Sắc màu thù hận, miệt thị chủng tộc trong giáo dục lịch sử ở Ukraina

Trong hệ thống giáo dục lịch sử Ukraina hiện nay, Ukraina là dân tộc “Slavs thuần chủng” (pure slavs) trong khi Nga là một bọn “hỗn tộc” giữa Ugro-Finns, Tatars và Slavs.

Chết lặng trước điều được phơi bày từ hệ thống giáo dục lịch sử Ukraina

Tác giả: Nhà báo Hà Quang Minh.

Nga Chính thống giáo là một dân tộc man rợ phương Đông. Đối với bọn “Nga Á” (Asian Russia) này, Ukraina chính là cây cầu, là cánh cửa dẫn chúng đến với thế giới văn minh. Nhà thờ Ukraina luôn tự hào về tính chính thống và ưu việt vượt trội văn hoá so với đám tăng lữ Moskva. Từ đó, văn hoá và khoa học vượt trội của Ukraina đã trở thành một đường “không lưu” để xã hội Nga học hỏi được các tiến bộ văn hoá cũng như thành tựu của văn minh phương Tây. Nền văn hoá Nga được phát triển lên từ chính hệ thống kinh viện sách vở Ukraina”.

Đọc những dòng trên, các bạn có ngạc nhiên không? Nhưng đó là những dòng có thật, được ấn bản trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8 Ukraina. Chúng được trích từ các trang 32, 76, 77 và 169. Cuốn SGK lịch sử này do Birulev biên soạn năm 2002 theo đơn đặt hàng của Bộ Giáo Dục Ukraina, kết hợp với sự tài trợ của vài Quỹ “phát triển xã hội dân chủ” ở Mỹ.

>> Những chính sách sặc mùi phát-xít của nhà nước Ukraina sau Maidan 2014

Và đó không chỉ là tài liệu chính thống duy nhất ở Ukraina hiện nay nói về lịch sử cũng như mối quan hệ Nga – Ukraina một cách méo mó như thế. Trong cuốn luận có tên “Nga trong Giáo khoa lịch sử Ukraina” của hai tác giả Moiseenkova và Martsinovsky ấn hành năm 2004, ngay trong phần đầu đã đặt ra mục tiêu cụ thể rằng “Từ việc giới thiệu các dữ kiện liên quan đến lịch sử này, học sinh cần phải có được nhận thức rằng bất chấp mọi nỗ lực hành động của những nhà truyền giáo Ukraina, họ vẫn không thể chống lại được sự lạc hậu của Nga và sự cai trị tàn bạo của những lãnh đạo Nga”. Những dẫn dụ lịch sử kiểu này thực tế đã phổ biến trong học đường Ukraina từ rất lâu nay, manh mún từ 1996 và rộ lên từ 2003 – 2007. Trong đó, thay vì kể ra những sự thật cần phải được rút kinh nghiệm từ thời kỳ phát xít, thời kỳ Stalin, thời kỳ Xô-viết thì mọi tai ách mà dân tộc Ukraina phải gánh chịu đều chỉ được đổ tội lên một dân tộc duy nhất: người Nga. Đặc biệt, trong hệ thống giáo dục lịch sử Ukraina hiện nay, Ukraina là dân tộc “Slavs thuần chủng” (pure slavs) trong khi Nga là một bọn “hỗn tộc” giữa Ugro-Finns, Tatars và Slavs.

Cách kể chuyện lịch sử không thể tạo ra chiến tranh nhưng nó có thể hình thành một ý thức tập thể nhiều thế hệ về mâu thuẫn sắc tộc và tạo ra các động năng cho những phong trào xã hội. Với cách kể chuyện lịch sử này, chúng ta sẽ thấy việc ở Ukraina các đảng phái cựu hữu quá khích chiếm được ưu thế chính trị là điều không lạ.

