Cuộc chạy đua toàn cầu của Mỹ về các khoáng sản quan trọng

Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu toàn cầu về sản xuất khoáng sản đất hiếm, khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của nước này. Trong khi đó, Mỹ đang tăng cường nỗ lực để đảm bảo nguồn cung của chính mình, chuyển sang các quốc gia như Mông Cổ, Nam Phi và Mexico để có các thỏa thuận thương mại tiềm năng.

Cuộc chạy đua toàn cầu của Mỹ về các khoáng sản quan trọng

Các siêu cường toàn cầu trên khắp thế giới đang săn lùng khoáng sản đất hiếm. Khi quá trình chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu đạt được sức hút, các thành phần chính của cơ sở hạ tầng năng lượng sạch và xe điện đang có nhu cầu tăng cao.

Kết quả là, một hình thức địa chính trị mới đang phát triển nhanh chóng khi các quốc gia giàu khoáng sản đất hiếm như lithium và coban giành được đòn bẩy trên trường toàn cầu. Giờ đây, các đối thủ nặng ký trong lịch sử như Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc đang cạnh tranh để thu hút các chính phủ ở Mỹ Latinh, châu Phi và các khu vực đang phát triển khác nhằm thiết lập các mối quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng cạnh tranh về chi phí.

Cho đến nay, Trung Quốc đang chiếm ưu thế cạnh tranh với tư cách vừa là nhà sản xuất vừa là người mua khoáng sản đất hiếm. Bắc Kinh đã là “nhà sản xuất đất hiếm và than chì thống trị trên toàn cầu”, Tờ Hoa nam Buổi sáng (South China Morning Post) gần đây đưa tin.

Trung Quốc cũng được cho là sở hữu khoảng một phần ba đất hiếm toàn cầu, một phần sáu than chì và một phần tám trữ lượng lithium. Sự kiểm soát số lượng lớn của Bắc Kinh đối với nguồn cung cấp toàn cầu có nghĩa là các ngành năng lượng sạch trên thế giới đang phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc để duy trì chi phí hợp lý khi họ nỗ lực phát triển các ngành năng lượng sạch của riêng mình.

Mặc dù tham gia cuộc đua tương đối muộn, Mỹ hiện đang nỗ lực phối hợp để chấm dứt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc và trở thành đối thủ cạnh tranh năng lượng sạch theo đúng nghĩa của mình. Điều này sẽ đòi hỏi phải mua một lượng lớn khoáng sản đất hiếm mà Trung Quốc chưa chi phối hoàn toàn, dù hơi khó khăn. Ví dụ, ở Mỹ Latinh, nơi Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng việc phát triển năng lượng xanh, Mỹ đã trải qua một thời gian tương đối khó khăn khi tham gia thị trường và thiết lập các hiệp định thương mại.

Khi Mỹ tìm kiếm các thị trường đất hiếm mới chưa bị chi phối bởi Trung Quốc, Washington rơi vào hoàn cảnh khá trớ trêu. Dấu ấn mới nhất của phương Tây đối với một hiệp định thương mại khoáng sản đất hiếm lại bị kẹp giữa hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ: Nga và Trung Quốc.

Tháng trước, các quan chức cấp cao của Mỹ đã đến thăm Mông Cổ như một phần của “cuộc tấn công quyến rũ toàn cầu” nhằm cố gắng khởi động mối quan hệ thương mại khoáng sản đất hiếm. Mông Cổ trong lịch sử được gọi là “Minegolia” vì trữ lượng kim loại và khoáng sản vô cùng phong phú. Trọng tâm trong chiến lược của chính quyền Tổng thống Biden là “quảng cáo chiêu hàng” (sales pitch), theo đó Mỹ sẽ cung cấp cho các quốc gia “một thỏa thuận tốt hơn với các nguồn tài nguyên của họ”.

Những gì Mỹ muốn nói với Mông Cổ (và các nước khác) là bất cứ điều gì Bắc Kinh có thể làm, thì Washington cũng có thể làm tốt hơn.

“Mông Cổ đang đứng trước một cơ hội mang tính thế hệ. Và cơ hội mang tính thế hệ đó là nhu cầu để chúng ta tìm ra các khoáng chất và đất hiếm quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu năng lượng sạch của mình. Những gì chúng tôi cung cấp là một cách để họ làm việc đó một cách có trách nhiệm, theo cách tuân thủ và thực thi các nguyên tắc ESG (môi trường, xã hội và quản trị) cũng như mang lại lợi ích cho cộng đồng”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Jose Fernandez phụ trách về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, nói.

Mông Cổ không phải là đối tượng duy nhất trong chiến dịch hiện tại của Mỹ. Ông Fernandez cũng đã đến thăm Nam Phi, CH Congo và Mexico trong năm qua. Đồng thời, Mỹ đang tăng cường năng lực sản xuất lithium của riêng mình. Rõ ràng là Washington đang tận dụng thời gian để đảm bảo càng nhiều chuỗi cung ứng đất hiếm càng tốt nhằm theo kịp sự gia tăng đột biến trong việc bổ sung năng lượng sạch.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán rằng trên toàn thế giới, 107 gigawatt (GW) công suất tái tạo toàn cầu mới sẽ được bổ sung vào năm 2023 – mức tăng lớn nhất trong lịch sử – nâng tổng công suất toàn cầu lên hơn 440 GW. Trong khi đó, doanh số bán xe điện dự kiến sẽ “tăng trưởng bùng nổ” trong năm nay, với 35% để đạt số lượng 14 triệu xe.

Tất cả sự tăng trưởng đó sẽ đòi hỏi một sự thúc đẩy to lớn trong sản xuất năng lượng sạch, vốn xoay quanh các khoáng chất đất hiếm. Một báo cáo từ Popular Mechanics nói rằng “một nền kinh tế điện khí hóa vào năm 2030 có thể sẽ cần từ 250.000 đến 450.000 tấn lithium. Vào năm 2021, thế giới chỉ sản xuất 105 (chứ không phải 105.000) tấn”.

Mỹ – và các đối thủ cạnh tranh – do đó đang nỗ lực hết sức để phát triển các nguồn đất hiếm mới, nếu không sẽ gặp rủi ro khi không đáp ứng các cam kết về khí hậu của họ và bị loại khỏi nền kinh tế toàn cầu mới.

Theo BÁO TIN TỨC / OIPRICE

Tags: , ,