⠀
Buôn bán động vật hoang dã: Tội ác của những kẻ kinh doanh sự tuyệt chủng
Suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu không chỉ là kết quả từ sự phá hủy môi trường sống tự nhiên, hay thậm chí săn bắn các loài động vật làm thức ăn. Một số lượng lớn các loài đang bị đe dọa là do buôn bán vật nuôi – ở cả hai trường hợp dạng sống như vật nuôi cảnh hay để trưng bày, hoặc bị giết chết vì giá trị sử dụng trong các loại thuốc.
Tác giả: Alice Catherine Hughes, Associate Professor in Landscape Ecology & Conservation, Chinese Academy of Sciences.
Nguồn: Trading in extinction: how the pet trade is killing off many animal species / Theconversation.com.
Biên dịch: Đào Công Anh – Đại học Lâm Nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội
Mặc dù mọi người ngày càng nhận thức được mối đe dọa của việc buôn bán các loài có giá trị cao như ngà voi, và các động vật khác như hổ, tê giác, và tê tê trong y học, ít người nhận ra rủi ro do buôn bán vật nuôi gây ra đối với tương lai sống còn của nhiều loài chưa được biết đến rộng rãi.
Tham quan một vườn thú hay một cửa hàng bán vật nuôi, bạn có thể thấy được rằng những con bò sát hay lưỡng cư trong cửa hàng đang được chăm sóc trong điều kiện nuôi nhốt. Rất nhiều trong số các con vật này được nhập khẩu về đây từ các quốc gia khác. Trên thực tế 92% của 500.000 chuyến hàng động vật sống trong giai đoạn 2000-2006 tới Hoa Kỳ (tương đương 1.480.000 con vật) là cho mục đích buôn bán vật nuôi và 69% trong số đó có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Việc buôn bán này là hợp pháp?
Rất nhiều vườn thú, hồ cá cảnh và các nhà buôn bán vật nuôi ban đầu đều là các nhà nhân giống có chứng chỉ ở nhiều nơi trên Thế giới (đặc biệt là ở Đông Nam Á và Nam Mỹ) nhằm cung cấp nguồn vật nuôi và phục vụ mục đích triển lãm. Tuy nhiên số vật nuôi bây giờ được đem ra triển lãm chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các con vật thực tế đang bị nuôi nhốt. Phần lớn vật nuôi được săn bắt từ thiên nhiên và được chuyển qua dạng hợp pháp
Một trong những loài như vậy là Tắc kè (Gecko gecko), trong trường hợp loài này ở Indonesia có thể xuất khẩu hợp pháp đến 3 triệu cá thể sống hàng năm (theo công ước CITES quy định về hạn ngạch xuất khẩu hợp pháp của tất cả các loài có giá trị thương mại quốc tế) và thêm hơn 1,2 triệu mẫu khô có giá trị về mặt dược liệu.
Tuy nhiên việc nhân giống 3 triệu cá thể tắc kè đòi hỏi ít nhất 420.000 cá thể cái và 42.000 cá thể đực; 90.000 thùng ấp trứng và 336.000 lồng nuôi; thêm vào đó là thức ăn và hàng trăm nhân viên phục vụ. Tất cả các chi phí bỏ ra cần được bù đắp với mưc giá bán ra dưới 1,90 USD/ 1 con tắc kè, và đó là chưa đề cập đến tỉ lệ chết và thêm 1,2 triệu con được bán ra dưới dạng khô. Do đó, phần lớn nguồn tắc kè vẫn được săn bắt ngoài tự nhiên.
Tình trạng này cũng đúng cho ước tính khoảng 160 loài bò sát. Khoảng 80% số lượng loài Trăn cây Indonesia ( Morelia viridis) (hơn 5.337 cá thể hàng năm) ước tính bị xuất khẩu bất hợp pháp, và hầu hết toàn bộ quần thể loài rùa Palawan đã bị đánh bắt bởi một nhóm duy nhất để xuất khẩu trong khu vực. Bởi vì các nhà sưu tầm có nhu cầu tìm kiếm các loài mới và quý hiếm. Toàn bộ các quần thể có thể bị khai thác thông qua sử dụng thông tin từ các công bố khoa học đề cập tới các loài động vật ngay khi chúng đã được mô tả. Ít nhất 21 loài bò sát đã trở thành mục tiêu theo cách này và các quần thể trong tự nhiên có thể đứng bên bờ vực tuyệt chủng sớm sau khi khi chúng được phát hiện ra và đó là 1 thực tế. Các viện nghiên cứu đã bắt đầu di dời vị trí chính xác của các loài mới ra khỏi các công bố của họ để ngăn chặn tình trạng này.
