Về nguồn gốc của chủ nghĩa quốc xã ở Ukraina

Tháng 6/1941, Bandera – thủ lĩnh của OUN tuyên bố thành lập Nhà nước Ukraina độc lập. Đạo luật thành lập Nhà nước Ukraina độc lập nêu rõ: “Nhà nước Ukraina mới nổi sẽ hợp tác chặt chẽ với nước Đức Quốc xã dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler để xây dựng một trật tự mới ở Châu Âu và trên toàn thế giới”.

Về nguồn gốc của chủ nghĩa quốc xã ở Ukraina

Theo tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Liên bang Nga.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraina được thừa hưởng một nền công nghiệp lớn mạnh và nền nông nghiệp phát triển. Cùng với dân số đông đảo và có trình độ học vấn cao, điều này đã tạo cơ sở tốt cho sự phát triển một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu tiên tồn tại, ban ban lãnh đạo mới ở Ukraina bắt đầu theo đuổi chính sách thân Phương Tây nhằm hủy diệt cộng đồng người Slav dựa trên cơ sở hệ tư tưởng của Tổ chức những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina (OUN) với lực lượng chiến đấu nòng cốt là Quân đoàn khởi nghĩa Ukraina (UPA). Trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các lực lượng phá hoại này đã từng chiến đấu trong hàng ngũ của Hitler và gây ra nhiều tội ác đối với dân thường, bao gồm sát hại hơn 120.000 người Ba Lan, 80.000 người Ukraina và 30.000 người Do Thái.

Thế nhưng, vào năm 2010, cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yushchenko đã trao tặng danh hiệu “Anh hùng Ukraina” cho Stepan Bandera-người mà 2 tháng trước khi Đức tấn công Liên Xô đã lãnh đạo OUN theo chủ trương sử dụng biện pháp khủng bố để đạt được mục đích chính trị. Trước đây, danh hiệu này cũng đã từng được trao cho Roman Shukhevych- người từng giữ vị trí chỉ huy UPA. Kẻ tội phạm này từng tuyên bối: “Không cần đe dọa mà hãy tiêu diệt! Chúng ta không nên sợ mọi người sẽ nguyền rủa chúng ta vì độc ác. Chỉ để lại một nửa trong số 40 triệu dân Ukraina-trong chuyện này không có gì khủng khiếp cả”.

Mục tiêu của OUN là gì?

Tổ chức này được thành lập tại Vienna vào năm 1929 với mục tiêu thành lập một nhà nước trên lãnh thổ của Hungary, Romania, Ba Lan và Liên Xô. Để đạt được mục tiêu đó, OUN đã hợp tác chặt chẽ với Đức Quốc xã. Theo đó, trong quá trình chuẩn bị tấn công Ba Lan, các thành viên của OUN đã được đào tạo tại các trường huấn luyện biệt kích-phá hoại của Đức. Trước khi Đức phát động chiến tranh xâm lược, OUN đã chuyển cho Đức thông tin chi tiết về vị trí, sức mạnh chiến đấu và trang thiết bị của lực lượng vũ trang Ba Lan. Sau khi mở đầu cuộc xâm lược, OUN đã thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm hoặc phá hủy các phương tiện giao thông và liên lạc [của Ba Lan].

Những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina đã tích cực giúp Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô. Trong đó, có khoảng 1.000 thành viên của OUN theo học tại các trường biệt kích- phá hoại của Đức được bố trí gần biên giới Liên Xô. Từ năm 1940, Đức bắt đầu tung các nhóm phá hoại vào Liên Xô. Sau khi bắt đầu cuộc tấn công của quân Đức, lực lượng này của OUN được giao nhiệm vụ đánh chiếm các cây cầu, phá hủy đường sắt và đường dây liên lạc, đồng thời tung tin đồn thất thiệt để gây hoang mang trong dân chúng. Chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1940, lực lượng biên phòng của Liên Xô đã bắt giữ 38 nhóm biệt kích của OUN với tổng số 486 tên.

Vì sao OUN lại tích cực giúp đỡ phát xít Đức?

Mục tiêu chính trị của OUN là xây dựng một nhà nước thuần chủng về sắc tộc. Với sự hợp tác với Hitler, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina theo đuổi mục tiêu tiêu hủy diệt người Ba Lan và Do Thái. Cuộc thanh lọc sắc tộc này của OUN chống lại người Ba Lan và Do Thái bắt đầu diễn ra ngay sau khi Đức tấn công Ba Lan năm 1939. Trong những ngày đầu tiên quân Đức chiếm đóng thành phố Lvov của Liên Xô vào năm 1941, các thành viên của OUN đã sát hại hàng ngàn cư dân. Tháng 6/1941, Bandera – thủ lĩnh của OUN tuyên bố thành lập Nhà nước Ukraina độc lập. Đạo luật thành lập Nhà nước Ukraina độc lập nêu rõ: “Nhà nước Ukraina mới nổi sẽ hợp tác chặt chẽ với nước Đức Quốc xã dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler để xây dựng một trật tự mới ở Châu Âu và trên toàn thế giới“.

Kết cục của dự hợp tác giữa OUN và Đức Quốc kết thúc như thế nào?

