Chúng ta đang sống trong sự chuyển giao lớn giữa hai kỷ nguyên địa chính trị

Việc chuyển giao giữa các thời đại là một quá trình đau đớn, nhưng tự nhiên và tất yếu. Cấu trúc tương lai của thế giới đang được hình thành trước mắt chúng ta.

Chúng ta đang sống trong sự chuyển giao lớn giữa hai kỷ nguyên địa chính trị

Bài viết của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga S. V. Lavrov đăng trên tạp chí chính trị – xã hội “Razvedchik” số ra ngày 24/3/2023 với tiêu đề “Ngoại giao Nga trong một thế giới đang thay đổi”

Tôi rất vui khi có cơ hội hướng tới độc giả của tạp chí chính trị – xã hội “Razvedchik” và chia sẻ đánh giá của tôi về tình hình hiện nay trên thế giới và các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ đang diễn ra những thay đổi địa chính trị thực sự có ý nghĩa lịch sử rộng lơn. Như Tổng thống Vladimir Putin đã lưu ý, “việc chuyển giao giữa các thời đại là một quá trình đau đớn, nhưng tự nhiên và tất yếu. Cấu trúc tương lai của thế giới đang được hình thành trước mắt chúng ta”.

Chúng ta đã nhiều lần nói rằng xu hướng chủ đạo trong sự phát triển tình hình quốc tế hiện nay là củng cố tính đa cực. Các trung tâm thế giới mới trên lục địa Á-Âu, Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh đang đạt được thành công ấn tượng trong nhiều lĩnh vực dựa trên nền độc lập, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hóa và văn minh. Được định hướng và theo đuổi trước hết các lợi ích quốc gia cơ bản, các nước đang theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập. Như vậy, các quốc gia đang góp phần khách quan vào việc hình thành trật tự thế giới mới, ổn định, công bằng, dân chủ, đa trung tâm hơn, phản ánh quyền tự nhiên, bất khả xâm phạm của các dân tộc trong việc tự quyết định vận mệnh của mình, lựa chọn mô hình phát triển chính trị, kinh tế – xã hội cho riêng mình.

Trong tình thế đó, một số chính trị gia ở Phương Tây buộc phải cay đắng công nhận sự thật này. Thí dụ, Tổng thống Pháp E. Macron đã nhiều lần nói về sự kết thúc quyền bá chủ của Phương Tây trong các vấn đề quốc tế (tuy nhiên, đây là tuyên bố của ông ta trước khi đứng “dưới ngọn cờ” của liên minh thân Ukraina chống Nga do Washington thành lập). Một câu chuyện khác là những kết luận đúng đắn này không được chuyển thành hành động thực tế để tái cấu trúc triết lý chính sách đối ngoại dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và an ninh bình đẳng và không thể chia cắt.

Ngược lại, “Phương Tây tập thể” do Hoa Kỳ lãnh đạo đang ra sức hồi sinh mô hình mô hình đơn cực đã lỗi thời, ép buộc thế giới phải sống theo “trật tự dựa trên luật lệ” do Phương Tây làm trung tâm do họ tự nghĩ ra. Còn những quốc gia không chấp nhận những các quy tắc này sẽ bị trừng phạt trong khi trên thực tế chẳng ai nhìn thấy những luật lệ ấy ở bất cứ đâu.

Chúng ta chưa bao giờ có bất kỳ ảo tưởng nào về những người mà chúng ta đang đối phó. Họ nhận thức rõ rằng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Washington và các nước chư hầu của họ trong NATO đã đặt ra lộ trình đạt được quyền bá chủ toàn trị để giải quyết các vấn đề phát triển của chính họ bằng cách phớt lờ lợi ích của các nước khác. Một phần không tách rời của đường lối ích kỷ như vậy của các quốc gia Châu Âu-Đại Tây Dương là sự mở rộng mạnh mẽ của NATO sang phía Đông bất chấp những cam kết chính trị với giới lãnh đạo Liên Xô là không mở rộng liên minh này cũng như các cam kết được đưa ra ở cấp cao nhất trong khuôn khổ OSCE là các quốc gia không tăng cường an ninh của chính mình bằng cách gây tổn hại đến an ninh của các quốc gia khác.

