Sự phân cực Đông – Tây ngày càng rõ nét trên bản đồ địa chính trị thế giới

Phương Tây, do Mỹ cầm đầu, đã xác định và phơi bày các giá trị của thế giới đơn cực. Phương Đông giờ đây đã nhận ra rằng họ chưa sẵn sàng bước vào khu vườn của những kẻ cướp và thích ở lại cùng với những giá trị truyền thống lâu đời của mình.

Sự phân cực Đông – Tây ngày càng rõ nét trong bản đồ địa chính trị thế giới

Ngày nay, cả thế giới đang được chia thành hai cực: phương Đông và phương Tây. Sự phân chia đang diễn ra và nó chưa kết thúc. Lựa chọn của các quốc gia vẫn đang tiếp tục. Cũng có những quốc gia đang chen lấn và cố gắng ngồi lên hai chiếc ghế cùng một lúc dưới tấm biển đẹp đẽ “toàn cầu hóa”, theo quan niệm “thế giới phẳng” của phương Tây. Như một quy luật, việc ngồi như vậy có thể kết thúc rất buồn cho chiếc quần, hoặc cho những thứ bên trong chiếc quần.

Sự phân chia thành hai cực Đông và Tây là kết quả của việc xây dựng một hệ thống trật tự thế giới mới. Nền tảng của bất kỳ trật tự thế giới nào cũng bao hàm những giá trị nhất định. Phương Tây, do Mỹ cầm đầu, đã xác định và phơi bày các giá trị của thế giới đơn cực. Phương Đông giờ đây đã nhận ra rằng họ chưa sẵn sàng bước vào khu vườn của những kẻ cướp và thích ở lại cùng với những giá trị truyền thống lâu đời của mình. Văn hóa, giáo dục, thế giới quan, tôn giáo, gia đình… là những giá trị không thể “phẳng” giữa các quốc gia khác nhau. Những quan điểm về một thế giới “không biên giới” đơn giản chỉ là chiêu bài của phương Tây nhằm duy trì vị thế của kẻ cướp mà thôi. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Iran có những lợi ích và quan điểm địa chính trị hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đã sẵn sàng bước vào không gian chung của thế giới phương Đông, chỉ cần không phải chịu ảnh hưởng của phương Tây để rồi dẫn tới nguy cơ đánh mất bản sắc của mình, mà điều này sẽ chỉ mang lại lợi ích cho phương Tây.

Cuộc đối đầu giữa Đông và Tây có thể được nhìn nhận thông qua ảnh hưởng của G7 và BRICS đối với thế giới. Thật vậy, theo nhiều cách, nó là như vậy. Sự hình thành của một thực tế mới đang diễn ra tại chính các tổ chức này. Ở đây đáng để xem xét sự khác biệt về chất giữa hai hệ thống.

Đầu tiên, phương Tây từ lâu đã quyết định nhóm các quốc gia hàng đầu của mình và sẽ không thay đổi bởi khoảng cách giữa các nước tự coi mình là phát triển và những nước kém phát triển hay đang phát triển là quá lớn. BRICS mới bắt đầu hình thành, sau 5 quốc gia đầu tiên thì hiện nay Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Mexico, Argentina, Indonesia, Malaysia, Iran… đã sẵn sàng tham gia. Hãy tưởng tượng BRICS khi đó sẽ bao trùm không gian của toàn cầu như thế nào, kể cả về qui mô dân số? Phương Tây không còn có thể yên tâm hút thuốc trong vườn, bởi vì họ sẽ chả có điếu thuốc trong miệng.

Thứ hai, trong nhiều năm, người ta đã nhồi vào đầu cả thế giới rằng chính số bảy này với chữ “G” là cơ sở phát triển kinh tế toàn thế giới bởi GDP của các quốc gia này vượt xa GDP của tất cả các hiệp hội kinh tế khác. Và đây là BRICS, trong 20 năm nữa sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong suy nghĩ của cả thế giới. Vào năm 2022, GDP của các quốc gia BRICS (31,5% GDP thế giới) đã vượt qua G7 (30,7% GDP thế giới), và khoảng cách đó đang mở rộng theo thời gian. Theo IMF, tỷ trọng của các nước BRICS trong 5 năm tới sẽ tăng lên 33,6%. Nhưng cuộc cách mạng không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, mà diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, nhân khẩu, xã hội… mà theo tất cả các chỉ số đó, các nước BRICS đang chiếm ưu thế tuyệt đối.

Thứ ba, nguồn lực bên trong. Hóa ra, theo các nghiên cứu của “Wall Street”, chỉ có Mỹ, Canada và Australia ít nhiều có được các nguồn lực của riêng họ. Tất cả các quốc gia khác chỉ đơn giản là không có hoặc không đáng kể về mặt này. Với các quốc gia phương Đông, top 10 quốc gia giàu tài nguyên nhất bao gồm Nga, Brazil và Trung Quốc. Các nước ứng cử viên BRICS khác cũng có sự chênh lệch đáng kể so với các nước lớn từ phương Tây. Vì vậy, phương Tây sẽ luôn buộc phải quay sang phương Đông để có được tài nguyên.

Thứ tư, và đây là yếu tố quan trọng nhất, đó là lòng tin. Cả thế giới đang ngày càng hướng về các nước đầu tàu BRICS khi giải quyết các vấn đề nhạy cảm. Điều này được thấy rõ trong tình hình ở hầu hết các quốc gia Trung Đông. Không có gì có thể giải quyết được ở đó nếu không có Nga và Trung Quốc. Chính hai quốc gia này đã trở thành nền tảng trong mọi quá trình hòa giải giữa các quốc gia đã là đối thủ của nhau trong nhiều thập kỷ. Ở các nước châu Phi, với sự tham gia trực tiếp của LB Nga, quá trình ổn định xã hội đang diễn ra. Các quốc gia châu Phi đang từng bước thoát khỏi cái vòng kim cô của phương Tây và tiến tới những mối quan hệ bình đẳng. Theo đúng nghĩa đen, họ đã đuổi những người chủ cũ của mình và từ chối hợp tác với họ.

Trong những năm gần đây, đồng tiền thế giới (USD) đã mất khoảng 20% ​​lượng giao dịch. Đây là một con số rất lớn. Điều này cũng cho thấy rằng niềm tin vào nó, cũng như vào nền kinh tế phương Tây, đã bị mất. Và nếu không có niềm tin, sẽ không có hoạt động kinh doanh bình thường nào. Niềm tin vào đồng tiền của Mỹ, theo nhiều cách, dựa trên niềm tin vào sức mạnh vũ khí của Mỹ. Họ nói rằng họ luôn có thể giải quyết vấn đề bằng biện pháp quân sự. Hôm nay con át chủ bài này đã không hoạt động. Liên bang Nga đang cho thấy rằng, chỉ một mình họ đã có thể đối phó với toàn bộ phương Tây không chỉ về mặt quân sự mà là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực.

Theo HÀ HUY THÀNH / NƯỚC NGA TRẺ FACEBOOK

Tags: , ,