Chủ nghĩa Kết cấu – làn sóng Đỏ của nền nghệ thuật Xô-viết

Chủ nghĩa Kết cấu – Constructivism là gì? Những xu hướng thiết kế mới từ đâu mà hình thành? Và điều gì đã làm nên phong cách nghệ thuật Nga hiện đại?

Constructivism (Xu hướng Tạo Dựng/Chủ nghĩa Kết Cấu) là phong trào nghệ thuật và kiến trúc xuất hiện tại Nga Thế Kỉ 20 (cụ thể trong giai đoạn từ 1915 đến 1940). Constructivism có sức lan tỏa nhanh chóng, giao lưu cũng như ảnh hưởng đến các tư tưởng nghệ thuật, thiết kế và xây dựng khác trên thế giới như Chủ nghĩa Bauhaus, Phong cách Destijl, Chủ nghĩa Công năng, Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism) hiện đại…

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Những nghệ sĩ tiên phong của Chủ nghĩa Kết Cấu Nga bao gồm Vladimir Tatlin, Kasimir Malevich, Alexandra Exter, Robert Adams, và El Lissitzky…

Lịch sử hình thành và phát triển Chủ nghĩa Kết cấu Nga

Kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất và Cách mạng Tháng Mười, nước Nga đã hoàn toàn đổi sắc. Một làn gió mới tràn đến làm thay đổi tư duy và sáng tác của các văn nghệ sĩ nói chung cũng như giới kiến trúc sư nói riêng bấy giờ. Giữa bối cảnh đó, Chủ nghĩa Kết cấu chính thức xuất hiện tại Nga. Chủ nghĩa Kết cấu đi theo tinh thần của Chủ nghĩa Cộng sản, lý tưởng cộng sản với việc đề cao nhân dân lao động tác động mạnh đến các kiến trúc sư Liên Xô thời đó.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Gian hàng Liên Xô tại Hội chợ quốc tế Paris (1925).

Chủ nghĩa Kết cấu được châu Âu biết đến lần đầu tiên vào năm 1925 tại Hội chợ quốc tế Paris. Gian hàng Liên Xô với sự đơn giản đến không còn gì có thể đơn giản hơn, nổi bật giữa những gian hàng các nước châu Âu khác vốn phù hoa, phô trương sự giàu có, thừa mứa của chủ nghĩa tư bản. Nhiều kiến trúc sư châu Âu lúc đó đã ngỡ ngàng trước gian hàng bé nhỏ này. Le Corbusier – cây đại thụ của nền kiến trúc thế giới đã có ngay cảm tình với Chủ Nghĩa Kết Cấu khi thấy công trình này. Ông nhận xét: “Một phong cách hoàn toàn độc đáo, đi trước thời đại chúng ta”.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Tuy nhiên Chủ nghĩa Kết cấu chỉ phát triển ngót nghét trong vòng 10 năm. Kể từ 1930, nhân danh “nền nghệ thuật xã hội chủ nghĩa”, Iosif Vissarionovich Stalin – Chủ tịch hội đồng bộ trưởng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, ép các kiến trúc sư vào chủ nghĩa hình thức. Chủ nghĩa Tín điều, độc đoán, bảo thủ đã chấm dứt sự tồn tại của Chủ Nghĩa Kết Cấu. Cũng chính vì vậy, Chủ nghĩa Kết cấu bắt đầu âm thầm duy trì trong những phong cách nghệ thuật mang tên gọi khác mà một trong số đó phát triển nên xu hướng thiết kế Công năng Tối giản hiện đại.

Đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa Kết cấu Nga 

Chủ nghĩa Kết cấu Nga đề cao công năng, tính sử dụng, hướng tới con người cũng như hướng tới sự đơn giản, hướng tới cái đẹp của hình khối, của sự chuyển động, của kết cấu. Đó là một bước tiến rất lớn so với thế giới thời đó vẫn đang say sưa với chủ nghĩa phục cổ, chủ nghĩa hình thức với những công trình đầy tính xa hoa, phô trương. Đây cũng là những nền tảng của xu hướng thiết kế chức năng và thiết kế tối giản ngày nay.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Thiết kế giày mang âm hưởng Chủ nghĩa Kết cấu Nga.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Chủ nghĩa Kết cấu biểu hiện lên sự liên quan của các hình thức đơn giản trong hình học và đúc kết lại những hình ảnh từ thiên nhiên trên cơ sở tỷ lệ. Theo lời nói của Cezanne: trong thiên nhiên mọi thứ đều có những hình ảnh giống với hình cầu, hình nón, hình trụ… Hiệu quả nghệ thuật của Chủ nghĩa Kết cấu chỉ duy nhất là sự quan hệ giữa hình khối và không gian, mỗi một chức năng điều tương ứng với một mục đích yêu cầu ban đầu. Có thể nói, giàu tính hình học và màu sắc cơ bản là nét nổi bật của chủ nghĩa này.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Tác phẩm điêu khắc của Naum Gabo và Antoine Pevsner – Người tiên phong trong phong trào Constructivism.

