Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: Bài học cho hiện tại

Cải cách chỉ có thể thành  công khi thời cơ đã chín muồi và người lãnh đạo nắm bắt đúng thời cơ.

>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 1 – Họ Khúc  
>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 2 – Lý Công Uẩn
>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 3 – Trần Thủ Độ
>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 4 – Hồ Quý Ly
>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 5 – Lê Thánh Tông
>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 6 – Đào Duy Từ
>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 7 – Trịnh Cương
>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 8 – Minh Mạng
>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 9 – Nguyễn Trường Tộ
>> Những nhân vật cải cách trong lịch sử Việt Nam: 10 – Phong trào đổi mới đầu thế kỷ XX
.

1. Cải cách, đổi mới cũng như cách mạng đều xuất phát từ yêu cầu giải quyết các cuộc khủng hoảng xã hội. Cao nhất là khủng hoảng toàn diện, thường phải tiến hành cách mạng và thường phải dùng đến bạo lực vũ trang. Còn cải cách, đổi mới đều là thực hiện trong hòa bình.

Khi tình thế cách mạng chưa chín muồi vẫn có thể tiến hành cải cách, đổi mới để chuẩn bị đón cách mạng như ở Việt Nam hồi đầu thế kỷ thứ XX. Còn khủng hoảng cục bộ thì có thể tiến hành cải cách bộ phận như cải cách hành chính, cải cách tài chính, cải cách giáo dục… Đổi mới cũng có thể bao hàm cả cải cách bộ phận, như hiện nay chúng ta đang cải cách hành chính, cải cách giáo dục… Đổi mới có khi nhằm chuyển giao quyền lực một cách nhanh gọn như từ Lý sang Trần, nhưng cũng có khi cần kéo dài, như nhà Lý “đổi mới xã hội” sau khi dời đô ra Thăng Long,  hay ngày nay, đổi mới của chúng ta đã tiến hành gần 1/4 thế kỷ, từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Cả ba hình thái: cách mạng, đổi mới, cải cách thường bắt đầu từ đổi mới tư duy, phủ định tư duy cũ bằng  tư duy sáng tạo, được đúc kết  từ thực tiễn.  Khúc Thừa Dụ đã  đổi  mới tư duy trong quản lý quốc gia,  coi trọng việc nắm  chính quyền từ dưới  lên, từ thôn xã đến châu, huyện,  trái với nền thống trị trước  đó chỉ nắm chính quyền từ trên xuống, tức từ thái thú đến quận lệnh,  huyện lệnh mà không nắm được dân. Đồng thời,  thay thế chính sách  thống trị tàn bạo,  hà khắc của bọn xâm lược bằng  chính lệnh “khoan,  giản, an, lạc” khiến dân quý,  dân tin, giành được quyền tự chủ cho dân tộc… Lý Công Uẩn thì hiểu được nhu cầu  phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, dời đô  từ Hoa Lư ra Thăng  Long với thế “Rồng cuộn hổ  ngồi, bốn phương tụ hội…”,  tức là nắm khâu cơ bản để từ  “Đổi mới đế đô  đến đổi  mới xã hội”.

3. Điều quyết  định nhất  cho thành công của cải cách, đổi  mới là  ở vị trí, vai trò,  phẩm chất,  tài năng của nhân vật đề xướng và lãnh đạo. Đào Duy Từ  đổi   mới vị thế xã hội  của mình,  từ chỗ là “xướng ca vô loài” vượt lên tới tước hầu,  rồi đem tài năng ra  đổi mới  xã hội.  Nguyễn   Trường   Tộ tài năng đề xướng cải cách là xuất  chúng nhưng  hiệu quả cải cách không nhiều vì không có vị thế chỉ huy. Còn phẩm chất, đạo đức, tài năng  thì tầm  quan trọng của nó khỏi phải nói : Khúc Thừa Dụ, Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Lê Thánh Tông cho đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, đức độ, tài năng ít ai bì kịp.

4.  Cải cách chỉ có thể thành  công khi thời cơ đã chín muồi và người lãnh đạo nắm bắt đúng thời cơ : Khúc Thừa Dụ không thể thành công nếu không cải cách đúng thời cơ khi  phong kiến Tùy –  Đường lâm vào khủng hoảng  “thập quốc ngũ đại”.  Lý Công Uẩn chỉ  có thể đổi mới  được  triều đại khi khủng  hoảng cung đình Tiền Lê thời Lê Ngọa Triều lên tới cực  điểm. Còn Hồ Quý  Ly thì tiến  hành cải cách lúc thời cơ chưa thuận lợi, quân Minh  tới xâm lược. Yếu tố bên ngoài đã phá hoại cải cách chứ không phải thất bại là từ yếu tố bên trong.

5. Có  thời cơ nhưng lãnh đạo phải có tài năng  đề ra mục tiêu chính xác và có các biện pháp đúng. Cải cách của Hồ Quý  Ly có mục tiêu đúng  nhưng biện pháp lại nửa vời như “hạn điền,  hạn nô”… nên kết quả cũng là nửa vời ngay cả khi chưa bị bọn xâm lược phá hoại.  Cải cách tài chính của Trịnh Cương do mục tiêu hạn chế, biện pháp chỉ có tính chất tình thế nên kết quả rất hạn hẹp, chỉ đạt ở  mức tình thế và nhất thời. Khủng hoảng cơ bản và lâu dài vẫn  tồn tại khiến nhà Trịnh  sau Trịnh  Cương ngày càng  xuống dốc.

Những bài học kinh nghiệm trên  đây  mới là sự đúc rút bước đầu. Mong được bổ sung,  hoàn chỉnh thêm  để phục vụ cho tiến bộ xã hội ngày càng lớn lao trong nền văn minh trí tuệ sắp tới.

Theo GS. VĂN TẠO / BÁO QUẢNG NAM

Tags: ,