Làm tan nát nước Nga: Giấc mơ cháy bỏng và bệnh hoạn của chính quyền Mỹ

Tham vọng của Mỹ luôn là thiết lập vị thế thống trị của mình tại khu vực thịnh vượng và đông dân nhất thế giới: lục địa Á-Âu. Và để làm được điều này, nước Nga phải bị chia cắt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng nói: “Mục đích của phương Tây luôn là làm suy yếu, chia rẽ và cuối cùng là tiêu diệt nước Nga. Vào năm 1991, họ đã tuyên bố thẳng rằng Liên bang Xô viết đã bị làm cho tan rã, và giờ đã đến lúc chính nước Nga phải bị tan rã thành nhiều vùng và nhiều khu vực bất ổn khác nhau”.

Sự đối đầu trong chính sách của Washington đối với nước Nga đã có từ lâu. Năm 1918, Woodrow Wilson đã gửi hơn 7.000 quân đến Siberia như một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm lật đổ thành quả Cách mạng của những người Bolshevik. Hoạt động của Lực lượng viễn chinh Mỹ ở đây kéo dài 18 tháng, nhưng không hề được ghi lại trong sử sách hay các tài liệu ở Mỹ, tuy nhiên vụ việc này vẫn là một trong những ví dụ về việc Mỹ luôn muốn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Thực tế là giới chóp bu Washington luôn can thiệp vào các vấn đề của Nga, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Moskva. Họ không chỉ tin rằng nước Nga nên được chia thành các đơn vị địa lý nhỏ hơn, và người dân Nga cũng nên chào đón một kết quả như vậy. Khi đó người Nga sẽ hồ hởi chào đón những gã khổng lồ dầu mỏ phương Tây, các tập đoàn khai thác và tất nhiên, cả Lầu Năm Góc.

Zbigniew Brzezinski, có vai trò chủ mưu trong các nước cờ địa chính trị của Washington đã tóm tắt vấn đề này trong một bài báo trên tạp chí Foreign Affairs: “Với quy mô và sự đa dạng của nước Nga, một hệ thống chính trị phi tập trung và nền kinh tế thị trường tự do có khả năng giải phóng sức sáng tạo của người dân Nga cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của Nga. Một nước Nga với liên minh lỏng lẻo bao gồm Nga (phần châu Âu), Cộng hòa Siberia và Cộng hòa Viễn Đông sẽ dễ dàng phát triển các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với các nước xung quanh. Mỗi quốc gia thành viên của liên minh này sẽ có thể tự do sử dụng tiềm năng của mình, vốn bị kìm hãm trong nhiều thế kỷ bởi bàn tay của Moskva. Theo đó, một nước Nga phi tập trung sẽ làm giảm hiệu quả quản lý của Moskva theo kiểu đế quốc”. (Zbigniew Brzezinski, Geostrategy for Eurasia, Foreign Affairs, 1997).

Một “Nước Nga với liên minh lỏng lẻo” mà Brzezinski hình dung sẽ là một quốc gia phụ thuộc, không có sức mạnh quân sự và không có khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Nó sẽ không thể ngăn cản các quốc gia hùng mạnh hơn xâm lược, chiếm đóng và thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ. Nó cũng không thể tập trung thống nhất toàn dân dưới một ngọn cờ duy nhất để kiến tạo tương lai độc lập, hùng mạnh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Một khi Liên bang Nga bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ hơn sẽ cho phép Mỹ duy trì vai trò thống trị của mình trong khu vực này mà không bị đe dọa thách thức hoặc can thiệp. Và đây dường như là mục đích thực sự của Brzezinski, như ông ta đã chỉ ra trong “tác phẩm” The Grand Chessboard của mình: “Đối với Mỹ, phần thưởng lớn nhất chính là vai trò địa chính trị của Mỹ tại lục địa Á-Âu. Ưu thế toàn cầu của Mỹ phụ thuộc trực tiếp vào việc duy trì ưu thế trên lục địa Á-Âu trong bao lâu và hiệu quả của nó như thế nào”.