Chủ nghĩa Kết cấu là trào lưu đã gây một ảnh hưởng sâu rộng cho tất cả các nghành nghệ thuật tạo hình ở Nga, đầu tiên là trên nghệ thuật điêu khắc, sau đó nó xuất hiện trên nghệ thuật tạo hình khác. Trên công trình kiến trúc, nó tìm ý tưởng trong phép tích hợp của một vài thành phần cấu trúc tương ứng. Các công trình kiến trúc của Chủ nghĩa Kết cấu tận dụng lợi thế của các vật liệu mới với khung thép hỗ trợ cho các khu vực rộng bằng thủy tinh. Các khớp nối giữa các bộ phận tòa nhà thì được coi như điểm nhấn chứ không che giấu. Nhiều tòa nhà có cửa sổ lớn để cho nhiều ánh sáng chiếu vào và ứng dụng những vật liệu mới nhất của ngành công nghiệp hiện đại.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Những tòa theo kiến trúc của Chủ nghĩa Kết cấu độc đáo và “luôn hiện đại”.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

“Vòng đạp mây” của Lissitzky (1924): đến tận bây giờ, vẫn thuộc về tương lai…

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Một trong những công trình tiêu biểu trong Chủ nghĩa Kết cấu phải kể đến phương án “Vòng đạp mây” vào năm 1924 của họa sĩ El Lissitzky (sinh năm 1890 – mất năm 1941). Đó là hai ngôi nhà chọc trời theo hình dạng đặc biệt: ngôi nhà thứ nhất có dạng một trụ lớn, đặt phía trên là một nhà hai tầng vươn ra xa hàng chục mét theo dạng conson. Ngôi nhà này phát triển trên không trung nối với ngôi nhà sau cách ngôi nhà thứ nhất chừng 50m. Ngôi nhà thứ hai gồm một nhà lớn 3 tầng khá dài đặt trên hai cột trụ lớn.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Trong các cột trụ là hệ thống giao thông theo chiều đứng gồm các hệ thống thang máy và các hệ thống đường ống kỹ thuật khác. Phương án những ngôi nhà chọc trời phát triển ngang dọc trên hệ thống cột đã đưa ra một dạng công trình kiến trúc cao tầng hiện đại, một quan niệm mới về đô thị. Một công trình thiết kế từ năm 1920, nếu được xây dựng vào năm nay, hoặc là đến 2020 hay lâu hơn, vẫn mang tính hiện đại rất cao.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20-

Mô hình Tháp Tatlin – đồ án Đài kỷ niệm Quốc tế Cộng sản thứ ba, một biểu tượng của Chủ nghĩa Kết cấu được đặt tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).

Nhà lý luận nghệ thuật Pháp hiện đại – Michel Ragon cho rằng ảnh hưởng của các nghệ sĩ, kiến trúc sư Liên Xô thời kỳ này với các nền kiến trúc của Đức, Pháp, Hà Lan là đáng kể và thành quả kiến trúc Liên Xô từ 1920 đến 1930 là không có gì so sánh được. Chủ nghĩa Kết cấu cũng đóng góp cho sự hình thành chủ nghĩa công năng châu Âu – một trào lưu kiến trúc quan trọng bậc nhất của kiến trúc hiện đại thế giới. Hiện nay, Chủ nghĩa kết cấu phát triển mạnh mẽ dưới cái tên Chủ nghĩa tối giản (Minimalism). Và ở Châu Âu, họ ca ngợi Chủ nghĩa Kết cấu là “Chủ nghĩa Tiên phong”.

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

wiki-phong-trao-nghe-thuat-nga-constructivism-the-ki-20

Tranh minh họa phong cách Chủ nghĩa Kết cấu của Studio Atelier Olschinsky tại Áo.

Theo DESIGNS.VN

Tags: , , , , ,