Tình thế của giai cấp vô sản trong kỷ nguyên trực tuyến

Con đường tái cấu trúc giai cấp trên toàn cầu mà tư bản đã thống trị trong 40 năm qua là một quá trình củng cố những điều bất bình đẳng và khác biệt.

Tình thế của giai cấp vô sản trong kỷ nguyên trực tuyến

Cuộc phỏng vấn của tạp chí Viewpoint (Mỹ) với nhà nghiên cứu Nick Dyer-Witheford, Phó Giáo sư tại Khoa Thông tin và Truyền thông tại Đại học Western Ontario (Canada). Ông là tác giả của cuốn Marx trực tuyến: Chu kỳ và vòng xoay đấu tranh trong chủ nghĩa tư bản công nghệ cao (Cyber-Marx: Cycles and Circuits of Struggle in High Technology Capitalism) xuất bản năm 1999 và cuốn Vô sản trực tuyến: Lao động toàn cầu trong vòng xoáy kỹ thuật số (Cyber-Proletariat: Global Labour in the Digital Vortex) xuất bản năm 2015.

Nguồn: Cyber-Proletariat: an Interview with Nick Dyer-Witheford / Viewpoint Magazine / Nick Dyer-Witheford and Gavin Mueller / September 8, 2015.

Biên dịch: Đoàn Hiểu Linh / Redsvn.net.

Gavin Mueller / Viewpoint Magazine: Marx trực tuyến (Cyber-Marx) ra mắt năm 1999 của ông là một bản tóm lược xuất sắc về chủ nghĩa Marx tự trị (autonomist Marxism) và hậu chủ nghĩa công nhân (post-workerism), và cũng là một luận điểm liên quan tới những cuộc đấu tranh chống lại một chủ nghĩa tư bản đang tràn ngập thông tin và công nghệ truyền thông. Với Vô sản Trực tuyến (Cyber-Proletariat), ông đang kém lạc quan hơn về việc triển vọng các công nghệ mạng của hậu chủ nghĩa công nhân. Ông có thể giải thích sự thay đổi nhãn quan của mình? Điều gì đã làm cho thông tin và công nghệ truyền thông xuất hiện như là một hiểm họa lớn hơn đối với giai cấp công nhân toàn cầu?

Nick Dyer-Witheford: Sự thay đổi quan điểm của tôi phản ánh hai thời khắc đấu tranh – giai đoạn toàn cầu hóa biển đổi từ cuối những năm 1990 tới đầu những năm 2000, và từ 2008 là về các cuộc đấu tranh và phản kháng xã hội trỗi dậy theo sau khủng hoảng tài chính. Cả hai giai đoạn đấu tranh này đều cho thấy những khả năng và những vấn đề mới của các phong trào chống chủ nghĩa tư bản trong việc sử dụng các công nghệ mạng.

Một mặt, việc sử dụng mạng xã hội và điện thoại di động đã thể hiện rõ ràng và được thảo luận nhiều trong cái mà chúng ta có thể gọi là các cuộc bạo loạn 2011 – bạo động, đình công, các vụ chiếm đóng. Cùng lúc đó, và mặt khác, tất cả những sự kiện trên cho thấy những khó khăn trong việc sử dụng các công nghệ như một ma trận tổ chức. Ví dụ như, cái được gọi là hội chứng “lên voi, xuống chó” (up like a rocket, down like a stick) đặc trưng của một số phong trào trong năm 2011. Chu kỳ đó và đặc biệt là sự tiết lộ bí mật của Snowden ở Bắc Mỹ đã cho thấy phạm vi và sức mạnh của việc tố chức người đấu tranh, những người có khả năng bị phụ thuộc vào nội bộ môi trường mạng.

