Nhạc đám ma Việt Nam: Những điều không phải ai cũng biết

Từ ngàn xưa, ông bà ta có câu “sống dầu đèn, chết kèn trống”. Bởi lẽ đây được xem là một trong những nghi thức không thể thiếu để thể hiện lòng biết ơn, chữ hiếu cũng như tưởng niệm về người đã khuất. Nhạc đám ma là hình thức nhạc cổ truyền, đặc sắc của người Việt.

Nhạc đám ma Việt Nam: Những điều không phải ai cũng biết

Nhạc đám ma Việt Nam được biết đến là một trong những hình thức, tập tục của người Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao người đã khuất khi sinh thời. Hiện nay không khó để bắt gặp hình thức nhạc này ở những buổi đám ma ở khu vực nông thôn cũng như thành thị. Hầu hết mỗi miền đều có những đặc trưng và phong tục tập quán khác nhau nên thể loại, cách trình bày cũng từ đó mà khác nhau.

Nguồn gốc của nhạc đám ma

Từ xưa đến nay âm nhạc Việt Nam đã luôn hình thành và phát triển liên tục. Bát âm hay phường bát âm được biết đến là một trong những dàn nhạc được dùng trong đám ma. Tại Việt Nam nhạc đám ma chịu ảnh hưởng bởi Hán hóa trong một giai đoạn. Với Thạch, Thổ, Kim, Mộc, Trúc, Bào, Ti, Cách là tám loại ở trong đó.

Việc đánh trống, thổi kèn được xem như một nghĩa cử thể hiện sự hiếu nghĩa với người đã khuất. Như vậy có thể hiểu được rằng danh từ bát âm này là hình thức để phân loại nhạc khí theo như chất liệu.

Theo quá trình hình thành và phát triển nhạc khí của nhạc đám ma Việt Nam thì bát âm đã không còn đúng một cách chính xác như quan niệm xưa nữa. Chính vì vậy có thể nhận thấy rằng khi đàn gảy lên, nhạc điệu, âm thanh của nó hiện tại đã và đang mang trong mình sự tổng hợp của rất nhiều nguyên liệu khác nhau.

Phân loại nhạc đám ma

Đám ma hay còn gọi là đám tang là một trong những phong tục tập quán của người Việt ta. Đây chính là một trong những nghi lễ lớn nhằm thể hiện sự tưởng niệm và biết ơn dành cho người đã khuất. Nhạc đám ma ở Việt Nam ta thường có âm hưởng rất buồn, thể hiện tâm lý và tâm trạng của gia đình có người mất.

Ở nước ta, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, tập quán riêng, thể hiện được con người và đặc trưng riêng của vùng đất nơi đó đem lại. Chính vì vậy mà nhạc dành cho đám ma cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vùng miền, mỗi khu vực sẽ được định hình và có nét đặc trưng riêng biệt.

Nhạc lễ đám ma Nam Bộ

Đối với cùng đất Nam Bộ thì sẽ thường có khoảng 4 đến 5 người trong một ban nhạc lễ. Thông thường ban nhạc sẽ hiện diện và hòa tấu từ ngay sau khi làm lễ nhập quan đến sau khi động quan. Hầu hết dịch vụ sẽ phục vụ cả ngày, ngay cả khi vào ban đêm, khi có khách đến thăm viếng.

Nhiệm vụ của họ là đánh trống để giữ nhịp cho khách đến viếng. Và đến một thời gian nhất định hoặc khi đông khách, ban sẽ thường sẽ dành một bản tân nhạc, bản cổ nhạc theo phong cách Nam Bộ. Những bản nhạc này có ý nghĩa tưởng niệm người đã khuất cũng như thể hiện lòng biết ơn đối với công lao, cống hiến của họ khi sinh thời.

Một bộ nhạc lễ đám ma theo phong cách Nam Bộ sẽ thường có trống, kèn, đàn bầu, mỏ, đành tranh hoặc guitar…

Nhạc lễ đám ma Bắc Bộ

Nhạc lễ đám ma theo phong cách Bắc Bộ cũng truyền tải ý nghĩa và thông điệp tương tự với miền Nam. Ngoài ra xét về mặt cơ cấu cũng tương tư như nhau. Hầu như ban nhạc miền Bắc sẽ thể hiện những điệu lý, những câu bi ai mang nét đặc trưng riêng biệt của vùng miền nơi đây.

Nhạc Tây

Được biết đến là một trong những hình thức nhạc đám ma Việt Nam du nhập hoàn toàn từ nước ngoài. Nhạc Tây thường có khoảng 8 đến 10 người trong một ban nhạc. Họ sẽ sử dụng hầu hết các nhạc cụ phương Tây như trumpet, trống hoặc trombone.

Tuy nhiên với hình thức này thì chỉ phục vụ trong một thời gian ngắn. Một suất nhạc thông thường sẽ có thời gian trong khoảng từ 45 đến 60 phút tùy vào yêu cầu của khách hàng. Bản nhạc Tây thường sẽ được trình bày vào lúc động quan, nhập quan.

Nhạc Tây là hình thức du nhập hoàn toàn từ nước ngoài

S.T

Tags: , ,