Về chiều sâu của nền văn học Đức

Sâu sắc, khô khan, ảm đạm – đó là những từ thường được dùng để miêu tả về nền văn học Đức. Nhưng nhiều trang viết của các nhà văn nước này còn mang ý vị hài hước, châm biếm hoặc có sắc thái nhẹ nhàng, tinh tế.

Chiều sâu của nền văn học Đức

Dưới đây là góc nhìn về một số tác giả vĩ đại của văn học Đức thế kỷ 20.

Các tiểu thuyết gia người Đức thích kể những câu chuyện mang tầm vóc anh hùng ca, quan tâm đến việc miêu tả chi tiết nhân vật: họ trông như thế nào, sống ra làm sao, nghĩ gì và định mệnh nào ập đến với họ.

Thomas Mann (1875-1955) là tác giả đã đẩy đặc điểm này lên một đỉnh cao mới với cuốn tiểu thuyết Buddenbrooks kể về quá trình sa sút của của một dòng họ kinh doanh giàu có ở Luebeck qua ba thế hệ.

Trong khi tiểu thuyết của Mann, tính đến cả The Magic MountainDeath in Venice tái hiện sự suy sụp của tầng lớp thượng lưu thì các tác phẩm của Hermann Hesse đề cập đến những nỗi đau thường ngày của con người như trong các tác phẩm Steppenwolf hay Siddhartha. Một nhà văn khác cũng thường đề cập đến các giá trị sống của tầng lớp trung lưu bình dị ở Đức là Elias Canetti. Sinh ra ở Bulgaria, Canetti lớn lên ở Anh, Thụy Sĩ, Áo và sau đó là Đức, tác phẩm của ông đề cập đến một thế giới đa sắc, giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, văn minh.

Cũng không chọn những đề tài cao siêu, những trang viết của Peter Handke là trạng thái tự khám phá chính mình của con người. Ông từng nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ của đông đảo độc giả với vở kịch chính trị Offending the Audience (1966) và truyện ngắn Short Letter, Long Farewell (1972). Nhưng khi Handke có bài phát biểu tại đám tang của nhà lãnh đạo, tội phạm chiến tranh Serbia Slobodan Milosevic, ông để mất sự ủng hộ của người đọc.

Đức Quốc xã và Thế chiến II để lại dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của văn học hiện đại Đức, từ tác phẩm của Gunter Grass, Martin Walser, đến Bernhard Schlink và Julia Franck. Những tác giả này khai thác sự tổn thương bên trong mà những sự kiện đó đã gây ra. Họ tìm hiểu ảnh hưởng của các biến cố lịch sử này đối với tính cách, cuộc sống cá nhân và cách hành xử của nhân vật.

Nổi bật và kiệt xuất nhất ở mảng đề tài này là cuốn tiểu thuyết siêu thực Cái trống thiếc của (1959) của Gunter Grass. Tác phẩm khiến Grass trở thành nhà văn vĩ đại, được coi là “lương tâm của nước Đức”. Nhưng mọi sự đã sụp đổ khi cách đây không lâu, Grass thú nhận trong cuốn hồi ký Peeling the Onion (2006) rằng ông từng đi lính cho Đức Quốc xã.

Các nhà văn kỳ cựu như Grass tất nhiên có trải nghiệm cá nhân về thời kỳ Đức Quốc xã, còn các tác giả trẻ, họ đã tạo ra một luồng ánh sáng mới cho đề tài này. Đó là The Reader của Bernhard Schlink, làLady Midday của Julia Franck, là Pefume của Patrick Sueskind.

Đặc biệt, một tác giả rất trẻ, Daniel Kehlmann (1975) đã khẳng định tài năng vượt trội của mình với – Measuring the World – cuốn sách dày dặn và thuyết phục về hai nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nước Đức Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Đây là một thành công bất ngờ, một hiện tượng đáng ngạc nhiên, sẽ dự báo cho một nền văn học Đức tiếp tục nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Theo EVAN

Tags: ,