Bên dưới những điểm này, cái mà chúng ta có thể gọi là những điểm chiến thuật trong cách sử dụng công nghệ mạng của các phong trào cách mạng, là một điểm lớn hơn, có tính chiến lược cao hơn: các thay đổi trong việc hình thành giai cấp chịu ảnh hưởng của tư bản, trong lúc tư bản tái cấu trúc lực lượng lao động toàn cầu bằng các mạng lưới và máy tự động, hay các mạng lưới máy tự động đối với hệ thống tài chính. Giai cấp vô sản số khởi đầu bằng vấn đề tính hợp lệ và tầm quan trọng của ẩn dụ “cách mạng Facebook”, nhưng lại chuyển từ bước này sang việc phân tích hệ quả sâu hơn của hệ thống mạng lên việc tái cấu trúc lao động trong chủ nghĩa tư bản tiên tiến.

– Điều đó dẫn tôi tới câu hỏi này. Cuốn sách này chủ yếu nói về sự hình thành giai cấp trong thế kỷ 21. Hầu như mỗi chương đều phản ánh các loại hình lao động khác nhau tạo nên chuỗi cung ứng các đối tượng mạng khác nhau, ví dụ như điện thoại di động, website truyền thông xã hội – những kẻ đào mỏ ở Amazon, những người điều phối nội dung ở Philippines, nhà phát triển ứng dụng ở San Francisco. Các loại lao động đa dạng bị đẩy ra xa như thế, “được phân chia và sắp xếp thành hàng ngũ trong nội bộ”, theo cách ông viết, liệu có khả năng họ sẽ đoàn kết về mặt chính trị? Với những sự khác biệt trong “tính chủ quan” – từ mà ông đã dùng vài lần, liệu có thể có hay không những lợi ích được chia sẻ giữa các công nhân này?

– Con đường tái cấu trúc giai cấp trên toàn cầu mà tư bản đã thống trị trong 40 năm qua là một quá trình củng cố những điều bất bình đẳng và khác biệt. Đây là quá trình chia cắt lực lượng lao động giữa khu vực của các chuyên gia cao cấp với khu vực của hằng hà sa số người lao động bị bần cùng hóa, lãnh lương thấp, cuộc sống đầy may rủi, bất ổn. Đây là một sự chia tách nổi bật bên trong cái mà theo một cách nào đó, từng được thêu dệt một cách hoang đường như là sự đoàn kết tiềm năng của lực lượng lao động công nghiệp phổ biến. Hiện nay sự chia tách này càng được củng cố bởi sự phân phối theo nhiều khu vực lương trong các chuỗi cung ứng của tư bản toàn cầu. Đồng thời, khi sự bất bình đẳng giai cấp gia tăng, các tầng lớp trung gian nghề nghiệp và lực lượng lao động bị vô sản hóa, sự bất bình đẳng giữa tư bản giàu sụ và các thành phần nêu trên, dĩ nhiên, thậm chí sẽ ngày càng lớn hơn.

Do đó, có sự đối kháng thật sự diễn ra giữa những sự phân chia lao động khác nhau của tư bản, đồng thời cũng có những khả năng cho các hình thức hợp tác. Tất cả xảy ra ngày càng nhiều hơn, bởi vì cái mà chúng ta thấy đang ngày càng trỗi dậy lại là nhiều loại tiền-vô sản hóa khác nhau của tầng lớp lao động chuyên nghiệp – tất cả đều quá rõ ràng trong bối cảnh trường đại học, nơi mà ở đó những con người khát khao một sự nghiệp chuyên môn đã bị mắc bẫy trong những khu biệt lập công việc không ổn định. Đó là tình huống nổi tiếng về việc sinh viên tốt nghiệp mà không có tương lai được Paul Mason trích dẫn như một ca điển hình vào năm 2011.

Như vậy, những gì chúng ta đã thấy trong chu kỳ 2011 là bề nổi của các liên minh tiềm năng và những đối kháng tiềm ẩn bên trong lực lượng lao động toàn cầu này. Có những mục tiêu chắc chắn trong những vụ lật đổ chính quyền bằng vũ lực, ví dụ ở quảng trưởng Tahrir, Cairo, nơi mà di động đã tạo ra nhiều nhóm lớn các tầng lớp khác nhau chống lại thể chế cầm quyền đánh cắp tài nguyên đất nước (năm 2011, tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak buộc phải từ chức sau các vụ biểu tình đòi dân chủ. Sau đó, ông bị tòa tuyên án phạm tội biển thủ quỹ công – Người dịch).

