Bài học từ sự thành công trong việc bảo tồn loài hổ ở Ấn Độ

Thông tin về sự phục hồi mạnh mẽ của loài hổ tại Ấn Độ thật sự rất đáng khuyến khích và nên là bài học cho các nước Châu Á trong việc bảo tồn loài hổ.

Bài học từ sự thành công trong việc bảo tồn loài hổ ở Ấn Độ

Điều này phản ánh cam kết của Ấn Độ trong việc đảm bảo tương lai của những chú hổ hoang dã; phản ánh giá trị mà quốc gia này đặt vào những lợi ích từ hệ sinh thái, văn hóa, thẩm mĩ và du lịch mà loài hổ này mang lại.

Trong hơn một thập kỷ, cam kết này nổi bật với hai sáng kiến tích cực: gia tăng số lượng “khu bảo tồn hổ”, mang đến cho chúng môi trường sống dưới sự bảo vệ và tài trợ của Chính phủ; thành lập Cục quản lý tội phạm săn bắt động vật hoang dã, nhằm mục tiêu vào các đội tượng săn bắt và buôn bán hổ trái phép qua các nước láng giềng và Trung Quốc – là nơi tiêu thụ chính hàng hóa có nguồn gốc từ hổ.

Cho đến năm 2002, Ấn Độ phụ thuộc vào phương pháp không đáng tin cậy Pugmark để ước tính số lượng hổ và công bố rằng có khoảng 3.642 con. Năm 2005, nhà nước tiến hành một phương pháp mới, phạm vi toàn quốc, tiếp cận đa phương, hệ thống phát hiện bằng camera và radio – với một số liệu mới gần 1.411 con.

Tuy nhiên, tình hình này vẫn chưa dừng lại. Hổ và các loài mèo lớn châu Á vẫn bị săn đón vì mục đích thương mại róc da và lấy cao tại Trung Quốc. Hiện vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo các khu rừng bảo tồn của Ấn Độ không bị xé toạc ra làm mỏ, đập, đường bộ hay đường sắt.

Chiến dịch bảo tồn hổ ở Ấn Độ bắt đầu từ những năm 1970, khi cựu Thủ tướng Indira Gandhi cấm săn bắt hổ, thành lập khu bảo tồn hổ theo sáng kiến Chính phủ. Đây là một minh chứng cho cán bộ lâm nghiệp, cho người dân Ấn Độ rằng dù mật độ dân số con người cao, thì hổ đã vượt qua cơn bão và đang trên đà phát triển.

Có lẽ vì tại Ấn Độ, ý nghĩa văn hóa của loài hổ – con “chiến mã” của nữ thần Durga – đã tạo nên tinh thần của cả quốc gia. Nhưng nó cũng không giải thích được tại sao ở quốc gia khác, hổ cũng được tôn kính, vẫn bị người ta khai thác làm mất đi giá trị thật sự của nó.

Ví dụ, ở Trung Quốc và Lào, triết lý hiện hành của họ thật đáng buồn. Chính phủ khuyến khích việc nuôi nhốt hổ và các động vật hoang dã khác, đặt một giá trị cao hơn vào những bộ phận của con hổ chết (như xương, răng, da…) hơn là con hổ sống hoang dã.

Trung Quốc, Thái Lan, Lào… có hơn 6.500 con hổ nuôi nhốt, nơi chúng không được nuôi vì mục đích bảo tồn mà vì bộ phận trên cơ thể chúng và mục đích giải trí. Không ngạc nhiên, số lượng hổ hoang dã ở các quốc gia này chỉ là một phần nhỏ so với Ấn Độ.

Theo PHÁP LUẬT TPHCM

Tags: , , , , , ,