Nhiều quyết định được thông qua tại các hội nghị thượng đỉnh OSCE và Nga-NATO xác định không một nhóm quốc gia hoặc tổ chức đơn lẻ nào được ưu tiên giao trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực hoặc coi bất kỳ nơi nào trong khu vực là phạm vi ảnh hưởng của họ, đều đã bị vi phạm. Trong suốt những năm qua, NATO đã hành động hoàn toàn ngược lại những quyết định này.

Trong nhiều thập kỷ, Phương Tây đã hành động có chủ đích nhằm “thôn tính” không gian địa chính trị hậu hậu Xô Viết để hình thành một “vòng cung bất ổn” dọc biên giới Nga. Ai cũng biết, Mỹ và các nước NATO luôn coi Ukraina là một trong những công cụ chống Nga. Rút cuộc, để biến quốc gia láng giềng này thành thù địch với Nga, các nhà công nghệ chính trị Phương Tây đã kích động và sau đó ủng hộ một cuộc đảo chính vi hiến ở Kiev trong tháng năm 2014 hoàn toàn đi ngược lại sự đảm bảo của Đức, Ba Lan và Pháp về một giải pháp chính trị hòa bình để hóa giải xung đột giữa chính quyền và phe đối lập.

Trong suốt 8 năm, các nước Phương Tây không chỉ nhắm mắt làm ngơ trước nạn diệt chủng đối với cư dân Donbass mà còn nhằm mắt làm ngơ việc chế độ Kiev chuẩn bị cưỡng chiếm các vùng lãnh thổ này. Những lời thú nhận gần đây của A. Merkel và F. Hollande là một minh chứng. Cả hai đều thừa nhận rằng “Gói các biện pháp” theo Thỏa thuận Minsk chỉ cần thiết để tạo điều kiện cho Kiev xây dựng tiềm lực quân sự của họ. Tuyên bố tương tự cũng đã được P.A.Poroshenko-một trong những người đặt bút ký tên vào văn kiện thỏa thuận này, đưa ra trước đó. Đây là gì nếu không phải là bằng chứng về thói đạo đức giả của tập đoàn chính trị Phương Tây và chế độ Kiev do họ nuôi dưỡng?

Mục tiêu thực sự của các chính trị gia Phương Tây một lần nữa lộ diện khi Washington và Brussels từ chối đề xuất do Nga đưa ra vào tháng 12 năm 2021 nhằm đảm bảo an ninh cho đất nước chúng ta trên hướng Tây.

Rõ ràng, tình hình ở Ukraina và xung quanh quốc gia này chỉ là một trong những biểu hiện của cuộc xung đột trên phạm quy mô lớn liên quan đến nỗ lực của một nhóm hẹp các quốc gia Phương Tây muốn đảm bảo sự thống trị thế giới và đảo ngược quá trình khách quan hướng tới cầu trúc thế giới đa cực. Hành động theo lối thuộc địa truyền thống tồi tệ nhất, người Mỹ và những kẻ đồng loã với họ đang ra sức phân chia thế giới thành “chế độ dân chủ” và “chế độ độc tài”. Nếu gọi mọi sự vật bằng đúng cái tên của chúng, thì những quốc gia đi theo phe cánh của họ được trao quyền “ngoại lệ” nào đó, còn tất cả những quốc gia còn lại chỉ có bổn phận vụ phục vụ lợi ích của các quốc gia thuộc “nhóm tỷ vàng”. Bản chất đen tối của triết lý này được thể hiện bằng tuyên bố công khai trơ trẽn của người đứng đầu cơ quan ngoại giao Châu Âu J. Borrell rằng “Châu Âu là vườn địa đàng, còn phần còn lại của thế giới là rừng rậm”. Ông ta nói “theo Freud”. Theo bản chất tự nhiên.