Ở những nơi khác như Vương quốc Anh năm 2011, chúng ta thấy một chuỗi các cuộc đấu tranh xảy ra cùng lúc nhưng không có sự kết hợp với nhau. Chúng ta thấy sự bùng nổ các cuộc nổi loạn trường học mạnh mẽ trong sinh viên, và các cuộc bạo động ở các thành phố nằm trong những khu vực bị tước bỏ quyền sở hữu và bị bỏ rơi nhiều nhất. Cả Ai Cập và Anh đều gây tiếng vang mạnh mẽ từ những cuộc phản kháng chống lại các thể chế thắt lưng buộc bụng, điều cũng tồn tại trong phần còn lại của thế giới, đôi khi với sự nghi ngờ và thù địch lẫn nhau.

Và trong một bối cảnh khác nữa, ai đó sẽ thấy tình hình mà một số chiến thuật của các vụ chiếm đóng năm 2011 được tầng lớp trung lưu áp dụng trong đấu tranh để bảo vệ các quyền của mình, ví dụ như ở Thái Lan và Venezuela.

Có thể nói rằng đây là một con đường dài khi nhìn vào tập hợp những sự hình thành giai cấp trái ngược nhau một cách khác thường. Tập hợp này đã đặt ra những vấn đề rất nghiêm túc cho các phong trào theo thiên hướng cộng sản về mặt tổ chức. Đó là những vấn đề mà tôi không nghĩ là đã được giải quyết thành công trong các phong trào năm 2011, mặc dù các trào lưu này đã đặt ra những vấn đề đó một cách nghiêm túc nhất có thể.

– Một số tác phẩm trước đó của ông tràn ngập lý thuyết Marxist tự trị (autonomist Marxist, một tập hợp các phong trào và lý thuyết chính trị và xã hội cánh tả chống độc tài, xuất hiện lần đầu tiên ở Italia vào những năm 1960 từ chủ nghĩa cộng sản công nhân, người dịch) liên quan tới lý thuyết cộng sản hóa (communization, quá trình xóa bỏ quyền sở hữu phương tiện sản xuất của tư bản trong xã hội tư bản, hoặc sự chuyển giao quyền sở hữu từ tư bản tư nhân sang tay người sản xuất – Người dịch) được trình bày trong các tạp chí Tiqqun, SIC, and Endnotes. Còn công trình này bổ sung hay điều chỉnh lý thuyết tự trị như thế nào?

– Chắc chắn là lý thuyết tự trị và lý thuyết cộng sản hóa là những dòng lý thuyết thú vị nhất trong phong trào cộng sản hôm nay và có ảnh hưởng quan trọng tới nhau. Thuyết tự trị nhấn mạnh sự phản đối tư bản của công nhân. Còn lý thuyết cộng sản hóa khẳng định việc chúng ta phải hiểu rằng công nhân cũng là một phần của tư bản.

Thuyết tự trị cũng luôn nhấn mạnh và cố vũ sự luân chuyển các cuộc đấu tranh giữa các nhóm công nhân khác nhau. Lý thuyết cộng sản hóa thì nhắc nhở chúng ta rằng, vì chúng ta chỉ đang thảo luận, các thành phần khác nhau của giai cấp công nhân này có thể thường xuyên chống đối lẫn nhau.

Tôi muốn nói rằng cả hai dòng lý thuyết này đều có những vấn đề đặc trưng của chúng. Thuyết tự trị lạc quan về mặt thời gian, luôn luôn hào hứng nhìn về một con én làm nên cả mùa xuân. Còn lý thuyết cộng sản hóa là một nỗi u phiền đầy chủ ý. Theo cách nào đó, cuốn sách này là một nỗ lực thiết lập cuộc đối thoại mà tôi tìm thấy chính mình có tri thức trong việc đọc hiểu của tôi, một cuộc đối thoại giữa những gương mặt song sinh của phái chính trị cực tả để xem điều gì đã trỗi dậy từ đó.

