Chưa bao giờ NATO thể hiện chủ nghĩa bành trướng toàn cầu rõ như hiện nay.

Không thể khẳng định rằng chỉ một nhóm quốc gia – một thiểu số trong cộng đồng thế giới, sẽ quyết định các tham số, tiêu chí và phương hướng cụ thể cho cuộc sống trên toàn hành tinh.

Chưa bao giờ NATO thể hiện chủ nghĩa bành trướng toàn cầu rõ như hiện nay.

Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov  tại cuộc gặp các đại biểu tham dự Chương trình khoa học và giáo dục với chủ đề “Đối thoại vì tương lai” ở Moskva ngày 30/11/2022.

Chương trình cuộc gặp bàn về chủ đề an ninh toàn cầu. Năm nay chúng ta đang kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Liên Xô. Đây là một cơ hội tốt để xem xét các vấn đề an ninh đã được giải quyết như thế nào trong quá khứ; vì sao Liên Xô không còn tồn tại; làm thế nào trong giai đoạn khó khăn đó của lịch sử thế giới vẫn có thể ngăn chặn được sự bất ổn của hệ thống quan hệ quốc tế, cấu trúc của Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; làm thế nào xây dựng được các hiệp ước về kiểm soát và cắt giảm vũ khí và bảo đảm các chế độ không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; vì sao sau khi Liên bang Nga đã khẳng định được các quyền hợp pháp của mình trên trường quốc tế thì Mỹ lại phá hủy những công cụ cơ bản đảm bảo an ninh và ổn định toàn cầu này.

Đến nay chỉ có Hiệp ước START-3 còn tồn tại. Chúng ta đã đề nghị chính quyền Mỹ trước đây kéo dài hiệu lực của hiệp ước này mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào nhưng đã không nhận được sự đồng thuận. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử và lễ nhậm chức, Tổng thống John Biden đã chấp nhận yêu cầu đó của Nga. Thế giới cảm thấy thở phào nhẹ nhõm. Như vậy, vẫn còn hiệu lực của một công cụ duy nhất trong lĩnh vực đảm bảo sự ổn định toàn cầu. Liên bang Nga và Hoa Kỳ gần đây đã tái khẳng định cam kết của mình đối với hiệp ước.

Tình hình ổn định chiến lược đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến do Phương Tây tập thể gây ra chống lại Nga. Họ không che giấu điều đó. Ukraina và công dân của quốc gia này bị [Phương Tây] sử dụng như một thứ vật tư tiêu hao. Ukraina được phương Tây bơm vũ khí hiện đại và kích động chiến đấu với Nga đến “thắng lợi trên chiến trường”. Họ tuyên bố công khai điều này như lời của Tổng thư ký NATO J. Stoltenberg rằng con đường dẫn đến hòa bình ở Ukraina chính là cung cấp thêm vũ khí hiện đại cho nước này đến khi giành được thắng lợi hoàn toàn. Đây là biểu hiện của đa nhân cách, phân liệt về ngoại giao và chính trị. Những tuyên bố như vậy chỉ chứng tỏ rằng lập luận của Phương Tây về các giá trị phổ quát của loài người, về không gian kinh tế và nhân đạo thống nhất, về an ninh từ Đại Tây Dương đến Urals, hoàn toàn chỉ là trò đạo đức giả. Phương Tây chưa bao giờ nghĩ đến bất kỳ quan hệ bình đẳng nào với nước Nga. Đây là hiện tượng đáng buồn, nhưng quan sát những gì đang xảy ra và cách đại đa số các nước phương Tây cư xử với Nga thì không thể có kết luận nào khác được.

Chúng ta sẽ tiếp tục duy trì an ninh và ổn định toàn cầu. Theo sáng kiến của Nga, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống John Biden vào ngày 16/6/2021 đã xác nhận “Công thức Gorbachev-Reagan”: Không thể có người chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân và không bao giờ được để xẩy ra chiến tranh hạt nhân. Cam kết tương tự cũng được lãnh đạo các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là 5 cường quốc hạt nhân chính thức xác nhận theo sáng kiến của Nga ngày 3/1/2022. Quan điểm của Nga còn đi xa hơn: ngoài việc không thể chấp nhận một cuộc chiến tranh như vậy cần phải tránh bất kỳ cuộc đụng độ quân sự nào giữa các cường quốc hạt nhân ngay cả khi sử dụng vũ khí thông thường. Sự leo thang có thể trở nên không kiểm soát được. Các đồng nghiệp Phương Tây đang tìm cách né tránh phần này của cam kết. Điều này nói lên rất nhiều điều, trong đó có chủ trương của họ ở Ukraina – quốc gia đang bị họ thúc đẩy tiếp tục cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Liên bang Nga.