Việc thành lập một nhà nước Ukraina độc lập không nằm trong kế hoạch của Đệ tam Quốc xã. Hitler chỉ coi người dân Ukraina là nô lệ để cung cấp lúa mì, than, kim loại và các tài nguyên khác cho nước Đức. Trong cuộc họp ở Berlin, Hermann Goering-một trong những nhà lãnh đạo của Đức Quốc xã tuyên bố: “Chúng ta phải hiểu rằng tất cả thế giới này từ bây giờ và mãi mãi sẽ là của chúng ta, của nước Đức“.

Vào thời điểm đó, người Đức rất tự tin vào chiến thắng trước Liên Xô nên Bandera không còn giá trị sử dụng trong mắt họ. Kết cục là, trong tháng 8/1941, quân Đức tuyên bố thành lập quận Galicia với thủ phủ đặt ở Lvov. Cái gọi là “Nhà nước Ukraina độc lập” chỉ tồn tại được vẻn vẹn một tháng sau khi tuyên bố thành lập. Trong tháng 9/1941, nhiều cộng sự của Bandera đã bị bắn, còn bản thân y bị đưa vào trại tập trung gần Berlin. Ở đó, người Đức đã chu cấp những điều kiện đặc biệt cho một kẻ tay sai đã không còn tác dụng.

Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đã buộc quân Đức phải bắt đầu lại “sự hợp tác cùng có lợi” với Bandera. Tháng 10/1944, Bandera được trả tự do và chịu sự lãnh đạo của Đức và tiếp tục chỉ huy các hoạt động của OUN. Sau thất bại của Đức quốc xã, Bandera- kẻ cầm đầu các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc của Ukraina, bắt đầu quay sang phục vụ các quan thầy ở Phương Tây. Năm 1946, cơ quan lãnh đạo mới của OUN được thành lập tại Munich (Đức) và có chi nhánh tại Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh. Bandera đứng đầu cơ quan này cho đến khi qua đời vào năm 1959.

Tội ác của OUP-UPA đối với dân thường

Năm 1942, Đức một lần nữa quyết định sử dụng những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina để bảo vệ lãnh thổ chiếm đóng và chống lại các lực lượng du kích đi theo Liên Xô. Tháng 6/1941 cơ quan chỉ huy của OUP được thành lập, đứng đầu là Roman Shukhevych. Kể từ năm 1943, các đơn vị của OUP được gọi là Quân đoàn khởi nghĩa Ukraina (UPA), tuyên bố chiến đấu chống lại cả người Đức và người Nga. Tuy nhiên, không có bằng chứng về việc UPA chống lại quân Đức. Ngược lại, chỉ huy của các đội du kích của Liên Xô đã nhiều lần báo cáo về các trận chiến với UPA.

Năm 1944, Liên Xô thu được bằng chứng về sự hợp tác giữa UPA với các lực lượng vũ trang Đức trong cuộc chiến chống lại Liên Xô. Năm 1961, một trong những nhà lãnh đạo của OUN đã viết trong hồi ký rằng các biệt đội của họ có nhiệm vụ “…tiêu diệt tất cả những người bị nghi ngờ có liên hệ với chính phủ Liên Xô” và sẵn sàng “tàn sát các gia đình họ đến thế hệ thứ ba“.

Ngoài việc chống lại chính người dân Ukraina và các thành viên du kích Liên Xô, các thành viên của UPA đã phạm nhiều tội ác chống lại người Ba Lan. Chỉ trong một ngày, 11/7/1943, các đơn vị của UPA đã sát hại hơn 15.000 người tại 160 ngôi làng tại khu vưc Volyn (hiện thuộc Ukraina và Ba Lan). Theo các nhà nghiên cứu Ba Lan, tổng cộng, những kẻ đi theo Bandera đã sát hại tới 80.0000 người Ukraina và khoảng 100.000-120.000 người Ba Lan.

Lịch sử không mang lại bài học

Sau khi Liên Xô sụp đổ, trụ sở của tất cả các phe phái OUN, với sự hỗ trợ của tiền Phương Tây và các cơ quan tình báo bắt đầu được chuyển đến Ukraina. OUN giành được thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử tổng thống trong năm 2005, đưa Viktor Yushchenko lên cầm quyền ở Ukraina. Vợ ông, Ekaterina Chumachenko-người trước đây từng làm việc trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Bộ tài chính và Quốc hội Mỹ. Trong thời gian cầm quyền của mình, V. Yushchenko đã công nhận các thành viên của OUN-UPA là những người tham gia cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai, nghĩa là đã đánh đồng những người đi theo Bandera với các cựu chiến binh trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và tích cực theo đuổi chính sách thân Phương Tây.

Năm 2010, Viktor Yanukovych trở thành Tổng thống Ukraina và là người theo đuổi chính sách đối nội trung lập. Sau cuộc đảo chính do Phương Tây tổ chức vào năm 2014, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan một lần nữa lên nắm quyền. Nhiều cư dân ở Đông Nam Ukraina không công nhận cuộc đảo chính này và từ chối sống dưới sự cai trị của chính quyền mới. Trong khi đó, những người theo Bandera chuẩn bị kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh quy mô lớn chống Nga với sự hỗ trợ và tham gia trực tiếp của Phương Tây. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina đã làm phá sản kế hoạch này.

Trong khi đó, ngoài chính quyền Kiev, thế giới đều biết, Phương Tây chỉ tận dụng cơ hội sử dụng Ukraina làm vũ khí chống Nga và khai thác tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này, chứ không phải bảo vệ quyền tự do và độc lập của Ukraina.

Theo THANH HAHUY FACEBOOK 

Tags: ,