– Ông có thể nói rõ hơn một chút về cách mà ông nhìn nỗi sầu muộn này như một điểm yếu của lý thuyết cộng sản hóa?

– Điều mà tôi phản đối nhiều nhất trong lý thuyết cộng sản hóa thật ra là một điểm giống với thuyết tự trị ở một mức độ nào đó: sự bác bỏ cái mà nó gọi là chủ nghĩa chương trình (programmatism, một lý thuyết và thực hành đấu tranh giai cấp có những yếu tố nền tảng của một tổ chức xã hội tương lai để trở thành chương trình có thể được hiện thực hóa và dẫn đường cho giai cấp vô sản đi đến tự do – Người dịch) và sự chối bỏ thận trọng của nó trong việc miêu tả bất kỳ con đường nào dẫn tới hình thái cộng sản bằng việc bãi bỏ ngay lập tức các hình thức hàng hóa. Tôi cho rằng cực kỳ khó khăn để thuyết phục mọi người khởi động một công việc nguy hiểm, tốn thời gian, trong những tình huống khủng hoảng. Công việc đó là cố gắng xây dựng một xã hội mới mà không được cung cấp bất kỳ ý tưởng nào để hình dung về con đường đó.

Thật ra, tôi muốn nói rằng những gì chúng ta thấy gần đây ở Hy Lạp, một mặt có thể xem là một thất bại của các chiến lược bầu cử dân chủ xã hội cổ điển, mặt khác cũng thật sự nghiêm túc cho thấy các vấn đề có thể nổi lên khi có sự bác bỏ bất kỳ cố gắng nào để tư duy chuyển tiếp về các giai đoạn và pha khác nhau trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Vì vậy tôi sẽ không chấp nhận phần này trong lý thuyết cộng sản hóa, phần mà những người tham gia nó khiến tôi ngưỡng mộ công việc của họ vì họ đã nhận cho mình phần thực sự khó khăn.

Tôi đồng cảm nhiều hơn về mặt trận đó với những nhóm như Kế hoạch C ở Vương quốc Anh, những người công nhận rằng chúng ta cần tư duy như một phong trào thống nhất về các vấn đề chuyển tiếp, nhưng phải theo một cách thức chắc chắn, không giáo điều để thừa nhận rằng, việc cực kỳ hoài nghi bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng có thể dẫn tới những chuyển biến lớn.

– Theo một cách nào đó, sự gia tăng bất ổn và thất nghiệp trong ngành công nghệ đã dần được nhìn dưới một góc độ tích cực. Gần đây nhất, nhà báo Anh Paul Mason đã có một bài xã luận dài trên The Guardian dự báo về một tương lai hậu chủ nghĩa tư bản, hậu lao động đang được bày ra trước mắt chúng ta. Trong một chiều hướng khác, lý thuyết chủ nghĩa gia tốc (accelerationist, ý tưởng rằng hệ thống chủ nghĩa tư bản hiện tại nên được mở rộng, thay đổi hoặc tăng tốc để tạo ra thay đổi xã hội triệt để – Người dịch) bao hàm các quan hệ xã hội đang tiến triển với chủ nghĩa tư bản và công nghệ của nó. Tác phẩm của ông phản ứng lại các luận điểm này như thế nào?

– Chúng nhắm tới một thực tế mà nhiều nhà tư tưởng cấp tiến khác đã chỉ ra: rõ ràng chủ nghĩa tư bản đang tạo ra những tiềm năng, không chỉ là tiềm năng công nghệ mà cả các tiềm năng tổ chức có thể được ứng dụng theo cách được chuyển hóa để tạo ra một loại xã hội rất khác biệt. Một ví dụ rõ ràng là các tiềm năng giải phóng thời gian khổng lồ bằng cách tự động hóa một số loại công việc nhất định.