Không phải ngẫu nhiên mà, ngoài Nga, họ còn tiếp tục đe dọa và tống tiền đối với nhiều quốc gia. Họ còn tuyên bố về chiến lược ngăn chặn có hệ thống đối với Trung Quốc, bao gồm cả trong khuôn khổ của cái gọi là “chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Họ vẫn tiếp tục hành vi can thiệp bẩn thỉu vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền, bao gồm cả nhà nước Belarus anh em của chúng ta. Hiện nay, việc phong tỏa kinh tế và thương mại lâu dài đối với Cuba vẫn chưa được dỡ bỏ. Có rất nhiều thí dụ. Nhìn chung, ngày nay không ai có thể miễn nhiễm trước những cuộc “tấn công” kẻ cướp của Mỹ và các chư hầu của họ trong NATO.

Vì lợi ích thúc đẩy chương trình nghị sự quốc tế có lợi cho mình, Washington và Brussels đang ra sức “tư nhân hóa” các tổ chức quốc tế, buộc họ phải phục vụ những quyền lợi ích kỷ hẹp hòi của họ. Tôi sẽ chỉ đề cập đến một vài ví dụ. Đó là trao cho Ban Thư ký kỹ thuật của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) các chức năng hoàn toàn trái với nhiệm vụ của tổ chức này. Họ còn là biến Hội đồng Châu Âu thành một công cụ chính sách chống Nga mà trên thực tế đã trở thành chức năng bổ sung của của NATO và EU. Điều tương tự cũng đang diễn ra với OSCE-một tổ chức đã từng được thành lập để tiến hành một cuộc đối thoại trung thực giữa các nước Châu Âu. Giờ đây, tổ chức được thành lập tại Vienna này đã biến thành một cấu trúc bên lề, tích tụ những dòng chất bẩn và dối trá mà Phương Tây đang sử dụng để bôi lên các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Helsinki phiên bản cuối cùng. Rõ ràng là, các vấn đề nghiêm trọng về an ninh Châu Âu không thể được giải quyết trong khuôn khổ OSCE. Thật vậy, chính các nước Phương Tây đang ra sức hủy hoại những chức năng còn lại của tổ chức này bằng cách bắt đầu thành lập một “cộng đồng chính trị Châu Âu” riêng không có Nga và Belarus.

Ngày nay, quan hệ của chúng ta với Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đang ở mức thấp nhất kể từ khi kết thúc cuộc đối đầu lưỡng cực. Sau khi mở đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Phương Tây “lịch sử” đã tuyên bố phát động cuộc chiến tranh tổng lực chống Nga. Mục tiêu của họ là đánh bại chúng ta trên chiến trường, phá hoại nền kinh tế Nga và phá hoại sự ổn định chính trị trong nước.

Chúng ta đã rút ra kết luận phù hợp. Sẽ không còn tồn tại hoạt động “kinh doanh bình thường” với các nhà thầu vô đạo đức như vậy. Chúng ta không có ý định gõ cửa cầu cạnh họ, chứ đừng nói đến việc đơn phương nhượng bộ. Nếu Phương Tây hiểu ra và đề nghị nối lại quan hệ, chúng ta sẽ xem chính xác những gì đang bị đe dọa và chúng ta sẽ quyết định dựa trên lợi ích của Nga. Bất kỳ thỏa thuận giả định nào với các nước Phương Tây phải có tính ràng buộc về mặt pháp lý và thông qua một cơ chế rõ ràng để giám sát việc thực hiện các thỏa thuận đó.