Nhu cầu sưu tầm đã đưa một số loài đến nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên, bao gồm loài tắc kè hổ Trung quốc (Goniuorosaurus luii) và rất nhiều loài tắc kè khác chỉ được biết đến bởi các nhà sưu tầm và các nhà khoa học. Tuy những loài này tuyệt chủng trong tự nhiên, mức độ cực kì nguy cấp và khó phân loại lại dễ dàng có sẵn trong tay những kẻ buôn bán vô đạo đức tại Mỹ và Châu Âu, thông qua Internet hay các hội chợ đen. Những mối đe dọa này đặc biệt nguy hiểm với bất kì loài bò sát nào mới được mô tả, đặc biệt là các loài bò sát đến từ Châu Á hay New Zealand , Madagascar.
Đối với phần lớn các loài này, buôn bán hợp pháp chẳng bao giờ được cấp phép quốc tế; tất cả các con vật có sẵn đều đến từ hàng hóa bất hợp pháp, và có thể tương đương với quần thể trên toàn cầu đối với một số loài.
Một ước tính cho thấy 50% số bò sát còn sống xuất khẩu là thông qua bẫy bắt trong tự nhiên bất chấp thực tế là chưa tới một nửa trong tổng số 10.272 loài bò sát được mô tả hiện nay còn trong tự nhiên được đánh giá nằm trong tình trạng bảo tồn.
Chỉ khoảng dưới 8% các loài buôn bán thương mại được kiểm soát để ưu tiên phát triển, nhưng các hạn ngạch hay các hướng dẫn quản lý gần như không có
Tuy nhiên tình trạng khai thác này không chỉ giới hạn đối với các loài bò sát hay lưỡng cư. Bất kì loài nào cũng có thể rơi vào bẫy của những tay sưu tầm, đối với các loài linh trưởng, và các loài lan hay chim đều chịu chung số phận. Hơn 212 loài lưỡng cư đã bị khai thác quá mức đã được phân loại cho đến nay, với ít nhất 290 loài đã trở thành mục tiêu cho buôn bán vật nuôi quốc tế.
Nhiều cuộc điều tra tại Thái Lan cho thấy có hơn 347 loài phong lan được buôn bán chỉ trong một chợ. Những loài này đến từ khắp các khu vực và bao gồm cả những loài chưa được mô tả, cũng như các loài được vận chuyển trái phép vào Thái Lan.
Những loài này chịu chung số phận với các loài bò sát, với nhiều khám phá mới được khai thác từ thị trường này, thỉnh thoảng được khuyến khích bởi các nhà nghiên cứu. Chúng rất dễ dàng có sẵn qua Internet, kết quả là sự tuyệt chủng của các loài này có thể chỉ dựa riêng vào hoạt động buôn bán và những mối đe doạ do thương mại này gây ra bị từ chối chấp nhận.
Rất nhiều loài chim cũng chịu mối đe dọa tuyệt chủng hàng loạt từ các hoạt động buôn bán vật nuôi. Các loài này bao gồm hàng ngàn loài chim tại Nam Mỹ, và một ước tính cho thấy có tới 3,33 triệu cá thể chim bị buôn bán hàng năm tại Đông Nam Á (1,3 triệu cá thể chỉ tính riêng tại Indonesia)
Áp lực lên các loài chim lại Indonesia nghiêm trọng đến mức mà chỉ trong 1 ngày tại 1 chợ đã có hơn 16.160 cá thể chim thuộc 206 loài ghi nhận được bán ra, chiếm tới 98% tất cả các loài chim bản địa của Indonesia, và 20% trong số đó là đặc hữu.
Các loài cá cũng có số liệu thống kê tương tự. Hơn 98% trong số chúng tại các hồ cá cảnh được đánh bắt từ các rạn san hô tự nhiên và đối mặt với tỉ lệ chết 98% trong một năm. Do đó, các quần thể cá trong tự nhiên, như loài cá Hề , đã suy giảm tới 75% quần thể.
Ai sẽ chịu trách nhiệm ?
Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp là hoạt động buôn bán lớn thứ tư trên toàn cầu, có giá trị khoảng 20 tỉ USD hàng năm. Một nửa trong đó đến từ Đông Nam Á.
