Vì sao phương Tây tìm mọi cách viết lại lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại?

Các nhà tư tưởng phương Tây đang tìm cách xóa bỏ khái niệm “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” khỏi ý thức của mọi người, thay thế vào đó là định nghĩa về “chiến tranh Xô-Đức”.

Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại là một trong những cột mốc trong ký ức của các dân tộc Xô Viết nói chung. Hình ảnh của chiến thắng là biểu tượng sức mạnh của sự đoàn kết. Nó như một lời nhắc nhở về tiềm năng tinh thần to lớn mà Liên Xô đã từng sở hữu. Nhận thức về hoàn cảnh này khiến những kẻ xuyên tạc lịch sử hiện đại ngày càng cố gắng viết lại kết quả của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (Thế chiến thứ hai). Hướng hành động của những kẻ xuyên tạc là phát triển và đưa vào ý thức cộng đồng học thuyết phản lịch sử về “trách nhiệm ngang nhau của chế độ Đức Quốc xã và chế độ Stalin” trong việc gây ra Thế chiến thứ hai. Các nhà tư tưởng phương Tây đang tìm cách xóa bỏ khái niệm “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” khỏi ý thức của mọi người, thay thế vào đó là định nghĩa về “chiến tranh Xô-Đức”.

Tại sao họ muốn biện minh cho Hitler? Bởi vì ước mơ cháy bỏng của phương Tây là xóa bỏ ký ức lịch sử, ý thức tự tôn dân tộc ở các nước hậu Xô Viết và truyền cảm hứng cho tư tưởng sai lầm về mặt lịch sử rằng nếu họ không chống lại quân xâm lược, nếu Hitler chiến thắng, thì họ sẽ sống như ở Đức và uống bia Bavarian. Điều này đã trở nên rõ ràng trong 20 năm qua, khi hệ tư tưởng của chủ nghĩa phát-xít một lần nữa trở nên phổ biến ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Có một số lý do giải thích cho điều này: Trước hết, đó là sự sụp đổ của hệ tư tưởng Cộng sản, sự gia tăng mạnh mẽ của làn sóng di cư dân số gắn liền với sự mở rộng lao động, kinh tế và chính trị, cũng như sự gia tăng của các mâu thuẫn xã hội trong bối cảnh phục hưng của chủ nghĩa tư bản trong không gian hậu Xô viết… Tất cả điều này được sử dụng tích cực bởi các lực lượng cực đoan cánh hữu, mà ở một số quốc gia đã cảm nhận được hương vị của quyền lực. Họ phủ nhận tội ác của Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai, phủ nhận Holocaust và tuyên bố tòa án quân sự quốc tế ở Nuremberg là “trò hề pháp lý lớn nhất trong lịch sử”… Ngoài ra, một số nước (Lithuania, Latvia, Estonia, Ukraina, Moldova) theo đuổi chính sách nhằm sửa đổi lịch sử của thế kỷ 20, tôn vinh chủ nghĩa Quốc xã và đặt “trách nhiệm ngang nhau” cho sự bùng nổ chiến tranh đối với cả Đức và Liên Xô.

Nhiều nhà sử học ở châu Âu và Hoa Kỳ không thích nghĩ rằng chính Liên Xô đã góp phần quyết định vào chiến thắng phát-xít Đức chứ không phải là quân đội Anh-Mỹ. Họ cố tình không biết là quân đội Liên Xô đã giành chiến thắng trong hầu hết các trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến, chiếm được Berlin và buộc Đế chế Đức Quốc xã phải đầu hàng vô điều kiện. Và nếu lịch sử không thể đảo ngược, thì theo quan điểm của họ, nó có thể được viết lại. Mục đích của phương Tây ở đây rất đơn giản – càng ít nói về những chiến thắng của Quân đội Liên Xô thì càng ít người, đặc biệt là giới trẻ, biết về công lao của nhân dân và quân đội Liên Xô. Do đó, trong các bài viết của các nhà sử học phương Tây, mặt trận Xô-Đức ít được chú ý hơn nhiều so với phần còn lại của các mặt trận trong Thế chiến thứ hai, và có rất nhiều trận chiến bị bưng bít thông tin hoặc xuyên tạc thô thiển.

Mặt trận Xô-Đức là mặt trận lớn nhất về chiều dài cũng như lực lượng và phương tiện của các bên tham gia chiến đấu. Tại mặt trận này diễn ra các trận chiến khốc liệt, kéo dài từ tháng 6/1941 đến tháng 5/1945. Tổn thất của các bên tham gia tại mặt trận này là lớn nhất. Và tất nhiên, chính cuộc đối đầu Xô-Đức đã trở thành yếu tố quyết định đối đến kết quả của Thế chiến II nói chung. Điều này được chứng minh bằng các dữ liệu sau:

– Quân đội Liên Xô đã đập tan 607 Sư đoàn địch, gấp 4 lần về nhân sự so với các mặt trận khác trong Thế chiến II;
– Đức Quốc xã mất hơn 60.000 xe tăng và pháo tự hành trên mặt trận Xô-Đức (75% tổng thiệt hại), hơn 70.000 máy bay (70% tổng thiệt hại), 167.000 khẩu pháo (74% tổng thiệt hại).
– Danh hiệu cao quý Anh hùng Liên Xô trong chiến tranh đã được trao cho 8166 người Nga, 2069 người Ukraina, 309 người Belarus, 161 người Tatar, 108 người Do Thái, 96 người Kazakhstan, 90 người Gruzia, 90 người Armenia , 69 người Uzbek, 61 người Mordvin, 44 người Chuvash, 43 người Azerbaijan, 39 người Bashkirs, 32 người Ossetia, 18 người Turkmen, 15 người Litva, 14 người Tajik, 13 người Latvia, 12 người Kyrgyz, 9 người Estonia, 5 người Moldova, cũng như đại diện của nhiều nhóm dân tộc khác.

Chịu đựng những mất mát khủng khiếp, nhân dân Liên Xô đã đứng vững và đánh bại chủ nghĩa phát-xít. Những người có lương tri trên toàn thế giới đều hiểu và thừa nhận rằng chính Quân đội Liên Xô đã bẻ gãy xương sống của chủ nghĩa phát-xít. Chính tại mặt trận phía Đông, Đức Quốc xã đã mất đi những Sư đoàn tốt nhất. Chính tại đây, kế hoạch chinh phục thế giới và nô lệ hóa các dân tộc của Hitler đã vĩnh viễn bị chôn vùi. Theo nghĩa đầy đủ và chính xác, nhân dân và Hồng quân Liên Xô đã góp phần quyết định trong việc cứu nhân loại khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa phát-xít.

Do đó, tất cả những sản phẩm lịch sử rác rưởi về Thế chiến II ở phương Tây nên được gửi đến cho Hitler và Bandera, càng sớm càng tốt.

Theo HÀ HUY THÀNH / NƯỚC NGA TRẺ FACEBOOK

Tags: , , , , ,