Tôi xin nói thẳng: chúng ta không hề ảo tưởng về khả năng “hội tụ” với Châu Âu, về triển vọng được “ghi tên” trong “ngôi nhà chung Châu Âu”, xây dựng “không gian chung” với EU. Tất cả những khẩu hiệu này vang lên từ các thủ đô Châu Âu hóa ra chỉ là ảo vọng, một hành động che đậy. Các sự kiện gần đây cho thấy rõ ràng rằng mối quan hệ thương mại, kinh tế và đầu tư cùng có lợi sâu rộng giữa Nga và Liên minh Châu Âu đã không đóng vai trò của cái gọi là “mạng lưới an toàn”. Các thành viên EU dễ dàng hy sinh sự hợp tác năng lượng với chúng ta đã từng là cơ sở nền tảng tạo nên sự thịnh vượng của họ. Một thực tế đã đươc khẳng định là, giới tinh hoa Châu Âu đã tự thể hiện rằng họ toàn toàn không có khả năng độc lập, luôn sẵn sàng “ngả mũ” khi nhận được chỉ thị từ Washington ngay cả khi chỉ thị đó gây thiệt hại trực tiếp cho công dân của họ. Chúng ta sẽ tính đến tất cả thực tế này khi hoạch định chính sách đối ngoại của mình.

Chúng ta cũng sẽ tiếp tục phân tích cẩn thận các triển vọng và tính hiệu quả của việc Nga tham gia các cơ chế hợp tác đa phương-nơi các nước Phương Tây thông qua việc thao túng các quy tắc thủ tục và ban thư ký, quản lý để áp đặt chương trình nghị sự ích kỷ hẹp hòi của họ gây phương hại đến các ưu tiên và tương tác bình đẳng của Nga. Thí dụ, chúng ta đã rút khỏi Hội đồng Châu Âu và một số cấu trúc khác.

Cùng với các đối tác quốc tế đáng tin cậy của Nga, chúng ta đang tích cực làm việc để chuyển đổi sang thanh toán song phương trong ngoại thương bằng các loại tiền tệ thay thế cho đồng đô la và đồng euro nhằm hình thành cơ sở hạ tầng liên ngân hàng và nói chung là các mối quan hệ tài chính và kinh tế không do Phương Tây kiểm soát.

Nếu đột nhiên các nước Phương Tây quyết định từ bỏ đường lối bài Nga hiện nay, đưa ra lựa chọn ủng hộ hợp tác bình đẳng với Nga, thì điều này trước hết sẽ có lợi cho chính họ. Đồng thời, chúng ta là những người theo chủ nghĩa hiện thực và nhận thức được rằng một kịch bản như vậy sẽ khó xảy ra trong thời gian tới. Ngoài ra, niềm tin của chúng ta là “rất đáng giá”. Hiện nay Washington và Brussels cần phải nỗ lực để xứng đáng với niềm tin đó.

Thế giới ngày nay không thể chỉ dựa vào Mỹ và EU. Thế giới ngày nay vừa toàn cầu hóa, vừa đa cực. Những nỗ lực cô lập và bao vây Nga bằng “hàng rào bảo vệ”, biến Nga thành “kẻ bất hảo” đều sẽ thất bại hoàn toàn. Phần lớn các quốc gia trên thế giới, nơi có khoảng 85% dân số thế giới sinh sống, không muốn “lao vào lửa để lấy hạt dẻ” cho các quốc gia thuộc địa cũ của họ. Ngày nay, Phương Tây, theo cách diễn đạt phù hợp của Tổng thống Vladimir Putin, là một “đế chế dối trá”, không còn được cộng đồng quốc tế coi là chân lý cuối cùng như lý tưởng dân chủ, tự do và thịnh vượng nào đó.

Trong bối cảnh đó, nền ngoại giao của nước ta tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa hướng, tăng cường hoạt động trên các địa bàn khác nhau. Quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung ngày càng sâu sắc, đóng vai trò là nhân tố cân bằng quan trọng trong các vấn đề của thế giới. Ngày nay, quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh là tốt nhất trong lịch sử của Nga và Trung Quốc. Quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt ưu đãi với Ấn Độ đang từng bước phát triển. Mối quan hệ của Nga đang được củng cố với Brazil, Iran, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Saudi, Nam Phi và nhiều quốc gia thân thiện khác. Việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi lần thứ hai trong tháng 7/2023 tại St. Petersburg nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ Nga-Châu Phi.

