. Tương tự như vậy, Mỹ chỉ mời những người “của mình” đến tham dự cái mà họ gọi là “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ”. Triết lý đó đã làm suy yếu tất cả những nguyên tắc cao cả làm nền tảng cho OSCE. Rút cuộc, không gian an ninh ở Châu Âu đã bị chia cắt, và bản thân OSCE đã trở thành một thực thể bên lề. Trong những năm gần đây, các Chủ tịch OSCE hoàn toàn không muốn ngăn chặn xu hướng tiêu cực này, thậm chí ủng hộ xu hướng đó. Quốc gia láng giềng Ba Lan của chúng tôi đã miệt mài “đào mộ” chôn OSCE trong suốt năm 2022 bằng cách phá hủy nốt tàn dư của văn hóa đồng thuận. Hành động của Warsaw vi phạm trắng trợn Quy tắc thủ tục và quyết định của các cơ quan ra quyết định của OSCE..

Nỗ lực của các nước Phương Tây trong nhiều năm nhằm ngăn chặn việc xây dựng một hệ thống an ninh Châu Âu bình đẳng và không thể chia cắt đi ngược lại những câu “thần chú” được đưa ra trong khuôn khổ các tuyên bố chính trị. Giờ đây chúng ta đang gặt hái thành quả của chính sách sai lầm thiển cận này.

Khi nào và nếu phương Tây nhận ra rằng tốt hơn là trở thành láng giềng, dựa trên một số nền tảng đã được hai bên thống nhất, chúng tôi sẽ lắng nghe những gì họ đề nghị với chúng tôi. Đó phải là những khởi đầu mới về cơ bản của sự tương tác. Sẽ có một cơ hội cho sự tương tác như vậy trong tương lai gần hay không? Chưa thể biết. Quyết định tùy thuộc vào Phương Tây, vốn đã và đang phá hủy một cách có hệ thống mọi thứ dựa trên các nguyên tắc hoạt động của một tổ chức toàn Châu Âu duy nhất mang tên OSCE trong suốt những thập năm dài qua.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM 

Tags: , , , ,