Lịch sử thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất. Chúng ta sẽ không che giấu điều đó nhưng cũng quyết không sợ. Những giai đoạn lịch sử như vậy luôn kích thích các nhà ngoại giao, chính trị gia và chính khách phát triển những cách tiếp cận mới để tiếp tục sống trong thế giới hiện đại, dựa trên đánh giá toàn diện về những gì đang xảy ra. Rõ ràng là, “công việc kinh doanh” thông thường với phương Tây không còn nữa. Phương Tây không chỉ phải suy nghĩ lại về vị trí của mình trong mối quan hệ với Liên bang Nga mà còn trong nền chính trị thế giới nói chung. Không thể khẳng định rằng chỉ một nhóm quốc gia – một thiểu số trong cộng đồng thế giới, sẽ quyết định các tham số, tiêu chí và phương hướng cụ thể cho cuộc sống trên toàn hành tinh. Chính Phương Tây từ lâu đang ra sức hành động không phải vì tôn trọng luật pháp quốc tế mà buộc các quốc gia phải tuân theo “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” do họ áp đặt. Các luật lệ này thay đổi theo từng trường hợp, tùy thuộc vào những gì mà Phương Tây cần đạt được ở khu vực này hay khu vực khác trên thế giới ngày nay.

Chúng ta lo ngại về sự mở rộng nhanh chóng của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó có cuộc chiến do phương Tây gây ra chống lại Nga ở Ukraina và trong nền an ninh toàn cầu. Cho đến gần đây, mọi người đều tin rằng NATO là một liên minh phòng thủ, chỉ quan tâm đến việc bảo vệ lãnh thổ của các thành viên. Sau khi Liên Xô không còn tồn tại và Khối Warsav giải thể, NATO không còn lý do để tồn tại bởi liên minh này không còn phải “phòng thủ” trước phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo.

Lẽ ra phải được giải thể, NATO ra sức tìm kiếm lý do để tồn tại. Ban đầu, cuộc chiến ở Afghanistan được coi là biện minh cho sự tồn tại của NATO. Sau khi phải rút lui nhục nhã khỏi Afghanistan, NATO phải tìm một lý do khác để tiếp tục tồn tại và họ đã tìm thấy lý do đó bằng cuộc khủng hoảng Ukraina để kiềm chế Nga. Trong nhiều năm sau cuộc đảo chính ở Kiev [trong năm 2014], Ukraina đã trở thành một công cụ để ngăn chặn Nga, là bàn đạp để tấn công các lợi ích sát sườn của Nga. Trong suốt thời gian này, với sự khuyến khích và tài trợ trực tiếp của các nhà tài trợ Phương Tây cho chính quyền Kiev, ngôn ngữ, văn hóa, truyền thông và giáo dục Nga đã ở quốc gia này đã bị phá hủy.

Tại Hội nghị thượng đỉnh trong tháng 6/2022 ở Madrid, NATO tuyên bố rằng liên minh giờ đây có trách nhiệm toàn cầu. Lúc này y không còn ai đề cập đến “chức năng phòng thủ” của NATO nữa. Ngược lại, NATO cho rằng an ninh ở khu vực Châu Âu – Đại Tây Dương không thể tách rời khỏi an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Như vậy, giờ đây NATO sẽ “phòng thủ” ở Biển Đông.

Chưa bao giờ chủ nghĩa bành trướng toàn cầu của NATO được thể hiện rõ như hiện nay. Tôi cho rằng, đại đa số các nước trên thế giới nhận thấy rõ các nguy cơ do NATO gây ra và nhận thức cho rằng có thể đánh vai trò dẫn đầu thế giới có thể khiến liên minh này đưa ra những quyết định hấp tấp và vô trách nhiệm. Chính những đánh giá này sẽ quyết định lập trường của hầu hết các nước khi thảo luận về tương lai an ninh toàn cầu.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM 

Tags: , , ,