Theo tôi, vấn đề với cả tác phẩm của Paul – công trình mà tôi ngưỡng mộ, lẫn chủ nghĩa gia tốc là chúng đã thất bại trong việc thừa nhận rằng sự chuyển đổi tiềm năng thành hiện thực của những khả năng cộng sản chủ nghĩa như thế liên quan tới việc băng qua “dòng sông lửa” (river of fire), theo cách dùng từ của William Morris. Tôi không tìm được nhiều thứ về dòng sông lửa trong công trình của họ. Tôi nghĩ rằng cũng hợp lý khi giả định rằng sẽ có một thời kỳ khủng hoảng xã hội lớn và kéo dài tạo nên sự xuất hiện của những loại tiềm năng mới nêu trên. Và như chúng ta đã biết từ những cố gắng lịch sử để băng qua dòng sông lửa đó trong thế kỷ 20, nhiều thứ tùy thuộc vào những điều sẽ diễn ra trong sự dịch chuyển đó. Vì vậy, nếu một người có thể nói về nó theo cách đó, đó là một thói quen máy móc nhất định dự báo sự nhận thức về một trật tự mới trong cả hai trường phái mà chúng ta đang rất quan tâm tới.

– Chương cuối của ông thảo luận việc tổ chức các cuộc đấu tranh vô sản. Ông biện luận rằng các cuộc đấu tranh này phải tự thích ứng với thời chiến, với ẩn dụ gợi nhớ về dòng sông lửa. Ông cũng bao hàm cả một loại tổ chức theo mạng lưới thay vì mang tính cấp bậc. Ông có thể nói thêm về tương lai của tổ chức? Ông có thể chỉ ra thêm các ví dụ về các loại hình tổ chức mới nổi này?

– Anh đã kể tên một số trong những cuộc nổi dậy mà tôi nêu ra về các loại hình tổ chức mới về mặt tư duy, các cuộc nổi dậy được gợi lên từ những khó khăn của các cuộc đấu tranh năm 2011. Trong số này, một điều mà tôi đặt ở rất gần phần đầu danh sách là nhu cầu cho sự xuất hiện của một loại hình tổ chức lao động mới có thể giải quyết tốt hơn thực tế thất nghiệp và bất ổn trong lao động. Điều này đang được phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng, cả trong những nỗ lực – từ đây tôi sẽ nói từ quan điểm lợi ích Canada của tôi – tôi ý thức rằng một số liên đoàn thương mại lớn, nếu chỉ vì các lý do tự bảo vệ, đang cố gắng mở rộng bản thân mình nhiều hơn trước sự bất ổn của số lượng thành viên gia tăng. Nhưng cũng có những sáng kiến đến từ bên ngoài các liên đoàn thương mại lâu đời, từ chính những công nhân đang sống lay lắt, để tìm ra những loại hình mới. Vì vậy, đầu tiên là, có một thử thách khổng lồ xung quanh nơi làm việc, hoặc xung quanh các công việc – tổ chức không được xếp hạng.

Điều thứ hai tôi đề nghị là nhu cầu đánh giá lại chiến thuật tổ chức số hóa: cần một sự công nhận rõ ràng hơn sự cần thiết của việc tổ chức như thế, bởi vì chúng ta sống trong một loại chủ nghĩa tư bản mà bao trùm lên nó là cuộc sống xã hội mạng, và có sự công nhận cũng là để đánh giá những hạn chế và rủi ro của các loại hình tổ chức đó.

Tôi cũng đề nghị rằng dường như lúc này là một thời điểm để tư duy rất nghiêm túc về các tổ hợp tổ chức mới có thể vượt qua sự chia tách dọc – ngang (verticalist-horizontalist, sự phân chia chính trị dựa trên loại hệ thống cấp bậc thống trị xã hội cho phép một số người tập trung nhiều quyền lực và tài sản hơn người khác – verticalist hay tất cả đều có quyền lực ở mức trung bình – horizontalist – Người dịch), dĩ nhiên là một sự chia rẽ từ hàng thể kỷ qua, nhưng giờ đây dường như là lúc đặc biệt cần thiết mà chúng ta phải vượt lên trên chúng.