>> Từ một video tuyên truyền man rợ nhìn về nền giáo dục mang màu sắc Phát-xít của Ukraina

Lịch sử, history, là một từ gốc Hy Lạp – Latin (historia) với cái gốc “histor” ám chỉ “bậc trí giả”. Ở đây, lịch sử là sự “thấy” và “nắm bắt, hiểu biết” chứ không hề có liên hệ gì đến “story” (câu chuyện) trong tiếng Anh mà nhiều người liên tưởng. Lịch sử có thể được kể lại bằng những câu chuyện, nhưng nó phải là những câu chuyện dựng trên các dữ kiện có thật hoặc chí ít ra là khả năng có thật là tối đa nhất trong nhiều khả năng được đặt ra. Và cách kể câu chuyện lịch sử thực tế rất quan trọng với chuyện phát triển xã hội. Người ta đã dùng rất nhiều câu chuyện “giả sử” để đánh lừa nhiều thế hệ, cốt dẫn dắt các thế hệ ấy quy về một niềm tin mà người ta mong muốn vì mục đích chính trị của mình. Chuyện này không lạ ở Việt Nam và chúng ta cũng đều hiểu rằng để đi tìm lại “chân sử” đã và đang là một hành trình khó nhọc như thế nào, đòi hỏi sự dũng cảm đến mức nào.

Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu càng ngày càng tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát triển như hiện nay, việc kể chuyện lịch sử, đặc biệt là lịch sử trong khoa giáo, càng phải được tiến hành nghiêm cẩn hơn, nhất là khi đụng đến các vấn đề thuộc về sắc tộc. Một quốc gia văn minh không thể là một quốc gia cố tình tạo ra một kẻ thù chung nào đó để dẫn dắt cả mấy thế hệ của một dân tộc đi vào con đường huyết hận. Phương châm “muốn thống nhất một cộng đồng hướng tới một mục tiêu chung, phải cho cộng đồng ấy nhận ra một kẻ thù chung” mà cỗ máy tuyên truyền Đức quốc xã đã tiến hành gần 100 năm trước đã là một thứ hủ lậu từ lâu lắm rồi. Nhưng dường như hôm nay, giữa các nan đề phát triển không lời giải, người ta dễ dàng thoả hiệp và kiếm tìm phương cách hủ lậu ấy để đạt mục đích. Và sự thật không thể chối cãi là việc tuyên truyền lịch sử sai lệch ở Ukraina đã góp MỘT PHẦN (chú ý – không phải toàn bộ) vào việc cuộc chiến nổ ra giữa lòng châu Âu hôm nay. Đó cũng là lý do dễ hiểu khi cựu ngoại trưởng Henry Kissinger từng nhận xét thẳng thừng rằng các lãnh đạo Ukraina có nhận thức lịch sử rất kém.

Pháp đang bước vào giai đoạn chung kết của cuộc bầu cử mà Macron sẽ phải đối đầu vối một đối thủ khó lường là Marine Le Pen. Giữa chủ trương quốc gia trong lòng Châu Âu của Macron và chủ trương quốc gia là trọng tâm, châu Âu là điểm tựa của Le Pen, có tồn tại cả khác biệt rất lớn giữa phe cộng hoà và phe quốc gia, dân tộc. Nếu có một chiến thắng cho Le Pen, cộng hưởng với chiến thắng vừa rồi của Viktor Orban, châu Âu chắc chắn sẽ rất khác thường. Và song song đó, còn cả những ẩn hoạ khác nữa mà nhân-quả của nó rất tương đồng với Ukraina. Đó là Ba Lan, một trong những quốc gia cũng đang thả mình trong vòng xoáy của mối hận được diễn đạt qua hình thức dân tộc chủ nghĩa.

>> Sự thật kinh hoàng về mạng lưới trại tẩy não trẻ em của phát-xít Ukraina

Lịch sử luôn là những câu chuyện hấp dẫn và cuốn hút, bởi cơ bản nó luôn lấp sau những bức màn bí ẩn. Con người thích thú trước những gì ẩn giấu sau những thứ có thể được vén lên ấy, như bức màn sân khấu, hoặc đơn giản chỉ là lớp váy. Nhưng hãy cẩn trọng. Những gì là Giả Sử hoàn toàn có thể một ngày sẽ khiến chúng ta ngỡ ngàng thốt lên Sử Tô (vẽ).

Theo HÀ QUANG MINH FACEBOOK 

Tags: , , , ,