Liệu Việt Nam có còn là một nước Cộng sản?

“Liệu Việt Nam có còn là một nước Cộng sản?” – Tôi đã hỏi như thế ở bất cứ nơi đâu, trong nhiều năm. Tôi hỏi cùng một câu hỏi đó từ các ngôi làng vùng sâu cho đến các thành phố lớn, câu trả lời là một điều rất quan trọng đối với tôi, bởi hàng triệu người Việt Nam đã chết, đã chiến đấu cho đất nước của họ và sau đó cố gắng hoàn thành giấc mơ về một quê hương xã hội chủ nghĩa.

Liệu Việt Nam có còn là một nước cộng sản?

Tác giả: Andre Vltchek, triết gia, nhà văn, nhà làm phim và nhà báo điều tra, chuyên gia Về châu Á và phương Đông.

Nguồn: “Vietnam is well, but that angers western imperialism”; New Age; 21/12/2016.

Biên dịch: Ngô Mạnh Hùng. Bản dịch đăng trên Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 541.

Cách đây 15 năm, khi sống ở Hà Nội, tôi đã thường xuyên đến quán bar trên sân thượng ở khách sạn Meritus để dùng đồ uống buổi tối, chỉ để cảm nhận làn gió nhẹ nhàng và nhìn thấy những chiếc tàu cổ xưa đang chạy trên hồ. Đôi khi mặt hồ có thể nhìn thấy rõ ràng, nhưng thông thường thì bị bao phủ bởi sương mù, như trong một bức tranh Việt Nam cổ.

Có những ngôi làng trên đường chân trời, bao gồm những ngôi nhà ống đơn giản, và tôi cũng có thể nhìn thấy một vài tòa nhà chọc trời ở trung tâm thành phố. Xa bên dưới, những tòa nhà nằm trên bờ hồ đầy màu sắc, cổ kính và đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Hà Nội rất u tịch và nghèo nàn, nhưng nó là một cái gì đó, mà người ta có thể yêu hoặc ghét, nhưng không ai có thể thờ ơ với nó bao giờ…

Đây cũng là thủ đô của một quốc gia xã hội chủ nghĩa, một đất nước tự hào đã đánh bại đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ. Đó là một biểu tượng của sự phản kháng, là dấu hiệu hy vọng cho nhiều nước nghèo đang đấu tranh, và cũng giống như Cuba, là một bằng chứng sống động cho thấy một quốc gia bất khuất với niềm tự hào của mình có thể đứng lên và chiến thắng trước những kẻ thù mạnh nhất và độc ác nhất.

Vào một thời điểm nào đó, Meritus đã đổi tên và chủ sở hữu của nó. Nó đã trở thành Sofitel và gần đây đã được chuyển đổi lần nữa, lần này là Pan Pacific. Những kết cấu trên tầng mái vẫn được giữ lại. Các tòa nhà chọc trời đã mọc lên khắp thành phố. Bây giờ chúng bao phủ gần như toàn bộ chân trời, đột nhiên Hà Nội có một đường chân trời siêu thực. Bạn nhìn vào khoảng không phía xa, và những gì bạn thấy cũng giống hệt như bất cứ nơi nào khác: Thượng Hải hoặc Dallas, Bangkok hoặc Johannesburg… nhưng đó mới chỉ là cái nhìn bề ngoài.

Những hình ảnh cộng sản nhiệt huyết còn sót lại, may mắn là vẫn còn một số ít còn lại – những hình ảnh khác đã bị đột biến, trở thành những bảng hiệu quảng cáo kỹ thuật số hiện đại – vẫn đang cần mẫn chiếu sáng bóng đêm, với sự liên tục thay đổi: hình ảnh Cụ Hồ, những Đội viên thiếu niên, công nhân và binh lính trong tư thế sẵn sàng bảo vệ đất nước của mình.

Liệu Việt Nam có còn là một nước Cộng sản?” – Tôi đã hỏi như thế ở bất cứ nơi đâu, trong nhiều năm. Tôi hỏi cùng một câu hỏi đó từ các ngôi làng vùng sâu cho đến các thành phố lớn, câu trả lời là một điều rất quan trọng đối với tôi, bởi hàng triệu người Việt Nam đã chết, đã chiến đấu cho đất nước của họ và sau đó cố gắng hoàn thành giấc mơ về một quê hương xã hội chủ nghĩa.

Câu trả lời tôi thường nhận được lại là sự lảng tránh. Vì lý do nào đó, con mắt của những người mà tôi hỏi dường như bị bỏ rơi vào khoảng không vô hình nào đó…

Điều gì đã xảy ra, Việt Nam?” – Tôi muốn hỏi, nhưng Việt Nam là một dải đất lớn và dài sau bờ biển, rất bí ẩn, nó không nói, nó không trả lời những câu hỏi hùng biện của tôi. Hầu hết mọi người đều tự do nói chuyện, họ có thể trả lời, nhưng vì lý do nào đó họ lại không làm điều đó.

