Nghiện ngập là triệu chứng của những kẻ cô đơn?

Đối lập của nghiện ngập không phải là sự điều độ. Đối lập của nghiện ngập là cộng đồng/kết nối.

Nghiện ngập là triệu chứng của những kẻ cô đơn?

Nếu sử dụng heroin trong 20 ngày, đến ngày thứ 21, cơ thể sẽ thèm thuốc tới quằn quại. Bởi trong heroin là chất gây nghiện. Nhưng nếu bị gãy xương, bạn sẽ được đưa tới viện và sẽ được truyền diamorphine nhiều tuần liền. Chất này có thể gây nghiện mạnh hơn heroin, nó không chưa tạp chất mà người bán pha vào.Vô số người đang được truyền diamorphine chất lượng cao ở bệnh viện ngay lúc này. Như vậy, ít ra vài người trong số họ phải bi nghiện chứ? Nhưng qua các nghiên cứu kỹ lưỡng, hiện tượng đó không hề xảy ra.

Tại sao vậy? Giả thuyết được rộng rãi chấp nhận là kết quả của một loạt thí nghiệm được tiến hành vào đầu thế kỷ 20. Thí nghiệm tiến hành khá đơn giản, bắt một con chuột nhốt vào trong lồng với 2 bình nước, một bình chỉ có nước, bình còn lại là nước pha cocaine. Con chuột chỉ tập trung vào bình chứa chất gây nghiện và liên tục uống cho tới chết do quá liều.

Tuy nhiên, vào năm 1970, giáo sư tâm lý học Bruce Alexander để ý tới một yếu tố bất thường trong thí nghiệm này. Con chuột bị nhốt trong lồng một mình. Nó không có việc gì làm ngoài uống thuốc độc. Ông tự hỏi, kết quả sẽ ra sao nếu sử dụng một phương pháp khác. Thế là ông tiền hành thí nghiệm “Công viên chuột” với một cái chuồng cao cấp có bóng màu sặc sỡ, ống trượt và vô số bạn để chơi.

Tất nhiên, vẫn có một bình nước bình thường và một bình pha thuốc phiện. Kết quả là ở “Công viên chuột”, hiếm khi chúng sử dụng nước chứa thuốc phiện. Không con ngào nghiện. Không con nào quá liều.

Nhưng có khi nào điều này chỉ đúng với chuột? May mắn là có một nghiên cứu tương tự ở con người. Trong chiến tranh Việt Nam, 20% lính Mỹ sử dụng heroin. Khi về nước, không ai trong số họ đi cai nghiện. 95% đơn giản chỉ ngưng dùng khi về nhà.

Giả thuyết cũ về nghiện chẳng thể nào giải thích được hiện tượng này. Nhưng so với giả thuyết của giáo sư Alexander, điều này hoàn toàn hợp lý. Họ bị bắt đến một khu rừng ở một đất nước xa lạ, phải giết người hoặc chết bất cứ lúc nào. Dùng heroin là một cách tốt để chịu đựng những điều đó. Khi được trở về với bạn bè và gia đình, họ giống như được thoát khỏi lồng thí nghiệm, như bước vào “Công viên chuột” cho người.

Không phải là do chất gây nghiện mà là do cái lồng. Và sự ghiện ngập cần được nhìn nhận dưới một góc độ khác. Bản năng con người có nhu cầu cần được liên kết. Khi hạnh phúc và khỏe mạnh, chúng ta sẽ kết nối với những người xung quanh. Nhưng khi không thể do sợ hãi, bị cô lập hay thất bại trong cuộc sống, chúng ta sẽ liên kết tới những thứ mang cho ta cảm giác nhẹ nhõm.

Đó có thể là việc liên tục sử dụng điện thoại, xem phim khiêu dâm, chơi game, mạng xã hội hay những trò chơi may rủi hoặc thậm chí là cocaine. Ta phải có mối liên kết với điều nào đấy vì đó là bản năng của con người.

Lối thoát khỏi những kết nối không lành mạnh là tạo dựng những mối quan hệ lành mạnh, tìm đến những người bạn muốn ở bên cạnh. Nghiện ngập chẳng qua là một triệu chứng của sự cô đơn đang xảy ra xung quanh chúng ta, điều mà ai cũng cảm thấy được.

Trong một quãng thời gian dài chúng ta chỉ nói về sự tự phục hồi sau cai nghiện của mỗi cá nhân. Nhưng đã đến lúc chúng ta cần nói về sự hồi phục xã hội. Chúng ta cần xây dựng một cộng đồng như “Công viên chuột” thay vì những cái lồng cô lập. Chúng ta cần thay đổi cách sống phi tự nhiên và tìm về mọi người xung quanh.

Theo TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM

Tags: , ,