Những lý luận chung về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo

5. Tổng quan về chương trình xoá đói giảm nghèo

Chương trình quốc gia

Khái niệm về chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu:

+ Được xây dựng nhằm xác định các mục tiêu, các chính sách, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng để thực hiện một ý đồ, một mục đích nhất định nào đó của Nhà nước. Chương trình thường gắn với một ngân sách cụ thể.

+ Chương trình quốc gia: là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội , khoa học công nghệ, môi trường, cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện 1 hoặc 1 số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước trong thời gian đã định.

Chương trình quốc gia bao gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các mục tiêu của chương trình . Đối tượng quản lý và kế hoạch hoá được xác định theo chương trình , đầu tư được thực hiện theo dự án.

+ Dự án của một quốc gia: Là tập hợp các hoạt động để tiến hành một công việc nhất định nhằm đạt một hay nhiều mục tiêu cụ thể đã được định rõ trong chương trình với một khoản ngân sách và một thời gian thực hiện được xác định rõ.

+ Chương trình xoá đói giảm nghèo là một hệ thống các giải pháp xác định rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức trong xã hội, trong việc phân phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho người nghèo, tạo cho hộ những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng bằng chính lao động của bản thân.

Tiêu chuẩn để lựa chọn chương trình quốc gia

– Các vấn đề được lựa chọn để giải bằng chương trình quốc gia phải là những vấn đề cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cần phải tập trung chỉ đạo giải quyết.

– Mục tiêu của chương trình quốc gia phải rõ ràng, lượng hoá được và nằm trong mục tiêu chung của quốc gia.

– Thời gia thực hiện chương trình phải được quy định giới hạn, thường là 5 năm hoặc phân kì thực hiện trong 5 năm.

Nội dung của chương trình quốc gia

– Đánh giá thực trạng tình hình của lĩnh vực mà chương trình sẽ sử dụng, luận chứng những vấn đề cấp bách phải giải quyết bằng chương trình quốc gia.

– Xác định phạm vi, quy mô và mục tiêu cua chương trình , các chỉ tiêu cơ bản phải đạt được trong từng thời gian cụ thể .

– Xác định tổng mức vốn của chương trình trong đó mức vốn chia từng năm, phưong thức huy động các nguồn vốn.

– Xác định hiệu quả kinh tế -xã hội chung của chương trình và của các dự án đấu tư.

– Đề xuất khả năng lồng ghép với các chương trình khác.

– Kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án.

– Sự hợp tác quốc tế (nếu có)

Mục tiêu, phương hướng, thời gian, phạm vi và đối tượng của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia

Mục tiêu

+ Mục tiêu đến năm 2000:

– Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong tổng số hộ trong cả nước xuống còn 10% vào năm 2000 (theo tiêu chuẩn cũ) bình quân giảm 300000 hộ/ năm. Trong những năm đầu thực hiện chương trình tập trung xoá bỏ cơ bản hộ đói kinh niên, đặc biệt ưu tiên hộ thuộc diện chính sách.

– Hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội cho các xã nghèo đặc biệt khó khăn , tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản khác.

+ Mục tiêu đến cuối năm 2000: Phấn đấu đến cuối năm 2000 thực hiện được 4 chỉ tiêu sau:

– Cơ bản không còn hộ đói kinh niên.

– Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 15%( theo tiêu chuẩn mới), mỗi năm giảm từ 1,5-2%.

– Cơ bản các xã nghèo có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu(thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm xá, đường dân sinh, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, chợ…).

– 75% hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản ( đủ ăn, đủ ấm, nhà ở không dột nát, ốm đau được chữa bệnh, trẻ em được chữa bệnh , đi học…).

Phương hướng

– Xoá đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế.

-Phát huy nguồn lực tại chỗ (nội lực) để người nghèo, xã nghèo vươn lên tự xoá đói giảm nghèo.

– Xoá đói giảm nghèo gắn với công bằng xã hội, ưu tiên giải quyết cho xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người, vùng căn cứ cách mạng.

– Thực hiện xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo.

Phạm vi

Chương trình được thực hiện trong phạm vi cả nước, trong những năm đầu tập trung ưu tiên các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, vùng xa. Thời gian thực hiện là 8 năm từ 1998-2005.

Đối tượng của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia

Bao gồm người nghèo, xã ngèo, những hộ thuộc diện chính sách, hộ thuộc diện định canh định cư, đồng bào dân tộc ít người, dân tộc chăm , khơ me và các xã thuộc khu vực 3.

Nhiệm vụ

– Làm chuyển biến trong toàn đảng, toàn dân về chủ trương xoá đói giảm nghèo.

– Phát triển tổng hợp nguồn nhân lực.

– Thực hiện những ưu tiên về xã hội cần thiết cho việc xoá đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn , với các đối tượng đặc biệt.

– Đi đôi với việc hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, coi 1 bộ phận dân cư giàu lên là cần thiết cho sự phát triển chung.

– Thực hiện lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình kinh tế xã hội khác.

>> XEM TIẾP: 6. Những kết quả xoá đói giảm nghèo trên thế giới và bài học kinh nghiệm

Tags: , ,