Việt Nam đầu thập niên 1990 qua 1.600 bức ảnh của Hans-Peter Grumpe

Gồm 1.600 bức ảnh đặc sắc ghi lại phong cảnh, đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam ở hơn 20 tỉnh thành, trải dài trên 3 miền đất nước, “kho” ảnh của nhiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe là nguồn tư liệu dồi dào và quý giá về Việt Nam đầu thập kỷ 1990 dành cho cộng đồng mạng.

Việt Nam đầu thập niên 1990 qua 1.600 bức ảnh của Hans-Peter Grumpe

Đến thăm Việt Nam vào đầu thập kỷ 1990, thời điểm mà ngành du lịch mới bắt đầu mở cửa, Hans-Peter Grumpe – nhiếp ảnh gia người Đức, đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp “nguyên sơ”, chưa bị tác động nhiều bởi xu thế thương mại hóa của xứ sở lúa gạo này.

Biết đến Việt Nam từ thời còn là một sinh viên tham gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam trên đường phố, Grumpe đã ngay lập tức bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của cảnh quan cùng lòng tốt và sự hiếu khách của người dân ngay trong lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây, theo như thổ lộ của ông trên website cá nhân.

Hồ Hoàn Kiếm - Những người: Hà Nội

Bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 1992.

Ông đã ở Việt Nam tổng cộng 83 ngày (trải dài trong 3 năm 1991, 1992, 1993), vào tháng 7 và tháng 8, tức là mùa mưa – khoảng thời gian thời tiết rất ẩm và nóng, đặc biệt là tại Hà Nội. Dường như, đó cũng là khoảng thời gian mà phong cảnh đẹp nhất và nhịp sống diễn ra sôi động nhất ở một đất nước cận nhiệt đới.

Trong 3 năm ấy, Grumpe đã cảm nhận được những thay đổi chóng mặt về kinh tế của một quốc gia đang phát triển. Cụ thể, trong khi vào năm 1991, Hà Nội hầu như chỉ có xe máy “Simson” và “MZ” của Đông Đức cũ thì đến năm 1993, chúng đã gần như hoàn toàn biến mất và được thay thế bằng các mẫu xe của Nhật Bản. Vào ban đêm, đường phố cũng được chiếu sáng nhiều hơn, các cửa hàng được mở ra ngày càng nhiều, những khu nhà cũ được phá bỏ…

Saigon: Poster Đổi Mới

Pa-nô cổ động trên đường Lê Lợi, TP HCM năm 1991.

Grumpe nhận xét: “Nhìn chung, trong dân chúng có một sự lạc quan lớn về sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế”. Thành quả mà nhiếp ảnh gia người Đức có được sau các chuyến đi là 1.600 bức ảnh đặc sắc, ghi lại phong cảnh, đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam ở hơn 20 tỉnh thành, trải dài trên 3 miền đất nước.

Dưới góc nhìn của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Grumpe đã khắc họa sinh động bộ mặt của một đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam chăm chỉ, cần cù và giàu tình bằng hữu.

Đà Nẵng - Xem từ cửa sổ khách sạn

Thành phố Đà Nẵng năm 1991.

Các hình ảnh Việt Nam do Hans-Peter Grumpe thực hiện được đăng tải trên website cá nhân của ông tại địa chỉ: http://www.hpgrumpe.de/viet_nam/index.html (tiếng Đức).

Xem các bộ ảnh của Hans-Peter Grumpe với nội dung tiếng Việt:

>> Trọn bộ 270 bức ảnh về Hà Nội năm 1991-1993 của Hans-Peter Grumpe
>> Sài Gòn năm 1991 qua 135 bức ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Nét ‘quê mùa’ của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 qua ống kính Hans-Peter Grumpe
>> Xứ Huế năm 1991 – 1992 qua ống kính Hans-Peter Grumpe
>> Miền đất Quảng Nam năm 1991 – 1992 qua ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Phú Yên, Khánh HòaNinh Thuận năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Bình ĐịnhQuảng Ngãi năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Quảng Trị năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Tây Nguyên năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Ngoại thành Hà Nội năm 1991, 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Ninh Bình năm 1991 qua ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Hải PhòngQuảng Ninh năm 1991, 1993 qua ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Hòa Bình, Sơn LaĐiện Biên năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Lai ChâuLào Cai năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Cao BằngLạng Sơn năm 1993 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe
>> Hình ảnh khó quên về Tiền Giang năm 1991 của Hans-Peter Grumpe

Một số hình ảnh được chọn lọc từ “kho” ảnh của nhiếp ảnh gia Grumpe:

Hà Nội-Altstadt: chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân, Hà Nội năm 1993.

Sài Gòn: Phà trên sông Sài Gòn

Người dân đi đò sang Thủ Thiêm TP HCM năm 1991.

Đà Nẵng: Sửa chữa xe đạp trên đường sắt

Mưu sinh trên đường tàu, phía sau chợ tam giác, Đà Nẵng năm 1991.

Huế: giao thông đường bộ

Bên ngoài chợ Đông Ba, TP Huế năm 1992.

Hội An: cảnh đường phố

Phố cổ Hội An năm 1991.

Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng năm 1992.

Làng đánh cá Đại Lãnh

Làng chài ở Đại Lãnh, Phú Yên năm 1992.

Qui Nhơn - chờ tàu thuyền trở về

Chợ cá ở Quy Nhơn, Bình Định năm 1992.

Bộ sưu tập súng ngắn và tên lửa ở Đốc Miếu

Phế liệu chiến tranh ở Dốc Miếu, Quảng Trị năm 1992.

Thuyền phẳng để vận chuyển hành khách trong vịnh halong khô

Bến thuyền du lịch ở Tam Cốc, Ninh Bình năm 1991.

Chùa Chùa Thầy

Chùa Thầy ở Hà Tây năm 1991.

Vịnh Hạ Long: bãi biển tại Hồng Gai

Biển Bãi Cháy, Quảng Ninh năm 1993.

Hòa Bình: trong thành phố

Thị xã Hòa Bình năm 1992.

Làng Hmong đỏ

Bản của người H’Mông ở Lai Châu năm 1992.

Cao Bằng: Dấu hiệu Kế hoạch hóa Gia đình và AIDS

Pa-nô cổ động ở thị xã Cao Bằng năm 1993.

Sông Mỹ Tho và sông Tiền Giang

Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang năm 1991.

Theo HPGRUMPE.DE

Tags: ,