⠀
Bình Định và Quảng Ngãi năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe
Khám phá thành phố biển Quy Nhơn và thăm viếng khu chứng tích vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1992 cùng nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe.
>> Việt Nam đầu thập niên 1990 qua 1.600 bức ảnh của Hans-Peter Grumpe
Một thoáng Quy Nhơn
“Quy Nhơn là một trong bốn căn cứ hải quân chính của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (bên cạnh Đà Nẵng, Nha Trang và Cam Ranh). Năm 1992, vẫn còn có những phế liệu chiến tranh trên bãi biển” – Hans-Peter Grumpe.
“Khi các tàu đánh cá trở về, các loại hải sản được bốc dỡ và phân loại trực tiếp tại chỗ. Không có bất cứ một khách du lịch nào khác ngoài tôi. Trên bãi biển chỉ có người dân địa phương” – Hans-Peter Grumpe.
Tháp Đôi
Tháp Đôi còn có tên là Tháp Hưng Thạnh, là khu tháp của người Chăm có niên đại từ thế kỷ 12-13, gồm tháp phía Bắc và tháp phía Nam nằm cạnh nhau, thuộc địa phận phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Nghề làm muối ở Quy Nhơn
Khai thác muối theo kiểu truyền thống bằng cách đun nước biển.
Muối thu được bằng phương pháp này.
Trên đường đến Mỹ Lai, Quảng Ngãi
Tháp Bánh Ít ở Tuy Phước, Bình Định.
Phong cảnh Quảng Ngãi.
Quầy xăng bán lẻ bên đường.
Tại xưởng rèn của làng.
Trong xưởng gạo.
Vận chuyển ngói trên đường làng.
Chứng tích Mỹ Lai
Vào ngày 16/3/1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các binh sĩ Mỹ đã thảm sát 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam, và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972.
“Đài tưởng niệm được xây dựng trên địa điểm của ngôi làng bị phá hủy. Tôi đã may mắn được đón tiếp bởi một nhân chứng sống sót sau thảm họa, khi đó ông mới 13 tuổi. Cha mẹ ông không ở trong làng vào thời đó, chỉ có ông bà và hai anh chị em. Khi những người lính Mỹ đến, ông trốn trong đồng lúa, đôi khi ông chui dưới những con bò mà ôngđã lùa ra trước đó. Khi người Mỹ rời đi, ngôi làng đã bị phá hủy và người thân của ông đã bị giết hại.
Đây là một tượng đài trong phong cách xã hội chủ nghĩa điển hình. Ấn tượng hơn với tôi là bức khảm lớn trên một bức tường mô tả nỗi sợ hãi và kinh hoàng, sự ám ảnh của bầu không khí và ký ức về cuộc thảm sát. Trên địa điểm của mỗi ngôi nhà bị phá hủy có tấm bia ghi tên và tuổi của những người bị giết tại ngôi nhà đó. Một bảo tàng nhỏ lưu giữ những hiện vật và hình ảnh của ngôi làng. Một tấm bia lớn khắc tên những người bị giết” – Hans-Peter Grumpe.
Mỗi tấm bia tượng trưng cho một ngôi nhà đã bị phá hủy.
Ở đây, một bà mẹ 42 tuổi đã bị giết cùng 4 đứa con ở các độ tuổi 5, 7, 10 và 13.
Trong bảo tàng Mỹ Lai.
Bia ghi danh những nạn nhân của vụ thảm sát.
Ông Hans-Peter Grumpe và nhân chứng sống sót sau vụ thảm sát Mỹ Lai.
>> Việt Nam đầu thập niên 1990 qua 1.600 bức ảnh của Hans-Peter Grumpe
Theo HPGRUMPE.DE
Tags: Hans-Peter Grumpe, Quảng Ngãi, Việt Nam thập niên 1990, Bình Định