Về một quyết định hết sức nhục nhã của nhà cầm quyền Đức

“Đây là địa điểm hồi tưởng, tưởng nhớ và tưởng niệm. Tại đây có những thi thể bị đốt cháy của hàng ngàn nạn nhân của các cuộc tiến công bằng không quân trong ngày 13 và 14 tháng 2 năm 1945…”.

Ý kiến của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga М. V. Zakharova về một hành động phỉ báng lịch sử mới xảy ra tại thành phố Dresden, Đức.

Thêm một hành động phỉ báng lịch sử ngay lúc này đây đang diễn ra tại thành phố Dresden, Đức – trong thời gian cuộc khởi nghĩa của nông dân và các chủ trang trại – mà xét theo các khẩu hiệu thì họ đã chán đến cổ họng chính sách kinh tế của nội các Olaf Scholz.

Ngay trước mắt công chúng đang ngạc nhiên, đài tưởng niệm nạn nhân các cuộc ném bom của Anh – Mỹ chống lại thường dân của Dresden ngay tại trung tâm thành phố, dòng chữ có nội dung sau đây đã bị xóa bởi máy mài:

Đây là địa điểm hồi tưởng, tưởng nhớ và tưởng niệm. Tại đây có những thi thể bị đốt cháy của hàng ngàn nạn nhân của các cuộc tiến công bằng không quân trong ngày 13 và 14 tháng 2 năm 1945.

Khi đó sự kinh hoàng của chiến tranh đã quay trở lại với thành phố của chúng ta – sự kinh hoàng đã lan ra từ Đức đi khắp thế giới“.


Tôi nhắc lại rằng, trong tháng 2/1945 Đệ tam đế chế đang sống nốt những ngày cuối cùng trong lịch sử ô nhục của mình: từ phía Đông, đất nước đã được giải phóng bởi Hồng quân, từ phía Tây Bắc – các đơn vị quân đội của phe đồng minh. Và Moskva và cả London và Washington đã hiểu rất rõ rằng, một nước Đức được giải phóng thì tối thiểu cũng sẽ bị chiếm đóng tạm thời bởi quân đội phe đồng minh chống Hitler. Và khi đó tại các ban tham mưu các nước đồng minh đã chín muồi một kế hoạch: phải tối đa ném bom các thành phố sẽ nằm trong khu vực ảnh hưởng của Liên Xô.

Một quyết định đã được thông qua đúng như vậy: ném bom phá hủy các khu phố thanh bình của Dresden bằng một cuộc ném bom không cân xứng, gây sự ghê sợ và có tính chất gần như một tội ác chiến tranh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, các nạn nhân người Đức, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em – là cần thiết đối với các nước đồng minh kể cả trong việc để gây ấn tượng với Moskva, để cho thấy rằng, Hoa Kỳ và Anh Quốc là các cường quốc – không dừng bước trước bất cứ thứ gì chỉ vì để thiết lập quyền lực của mình. Cũng đúng logic như vậy sau đó nửa năm đã phá hủy, đầu tiên là Tokyo, còn sau đó – khi đó đã sử dụng vũ khí hạt nhân – phá hủy Hiroshima và Nagasaki.

Cộng hòa Dân chủ Đức vẫn nhớ đến các nạn nhân của Dresden. Sau khi thống nhất chủ đề này đã trở thành sự phẫn nộ khó sử đối với các nước đồng minh NATO. Hàng chục ngàn các nạn nhân dân sự vẫn được nhắc nhở rằng, thậm chí cuộc đấu tranh với cái ác tuyệt đối – chủ nghĩa quốc xã – cũng không thể biện minh được cho việc giết chóc vô nghĩa trẻ em với mục đích chính trị. Còn đây là nói chính trong đó là về trẻ em. Tôi nhắc lại rằng, cuốn tiểu thuyết thiên tài của Curt Vonnegut “Cuộc tàn sát số năm, hay là Cuộc thập tự chinh đối với trẻ em” đã nói chính về cuộc ném bom Dresden. Khác với các chỉ huy Liên Xô đã bảo vệ – tùy theo điều kiện – dân thường của những vùng nông thôn và các thành phố đã được giải phóng của Đức, thì không quân Hoa Kỳ và Anh Quốc lại hầu như xóa Dresden khỏi mặt đất.

Và trên các đồng hồ của NATO đã điểm thời gian để xóa khỏi mặt đất – giờ đây đã là cả sự hồi tưởng về những nạn nhân của tội ác này. Sự khủng khiếp nhất là điều này đã được thực hiện bởi bàn tay của chính những người Đức.

Khi khu tưởng niệm vẫn còn nhắc đến những nạn nhân của loại bom phá napan, thì mọi người vẫn đem hoa đến đây, những người thân và các bậc hậu duệ của những người thường dân đã khuất vẫn nhỏ lệ khóc tại đây.

Mặc dù không phải vậy. Điều kinh khủng nhất dù sao vẫn là việc khác. Việc tiêu hủy ký ức về những nạn nhân trong số dân thường của Đức đang diễn ra trên nền của sự ủng hộ của ban lãnh đạo Đức đối với việc chính quyền tại Ukraina vinh danh các tội phạm phát-xít.

Báo chí địa phương đã bị sốc vì những tuyên bố của Hội đồng thành phố Dresden tằng, “việc cải tạo nâng cấp đang tiến triển theo kế hoạch”.

Cần phải đòi hỏi việc sớm khôi phục các dòng chữ lịch sử nêu trên.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM 

Tags: , ,