Tham vọng của Mỹ luôn là thiết lập vị thế thống trị của mình tại khu vực thịnh vượng và đông dân nhất thế giới: lục địa Á-Âu. Và để làm được điều này, nước Nga phải bị chia cắt, lãnh đạo của nước này phải bị lật đổ và thay thế. Chỉ khi đó, nguồn tài nguyên khổng lồ của nước này sẽ được đặt trong tay của các tập đoàn đa quốc gia toàn cầu, dòng chảy của cải từ đông sang tây sẽ được duy trì ổn định. Nói cách khác, Moskva cần phải chấp nhận vai trò khiêm tốn của mình trong trật tự mới với tư cách là một công ty khai thác tài nguyên trên thực tế của Mỹ.

Washington chưa bao giờ đi chệch mục tiêu phá hủy nhà nước Nga. Trên thực tế, Chiến lược An ninh Quốc gia được phát hành gần đây, cùng với báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (Renewed Great Power Competition: Implications for Defense – Issues for Congress) đã xác nhận về các kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm đè bẹp bất kỳ ý định nào đối việc Hoa Kỳ mở rộng sang Trung Á để trở thành kẻ thống trị trong khu vực. Trích từ báo cáo: “Mục tiêu của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn sự xuất hiện một quốc gia có vai trò ảnh hưởng lớn trên lục địa Á-Âu cần được đặt ra. Thứ nhất, dựa trên số lượng người, tài nguyên và hoạt động kinh tế ở Á-Âu, một một cường quốc có ảnh hưởng tuyệt đối trong khu vực Á-Âu sẽ đe dọa các lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ. Thứ hai, Á-Âu không thể tự ngăn chặn sự xuất hiện của một cường quốc như vậy trong khu vực và phải cần sự hỗ trợ từ một hoặc một số quốc gia bên ngoài Á-Âu để có thể làm điều đó một cách đáng tin cậy”.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay cũng không khác gì với cái gọi là “Học thuyết Wolfowitz” đã được đưa ra trước Chiến tranh Iraq: “Mục tiêu đầu tiên của chúng ta là ngăn chặn sự tái xuất hiện của một đối thủ mới, cho dù là ở không gian hậu Xô viết hay ở nơi khác, đều gây ra mối đe dọa tương tự như Liên Xô đã đặt ra trước đây. Đó là quan điểm chủ đạo trong chiến lược phòng thủ khu vực mới, và nó yêu cầu chúng ta phải ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ thế lực thù địch nào, mà nguồn lực của nó, dưới sự kiểm soát tập trung thống nhất, sẽ đủ để tạo ra một cường quốc toàn cầu”.

Có thể thấy rằng, kể từ khi Wolfowitz xây dựng học thuyết của mình gần hai thập kỷ trước, cho đến nay nó không có thay đổi đáng kể nào. Cơ sở của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là tiếp tục bảo vệ quyền thống trị vùng Trung Á của Washington và coi bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trong khu vực là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Điều này càng được quan tâm bởi thực tế là cả Nga và Trung Quốc đều đã được xác định trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”. Thực tế thì thuật ngữ này đồng nghĩa với “các quốc gia thù địch”.

Quan điểm này cũng được thể hiện khá rõ ràng trong một bài báo với tiêu đề “Sự phân chia nước Nga sau Thế chiến III” – (Partitioning Russia After World War III): “Mục tiêu cuối cùng của Mỹ và NATO là chia cắt và kiểm soát quốc gia lớn nhất trên thế giới – Liên bang Nga, và thậm chí là thiết lập một trạng thái rối loạn vĩnh viễn trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của họ, hoặc ít nhất là trên một số vùng của Nga và các quốc gia trong không gian hậu Xô Viết. Mục tiêu cuối cùng của Mỹ là ngăn chặn bất kỳ giải pháp thay thế nào cho việc hội nhập và ổn định lục địa Á-Âu. Đó là lý do tại sao tiêu diệt nước Nga là một trong những mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ. Với sự chia nhỏ của Liên bang Nga, bất kỳ sự cạnh tranh lưỡng cực nào giữa Moskva và Washington sẽ chấm dứt”.