Trọng tâm của nền kinh tế thế giới, và đằng sau đó là chính trị, tiếp tục chuyển từ Châu Âu-Đại Tây Dương sang đại lục Á-Âu. Liên minh châu Âu không còn có thể khẳng định vai trò lãnh đạo chính trị, kinh tế và giá trị trong không gian Á-Âu. Các quốc gia của châu lục này có quyền tự do thực sự trong việc lựa chọn mô hình phát triển, đối tác quốc tế và tham gia vào các sáng kiến hội nhập khác nhau.

Hợp tác trong khuôn khổ Nhà nước Liên minh [Nga-Belarus] tiếp tục được tăng cường và đạt những tầm cao mới. Một trong những hiệp hội khu vực đang phát triển năng động nhất là Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), nơi Nga đóng vai trò Chủ tịch trong năm nay. Tính hiệu quả và phù hợp của EAEU được chứng minh bằng các mối quan hệ quốc tế sâu rộng của liên kết này. Hợp tác trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh tập thể vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong ổn định khu vực. Sự tương tác đang tiến triển theo kênh Cộng đồng các quốc gia độc lập vẫn đang được xúc tiến và năm nay Công đồng này tuyên bố là Năm tiếng Nga-ngôn ngữ giao tiếp giữa các quốc gia.

Một ví dụ sinh động về ngoại giao đa cực, quan hệ đối tác đa phương bình đẳng, cùng có lợi trên lục địa Á-Âu và trên toàn thế giới là hoạt động của các hiệp hội liên quốc gia như SCO và BRICS. Nga tham gia tích cực nhất vào công việc của những liên kết này. Trong đó không có “người lãnh đạo” hay “người giám sát” và mọi quyết định được đưa ra dựa trên sự đồng thuận. Trong khuôn khổ của những liên kết này, các quốc gia có hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau, có bản sắc và nền tảng văn minh riêng đều hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Ngày càng có nhiều quốc gia đang cố gắng thiết lập quan hệ với các liên kế này và sẽ trở thành thành viên đầy đủ. Điều này một lần nữa chứng minh nhu cầu ngày càng tăng của những lien kết này.

Chúng ta rất coi trọng vấn đề hài hòa các sáng kiến hội nhập khác nhau. Chúng ta hành động xuất phát từ tiền đề cho rằng nền kinh tế phải trở thành cơ sở để có thể xây dựng cấu trúc hòa bình và tin tưởng lẫn nhau trong tương lai. Chính triết lý này là bản chất của tư tưởng của Tổng thống Vladimir Putin nhằm xây dựng quan hệ đối tác Á-Âu mở rộng (GEP). Các quốc gia thành viên của EAEU, SCO, ASEAN, bao gồm cả những quốc gia hữu nghị Trung Quốc và Ấn Độ của chúng ta đã thể hiện sự quan tâm đến sáng kiến của Nga. Trong đó, theo logic của GEP, hiện nay đang tiến hành liên kết các kế hoạch phát triển của EAEU với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc. Một đóng góp hữu ích cho những nỗ lực chung là tăng cường hội nhập trong khuôn khổ Nhà nước Liên bang Nga-Belarus.

Nga sẽ tiếp tục thúc đẩy một chương trình nghị sự thống nhất trên trường quốc tế, góp phần củng cố an ninh và ổn định toàn cầu, cũng như giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng và xung đột bằng biện pháp chính trị và ngoại giao. Cùng với những quốc gia có cùng chí hướng, chúng ta chủ trương vận dụng thực tế các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, bao gồm bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Nói chung là góp phần dân chủ hóa đời sống quốc tế, hình thành trật tự thế giới đa cực đổi mới không dựa trên vũ lực mà dựa trên quy chế pháp lý quốc tế.