Họ có lẫn lộn như tôi không? Tôi cảm thấy càng trong những câu trả lời có vẻ tích cực và lạc quan, lại càng ẩn giấu sự trốn tránh. Và tôi tiếp tục suy nghĩ, tại sao lại như thế?

Tôi không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ ngừng hỏi, bởi vì tôi cảm thấy rằng đó là điều quan trọng, cần thiết phải biết để hiểu.

*

Nghệ sĩ nổi tiếng George Burchett, con trai của nhà báo vĩ đại người Australia Wilfred Burchett, sinh ra ở Việt Nam và hiện nay đã nhiều năm sống cùng gia đình ở Hà Nội. Tình yêu của anh dành cho đất nước này là niềm đam mê vô điều kiện. Anh quan sát thấy nhiều thay đổi xảy ra xung quanh, và thấy hầu hết mọi người đều lạc quan: “Cuộc sống ở Việt Nam đang dần được cải thiện. Bạn có thể đi dạo quanh Hà Nội hoặc lái xe trên khắp vùng nông thôn, không có cái gì là sự tàn khốc hay cùng cực ở đây. Mọi người lạc quan. Cuộc sống đang được cải thiện”.

Burchett cũng giải thích rằng, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối do Bộ Chính trị đưa ra theo hướng chính trị phi phương Tây.

Một số người mà tôi nói chuyện, cũng như một số nhà phân tích, không nghi ngờ gì sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hưu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp dụng một chính sách thân thiện hơn đối với Trung Quốc, thay đổi hình thức chủ nghĩa xã hội riêng của mình (gọi là “Chủ nghĩa xã hội với các đặc điểm Việt Nam”). Tuy nhiên, sau gần hai tuần đi du lịch khắp miền Trung Việt Nam, tôi không thể phủ nhận rằng lực lượng thị trường đóng vai trò rất quan trọng, thường xuyên cố gắng đưa ra định hướng phát triển của đất nước.

Tôi thích những chiếc cần cẩu khổng lồ, các công trình xây dựng và tuabin”, tôi đùa khi đi qua Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, khi thấy ở tầng 2, một số tác phẩm vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam được trưng bày (ý nói những chiếc cần cẩu – ND).

Vâng, tôi cũng vậy”, một trong những người bạn của tôi trả lời một cách chế nhạo, “nhưng tất nhiên, rất nhiều những cần cẩu này đang xây dựng các trung tâm mua sắm và nhà chung cư sang trọng dành cho người giàu”.

*
Tôi đã trải qua gần 3 năm sống ở Việt Nam, khi đó vẫn còn nghèo, từ năm 2001 đến 2003. Quyết tâm của người dân để xây dựng một quốc gia phát triển hơn là rất đáng ngưỡng mộ.

Mỗi năm tôi trở lại, đi du lịch đến hầu như tất cả các góc của đất nước. Việt Nam chắc chắn đã thay đổi, nhưng theo nhiều cách nó vẫn giữ được tinh thần xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch hóa tập trung mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đảm bảo cho sự phát triển của một nền kinh tế hỗn hợp, không bao giờ biến thành sự hỗn loạn và thị trường phi XHCN. Tinh thần của quốc gia và biểu tượng yêu nước là chủ nghĩa Marx, nhưng cũng mang nguồn gốc sâu xa của chủ nghĩa dân tộc.

Ngay cả khi các công ty mới của nước ngoài xây dựng dây chuyền lắp ráp của họ ở đây, chính phủ đã đảm bảo rằng sẽ không xảy ra điều kiện làm việc tuyệt vọng và đáng tiếc như những gì đã xảy ra ở Philippines, Indonesia hoặc Campuchia. Tôi đã đến thăm một số nhà máy may mặc ở miền Nam: tất cả đều sạch sẽ, thoáng khí, với đủ dịch vụ y tế, căn-tin và việc cơ giới hóa vận chuyển hàng hóa cho công nhân.

Ở nông thôn, điều kiện sống và làm việc cũng đã được cải thiện, nói chung là khá đáng kể.

Tuy nhiên, không giống như ở một số nước khác, tuyên truyền của phương Tây ở Việt Nam được tự do hoạt động thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các blogger và truyền thông xã hội bắt đầu tấn công lãnh đạo Đảng Cộng sản và toàn bộ hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam.

Chiến lược chung nhằm tạo sự mất ổn định (tương tự như phương thức nhắm đến Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh, và nhắm đến Mỹ Latinh và Trung Quốc bây giờ) đã được áp dụng một cách ráo riết. Vô số các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức “nhân quyền” đã tham gia ngay lập tức. Nhiều trí thức địa phương tham gia vào hàng ngũ của các nhà hoạt động nước ngoài, một số người trong số họ đã nhận được “hỗ trợ” và “tài trợ” từ các cơ quan nước ngoài, các tổ chức văn hóa và thậm chí trực tiếp từ các chính phủ phương Tây.