Mối quan hệ của Washington với Nga luôn đầy phức tạp và mâu thuẫn, nhưng điều này liên quan nhiều đến tham vọng địa chiến lược của Washington hơn là bất kỳ hành vi phá hoại nào đối với Moskva. “Tội ác” duy nhất của Nga là họ đang chiếm giữ phần rất lớn “bất động sản của thế giới” mà Mỹ thèm khát và muốn kiểm soát bằng bất cứ cách nào có thể. Khi Hillary Clinton lần đầu tiên công bố kế hoạch “xoay trục sang châu Á”, hầu hết mọi người đều cho rằng đây là một kế hoạch thông minh để chuyển nguồn lực từ Trung Đông sang châu Á nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của Mỹ đối với thị trường phát triển nhanh nhất thế giới này. Điều họ không nhận ra vào thời điểm đó là các chính trị gia có ý định kéo Nga vào cuộc chiến ở Ukraina nhằm làm suy yếu nước Nga để Washington có thể tự do triển khai các căn cứ quân sự của mình trên khắp lãnh thổ Á-Âu. Cũng không ai lường trước được khoảng thời gian mà Washington sẽ kích động, cô lập và hạ bệ Nga với mục đích rõ ràng là loại bỏ các nhà lãnh đạo chính trị của nước này và chia cắt nước này thành nhiều quốc gia nhỏ hơn. Đây là những gì mà Hillary đã lập luận vào năm 2011: “Việc kiềm chế sự tăng trưởng và phát triển năng động của châu Á là trọng tâm của các lợi ích kinh tế, chiến lược của Mỹ”. (America’s Pacific Age, Foreign Policy Magazine, 2011).

Đọc kỹ bài phát biểu của H. Clinton, cùng với việc xem lại Học thuyết Wolfowitz, sẽ giúp ngay cả những người chậm hiểu nhất cũng sẽ rút ra được một số kết luận rõ ràng về cuộc xung đột hiện tại ở Ukraina, vốn không liên quan nhiều đến cái gọi là “sự xâm lược của Nga”, nhưng hoàn toàn là liên quan đến kế hoạch của Washington nhằm phát triển quyền lực trên lục địa Á-Âu, kiểm soát trữ lượng dầu khí khổng lồ của Nga, bao vây Trung Quốc bằng các căn cứ quân sự và thiết lập sự thống trị của Mỹ tại tâm điểm của thị trường thịnh vượng nhất thế kỷ này.

Và Putin, một lần nữa tuyên bố: “Bây giờ, để thoát ra khỏi cái mớ hỗn độn đầy mâu thuẫn này, họ (Mỹ) cần phải bằng mọi giá phá vỡ nước Nga cũng như những quốc gia khác chọn con đường phát triển có chủ quyền, để nhằm cướp đi của cải nhiều hơn, đồng thời thiết lập quyền thống trị của họ. Nếu điều này không mang lại kết quả như họ mong muốn, tôi không loại trừ rằng họ sẽ cố gắng sử dụng công thức nổi tiếng – chiến tranh sẽ viết nên mọi thứ”.

Thật vậy, nếu nhìn vào lịch sử các cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ tiến hành trong ba mươi năm qua, thì cuộc chiến tranh nhằm chia cắt nước Nga dường như là một điều tất yếu. Các mục tiêu chính của cuộc chiến này là xóa bỏ chế độ hiện tại ở Nga, thay thế nó bằng một con rối do Mỹ điều khiển, từ đó làm tan rã nước Nga (như họ gọi là “phi thực dân hóa nước Nga”) thành nhiều quốc gia ốm yếu, mở đường cho sự tái cân bằng chiến lược hay còn gọi là “xoay trục” của Washington. Khi đó nguồn tài nguyên quý giá ở đây sẽ được sở hữu và điều hành bởi Mỹ và đám tay sai ở châu Âu. Thực tế là Mỹ sẽ không bao giờ cho phép Nga thách thức sự thống trị đơn phương của mình ở Á-Âu. Đó cũng là lý do tại sao Washington hoàn toàn phớt lờ những cảnh báo về an ninh của Nga, phá vỡ lời hứa không mở rộng NATO “một inch về phía đông”. Chính sách đối ngoại của Mỹ hiện chỉ nằm trong tay một nhóm nhỏ những người theo chủ nghĩa cực đoan tân bảo thủ, những người công khai từ chối ngoại giao và mù quáng tin rằng lợi ích chiến lược của Mỹ chỉ có thể đạt được thông qua xung đột quân sự trực tiếp hoặc gián tiếp (ủy nhiệm) với Nga. Tuy nhiên, có thể nói rằng mọi thứ đối với họ sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trước khi chúng trở nên tốt hơn.

Theo THANH HAHUY FACEBOOK

Tags: , , ,