Không giống với các hoạt động buôn bán bất hợp pháp khác, rất nhiều hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp không bị che dấu trong những trang Web đen. Tính thực thi pháp luật thường rất lỏng lẻo cho phép những kẻ buôn bán các loài động thực vật có thể hoạt động công khai và ít lo sợ bị trừng phạt.
Đạo luật Lacey tại Mỹ cấm việc nhập khẩu các sinh vật sống từ các nước có loài này là bản địa, nhằm mục đích ngăn chặn sự qua mặt buôn bán động vật hoang dã. Nhưng ở Châu Âu chưa có các đạo luật tương tự, điều đó cung cấp một cầu nối đến điểm cuối của hoạt động thương mại.
Phần lớn nhu cầu về các loài này, và đặc biệt là các loài quý hiếm đến từ các nhà sưu tập Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ của trong quá trình buôn bán này được quy định (2% buôn bán quốc tế đối với động vật lưỡng cư, và 10% đối với buôn bán bò sát trên toàn cầu), những hành động khẩn cấp là cần thiết để bảo vệ các loài dễ bị tổn thương khỏi quá trình tuyệt chủng.
Do nhiều loài bò sát, lưỡng cư và các loài lan chưa được liệt kê vào danh sách cần bảo vệ của CITES (do thiếu thông tin, hay chỉ mới được phát hiện gần đây) nên không có một quy định thực sự nào áp dụng được trong buôn bán động vật hoang dã. Và các nhân viên hải quan cũng không có khả năng phân biệt giữa một loài lan hay loài ếch thông thường hay quý hiếm. Vì vậy cần có những hạn chế đơn giản hơn để ngăn chặn mối nguy hại tiềm tàng gây ra bởi hoạt động buôn bán này.
Vô tội đến khi được chứng minh là có tội?
Đối với nhiều loài không được phân loại theo tiêu chuẩn của CITES có lẽ những gì chúng ta cần làm là chỉ cho phép những loài đã được phân loại và được chứng nhận buôn bán trên thị trường. Điều đó có nghĩa rằng tất cả các mẫu không có chứng chỉ này sẽ không thể được vận chuyển quốc tế
Hiện tại việc theo dõi toàn bộ các nhóm buôn bán là rất khó khăn ngay cả đối với các tổ chức đảm nhận vị trí này, ví dụ như Tổ chức Hải quan Thế giới cũng không theo dõi được các hồ sơ về động vật lưỡng cư.
Rất nhiều loài tại Phương tây chỉ có thể đến thông qua các tuyến đường bất hợp pháp, thế nhưng việc tiêu thụ các loài này một lần nữa lại không hạn chế. Các hệ thống chứng nhận hay cung cấp chứng chỉ cần phải được tạo ra như một phần bắt buộc của việc bán bất kì đơn vị phân loại loài nào dễ bị tổn thương do khai khác. Với hình thức tịch thu vá áp dụng các mức xử phạt để hỗ trợ cho việc tuân thủ thực thi pháp luật
Các nhà sưu tập các loài động vật sống thường là những người có sở thích, vì vậy phần lớn trong số họ sẽ không có khả năng vượt qua một quãng đường dài để mua mẫu vật nếu mức độ thực thi pháp luật được thúc đẩy. Những hành động như vậy cũng cần được mở rộng để cuối cùng hạn chế việc buôn bán thông qua Internet đối với những loài hiện đang bị đe dọa.
Mặc dù nhiều cam kết đã được thực hiện bởi các Chính phủ Châu Âu nhằm hạn chế việc buôn bán động vật hoang dã trái phép, những nỗ lực này thường thất bại trong việc giải thích một số lượng lớn các loài đang có nguy cơ trở thành vật nuôi hay các mẫu tiêu bản sống. Do sự qua mặt và tham nhũng, nên cần thiết hạn chế nhập khẩu từ người tiêu dùng ở các quốc gia.
Nếu chúng ta muốn có tương lai tốt đẹp cho các quần thể động vật hoang dã, thì hành động quyết liệt là cần thiết để kiểm soát việc buôn bán quốc tế và buôn bán trong nước. Nếu không có những hành động như vậy, chúng ta sẽ có thể thấy được sự mất đi của nhiều loài quý hiếm chỉ vì lòng tham của loài người.
Theo BIODIVN.COM
Tags: Sự tuyệt chủng, Đạo đức môi trường, Bảo vệ động vật