Những thành tựu to lớn của nhà nước đã bị truyền thông thu hẹp lại một cách có chủ đích, trong khi đó những chủ đề như tham nhũng và những tai ương xã hội lại bị nhấn mạnh quá mức. Toàn bộ vũ khí “văn hóa chống lại nền tảng” đã được thiết kế, sản xuất và tung ra. Đối với những người thành thị có học thức, việc ủng hộ Đảng Cộng sản và hệ thống chính trị đã trở nên biến mất, gần như họ không làm gì, gần như đáng hổ thẹn.

Việc tương tác với những khách du lịch nước ngoài thường không dẫn đến bất cứ điều gì tích cực. Tại thành phố cổ Hội An, tôi gặp một cô hầu bàn khách sạn, trước đây là một cô gái thôn quê, gần như ngay lập tức sau khi tôi ngồi xuống bàn, cô đã bắt đầu phát huy vốn tiếng Anh thông thạo của mình, để nói một hồi dài như mọi người mơ tưởng châu Âu khác, cô nói về những khó khăn khủng khiếp ở Việt Nam, mức học phí ở trong nước cao như thế nào (thật vô lý, không có học phí ở đây, mặc dù có một số “chi phí ngầm”), và tình trạng tuyệt vọng ở các bệnh viện địa phương như thế nào (dù trên thực tế, tình hình đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, như tôi đã nói với nhiều công dân Việt Nam). Sau đó cô ấy, theo một cách được đào tạo bài bản, đã đưa ra một câu hỏi, điều làm tôi hài lòng: “Mọi thứ, giáo dục và chăm sóc y tế ở đất nước của ông như thế nào?”.

Chúng tôi luôn ngưỡng vọng các quốc gia khác, đặc biệt là phương Tây”, người bạn lâu năm của tôi, một nhà quản lý người Việt Nam đã nhiều năm làm việc cho Liên hợp quốc, nói với tôi, “Chúng tôi hiếm khi hài lòng với những gì chúng tôi có, hoặc những gì của nhà nước. Luôn luôn phải có điều gì đó để phàn nàn”.

Nhận xét của bạn tôi là chính xác. Câu hỏi đặt ra ở đây: Ai là người thực sự sản xuất và quảng bá những quan điểm như thế? Làm việc trên khắp thế giới, tôi thực sự thấy điều này ngày càng trở nên “khuôn mẫu” và được “sản xuất hàng loạt” ở một số quốc gia. Nó được thiết kế và chế tạo ở phương Tây, sau đó được cấy ghép vào các nước xã hội chủ nghĩa, ở Trung và Nam Mỹ, ở Nam Phi, Trung Quốc, Nga và ngày càng nhiều ở Việt Nam.

Để đơn giản hóa mọi thứ, tôi gọi đó là cách tiếp cận: “truyền bá chủ nghĩa hư vô, bi quan, trầm cảm và hoài nghi”. Mục tiêu chính của nó là làm nảy sinh sự bất mãn, làm sai lệch tư tưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, chia rẽ các quốc gia, làm suy yếu chủ nghĩa yêu nước và cuối cùng là cai trị các quốc gia đã tự đánh mất toàn bộ phẩm giá của mình.

Tôi đã mô tả những nỗ lực như vậy của phương Tây với các chi tiết đầy màu sắc, trong cuốn sách “Chống lại chủ nghĩa đế quốc phương Tây” của tôi, dài 840 trang.

Trong rất nhiều dịp, tôi đã gặp những công dân Việt Nam đang ngày càng cọ xát với “thế giới bên ngoài” nhiều hơn, họ cũng như những người đã bán hết những miếng bánh của mình, nay nhận tài trợ và làm việc cho các công ty và tổ chức quốc tế.

Những người như vậy không được phép làm lãnh đạo, quản lý đất nước, họ nên được dứt khoát dừng lại!

Người Việt Nam đã đứng trên đỉnh cao thời đại trong nhiều thập kỷ. Họ đã chiến đấu và thách thức những kẻ thù hùng mạnh nhất trên trái đất – thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Họ đã xây dựng lại đất nước của mình từ đống tro tàn, đúng theo nghĩa đen. Trong quá trình đó, hàng triệu sinh mạng đã mất, nhưng cuối cùng quốc gia đã thống nhất, nó đã trở nên mạnh mẽ như thép, vượt lên tất cả những gì mà thế giới có thể hình dung, tưởng tượng.

Nếu bây giờ Việt Nam chấp nhận thất bại bởi truyền thông, hoạt động phá hoại và bởi chính sự vọng ngoại của mình, thì tất cả những hy sinh to lớn nói trên sẽ trở thành vô ích.

Trong những năm gần đây và cả nhiều thập kỷ trước, một số sai lầm nghiêm trọng đã xảy ra ở Việt Nam, nhưng đất nước vẫn đang tiến về phía trước, cuộc sống đang được cải thiện và có triển vọng tươi sáng. Phủ nhận nó sẽ là một minh chứng rõ ràng về sự vô minh, thiếu hiểu biết, hoặc là những ý định vô cùng thù địch. Điều đó phải bị loại bỏ, không bao giờ được tự đánh mất, không bao giờ được phép lãng quên và không bao giờ được khuất phục, ở bất cứ cấp độ nào!

Theo VĂN NGHỆ TP HCM

Tags: , ,