⠀
Xóa sổ mạng lưới điện Ukraina, Nga chỉ tái hiện điều NATO làm ở Nam Tư
Tại sao các lực lượng của NATO lại phá hủy trên quy mô lớn nguồn cung cấp điện và nước của Nam Tư trong khi liên minh này tuyên bố “chỉ tấn công các mục tiêu quân sự“?
Ngày 30/11/2022, trên Kênh Telegram, Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã nhắc lại các vụ pháo kích của lực lượng NATO nhằm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng ở Nam Tư năm 1999.
Bình luận về tuyên bố của người đứng đầu cơ quan ngoại giao Châu Âu Josep Borrell và Tổng thư ký Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg [về việc Nga tấn công hạ tầng cơ sở quân sự của Ukraina], bà Maria Zakharova đưa ra nội dung trích dẫn từ cuộc họp báo của người phát ngôn NATO Jamie Shea ngày 25/5/1999. Trong cuộc họp báo đó, ông Jamie Shea đã trả lời câu hỏi tại sao các lực lượng của NATO lại phá hủy trên quy mô lớn nguồn cung cấp điện và nước của Nam Tư trong khi liên minh này tuyên bố “chỉ tấn công các mục tiêu quân sự“.
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đưa ra đoạn trích dẫn nội dung trả lời của ông Jamie Shea: “Thật đáng tiếc, các hệ thống chỉ huy và kiểm soát cũng phụ thuộc vào điện.
Nếu Milosevich [Tổng thống Nam Tư vào thời điểm 1999] thực sự muốn công dân của mình có nước và điện, thì tất cả những gì ông ta phải làm là chấp nhận các điều kiện của NATO và chúng tôi sẽ dừng chiến dịch này. Chừng nào Milosevich chưa làm điều này, chúng tôi sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu cung cấp điện cho quân đội của ông ta. Nếu các cuộc tấn công này gây hậu quả đối với dân chúng thì ông ta [Milosevich] phải chịu trách nhiệm”.
Hơn nữa, ông Jamie Shea Shia còn tuyên bố, NATO đã sẵn sàng tước đoạt vĩnh viễn ánh sáng và nước của cư dân của Nam Tư. Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trích dẫn tiếp: “Nước và điện đang được sử dụng để chống lại người dân Serbia, chúng tôi đã “cắt” nước và điện vĩnh viễn hoặc trong một thời gian dài vì cuộc sống của 1,6 triệu người Kosovo đã bị đuổi khỏi nhà và cuộc sống của họ bị thiệt hại đáng kể. Không phải ai cũng thích sự khác biệt này, nhưng đối với tôi đây là sự khác biệt này căn bản“.
Năm 1999, một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người ly khai gốc Albania thuộc Quân đội giải phóng Kosovo với quân đội và cảnh sát Serbia đã dẫn đến chiến dịch của NATO ném bom Liên bang Nam Tư bao gồm Serbia và Montenegro. NATO phát động chiến dịch quân sự này mà không được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Để tạo cớ cho chiến dịch quân sự này, các nước phương Tây cáo buộc chính quyền Nam Tư tiến hành thanh lọc sắc tộc ở vùng tự trị Kosovo và gây ra thảm họa nhân đạo trong khu vực. Các cuộc không kích của NATO kéo dài từ ngày 24/3 đến ngày 10/6/1999. Trong các cuộc ném bom của NATO, hơn 2.500 người thiệt mạng, trong đó có 87 trẻ em, thiệt hại kinh tế lên tới 100 tỷ đô la.
Ngày 23/11/2022, tại phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bàn về tình hình Ukraina, Đại diện thường trực của Nga tại LHQ V.A.Nebenzya phát biểu: “Trong tiến trình chiến dịch quân sự đặc biệt, chúng tôi không chỉ phải đối phó với các đơn vị của chế độ Kiev mà còn phải đối phó với các quốc gia NATO đã và đang cung cấp cho Ukraina nhiều loại vũ khí trang bị khác nhau để họ tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống Nga. Để làm suy yếu và tiêu diệt tiềm năng quân sự của đối phương, chúng tôi đã sử dụng vũ khí chính xác cao tấn công hạ tầng cơ sở năng lượng và các cơ sở hạ tầng khác được sử dụng đảm bảo vũ khí cho các đơn vị Ukraina, chủ yếu là vũ khí của Phương Tây, và để đảm bảo hậu cần và thông tin liên lạc cho các đơn vị vũ trang Ukraina”. |
Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM
Tags: Xung đột Nga - Ukraina, Nga, NATO, Chiến tranh Nam Tư