Tất nhiên, tình hình địa chính trị thế giới đầy biến động có tác động đến hoạt động của hoạt động đối ngoại của Nga. Chiến dịch bài Nga quy mô lớn đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên của các cơ quan đại diện nước ngoài của chúng ta. Họ phải làm việc trong những điều kiện gần như khắc nghiệt, đôi khi nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Ngay cả trong những năm đen tối nhất của Chiến tranh lạnh vẫn không hề có chuyện trục xuất nhân viên ngoại giao hàng loạt lớn như vậy.

Tình hình đó đòi hỏi phải chuyển toàn bộ công tác đối ngoại của chúng ta sang chế độ đặc biệt. Các nhà ngoại giao tiếp tục tận tâm hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn của mình. Họ đang làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân và đồng bào của chúng ta ở nước ngoài, để bảo vệ lợi ích của các nhà điều hành kinh tế Nga.

Chúng ta sẽ tiếp tục điều chỉnh tiềm năng nhân sự của Bộ một cách linh hoạt nhất phù hợp với những thay đổi kiến tạo đang diễn ra trên thế giới. Và, nếu cần, nhanh chóng điều chuyển nguồn nhân lực sang các lĩnh vực hoạt động đối ngoại cần yêu cầu nhiều nhất.

Chúng ta ưu tiên chú ý đến việc đảm bảo sự kế tục của các thế hệ. Tôi hài lòng tuyên bố rằng số lượng người muốn vào ngành ngoại giao đang tăng không ngừng tăng lên. Hàng năm, những thanh niên trẻ đầy tham vọng, có đầu óc sáng tạo được đào tạo thành chuyên gia quốc tế và đã vượt qua thành công các bài kiểm tra bổ sung trong công việc sẽ gia nhập gia đình thân thiện của Bộ Ngoại giao. Các tổ chức trực thuộc của chúng ta là Đại học quốc gia quan hệ quốc tế Moskva và Học viện ngoại giao vẫn là “lò rèn nhân sự”.

Điều kiện quan trọng nhất để làm việc thành công trên Quảng trường Smolenskaya là không ngừng hoàn thiện bản thân, sẵn sàng bắt kịp thời đại. Học viện Ngoại giao hàng năm mở một số khóa đào tạo nâng cao chuyên ngành. “Danh thiếp ” của các nhà ngoại giao Nga luôn là một chứng chỉ về kiến thức sâu rộng về ngoại ngữ, kể cả những ngôn ngữ hiếm. Các khóa học ngoại ngữ trình độ cao của Bộ Ngoại giao Nga là cơ hội tuyệt vời để nâng cao trình độ ngôn ngữ.

Bộ và các cơ quan đại diện nước ngoài của chúng ta tiếp tục tận dụng tối đa tiềm năng của ngoại giao kỹ thuật số, khả năng của Internet và mạng xã hội để đưa quan điểm của Nga về các sự kiện đang diễn ra đến với cộng đồng thế giới. Chúng ta dự định sẽ tăng cường nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực đầy triển vọng này, sử dụng các phương pháp và cách tiếp cận sáng tạo, đổi mới.

Tất nhiên, việc giáo dục lòng yêu nước cho những thế hệ trẻ đã được nâng lên đến mức cần thiết. Hoạt động này đang được tiến hành, ngoài các kênh khác, còn có kênh Hội đồng cựu nhân viên, Hiệp hội các nhà ngoại giao Nga và Trung tâm lịch sử của Cơ quan Ngoại giao Nga. Đến lượt mình, Hội đồng các nhà ngoại giao trẻ của Bộ chúng ta thực hiện nhiều sáng kiến giáo dục và từ thiện. Tôi đặc biệt muốn ghi nhận nhiều đợt phân phát viện trợ nhân đạo cho trẻ em Donbass. Bằng mọi cách có thể, chúng tôi sẽ tiếp tục cổ vũ sự kết hợp giữa kinh nghiệm ngoại giao và sức trẻ như vậy.

Kết thúc bài viết, tôi chúc các bạn đọc Tạp chí sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và mọi điều tốt đẹp nhất.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM 

Tags: , , , ,