Không cần tránh né tất cả mọi thứ một cách thái quá, tôi được khuyến khích bởi những gì tôi thấy về mặt thí nghiệm trên nhiều loại tổ chức tiền tuyến phổ biến khác nhau, một số trong đó đang hoạt động tích cực ở Ontario, đang đi cùng nhau theo những cách có tính thực nghiệm, tạm thời, không chắc chắn, những người từ phong trào Chiếm đóng phố Wall, phong trào lao động, và nhiều loại phong trào xã hội khác.

Chúng tôi cũng đã đề cập điều thứ tư, tầm quan trọng của việc phát triển một cách thức mới linh hoạt để thực hiện các chiến lược chuyển tiếp – các Kế hoạch C, theo cách gọi thẳng thắn của ai đó.

Thứ năm, điều cuối cùng, thật sự là những gì bạn đã bắt đầu trong thời chiến, là một đề xuất về nhu cầu chuẩn bị tốt hơn cho các khủng hoảng thật sự lớn, các loại rủi ro và phần mở đầu bao hàm trong các khủng hoảng đó. Quan sát của tôi là, chắc chắn trong phạm vi Bắc Mỹ, phe tự gọi mình là “cánh tả” đã bất ngờ bị lôi cuốn hoàn toàn vào những gì đã xảy ra vào năm 2008. Chúng ta đã có một cuộc khủng hoảng tư bản lớn. Nhưng về mặt tổ chức, chủ yếu do sự sụp đổ của chủ nghĩa tân tự do, có sự bất lực thật sự trong việc nắm bắt thời khắc lịch sử. Dường như có một khả năng cao là sẽ sớm có những thời khắc khủng hoảng lịch sử xa hơn.

Có nhiều điều để học từ trải nghiệm của các đồng chí ở những nơi như Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina: những nơi mà cho tới nay, các tổ chức tiến bộ vẫn có thể hoạt động trong hoàn cảnh chết người của nội chiến, họ phải tham gia vào môi trường số với các vấn đề tiểm ẩn nguy cơ sinh tử như giám sát, mã hóa, xác thực… để hoạt động được trong những tình huống rất khắc nghiệt đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần suy nghĩ thật nghiêm túc về điều đó, và chuẩn bị một cách nghiêm túc.

– Tôi muốn bổ sung thêm rằng, trong khi cuộc trao đổi giữa chúng ta khá sách vở, cuốn sách của ông là một catalog tuyệt vời về nhiều cuộc đấu tranh, với đầy những chi tiết thực nghiệm gây hứng thú cho bất kỳ ai đang theo dõi hoặc tham gia vào các cuộc đấu tranh, đặc biệt là kể từ năm 2008.

– Cuốn sách là một nỗ lực phân loại một số cuộc đấu tranh nói trên và những khó khăn đã nảy sinh, đặc biệt là trong 7 năm qua, và rộng hơn là trong 15 năm qua, từ vị thế của một học giả tham gia một số sự kiện mà tôi mô tả. Nó là một cuốn sách có rất nhiều sự dịch chuyển liên tục, và thể hiện rõ ràng những cảm xúc, niềm tin, bởi vì chúng ta cần có khả năng nói về các mâu thuẫn và xung đột trong phong trào để vượt qua những gi được xem là bế tắc trong thời điểm này.

 >> Một phân tích Marxist về chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế số
>> Chủ nghĩa tư bản kỷ nguyên số hóa có còn là chủ nghĩa tư bản?
>> Tại sao Marx đúng? – 7 – Không còn đấu tranh giai cấp?
.

ĐOÀN HIỂU LINH / REDSVN.NET

Tags: , , , , ,