Vài nét về Đế quốc Hồi Hột – một quốc gia đã mất của người Uyghur

Các sử liệu Phương Tây ghi nhận sự tồn tại của Đế quốc Hồi Hột (Uyghur Empire) có thủ đô ở Karabalghasun bên bờ sông Orhon, ở về phía Tây của Trung Hoa. 

Bản đồ châu Á năm 800 SCN.

Là một trong số nhiều bộ lạc nói tiếng Turkic (Thổ) thời cổ, người Uyghur hiện nay tập trung đông nhất tại Tân Cương, (Trung Quốc) nhưng cũng sống ở Pakistan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Nga.

Ngoài ra họ có các cộng đồng nhỏ ở cả Ukraina, Đức và một số nước khác do lưu lạc đến sau này.

Các sử liệu Phương Tây ghi nhận sự tồn tại của Đế quốc Hồi Hột (Uyghur Empire) có thủ đô ở Karabalghasun bên bờ sông Orhon, ở về phía Tây của Trung Hoa.

Có hai nhóm Uyghur chính: những người du mục, nổi tiếng về đua ngựa và từng được người Hán gọi là tộc Cao Xa hoặc Thiết Lặc, và những cộng đồng định cư làm nghề nông.

Về mặt chủng tộc, họ thuộc nhóm Âu Á (Eurasian) nên có nhiều nét hình thể giống người Đông Á nhưng cũng có những người mũi cao, tóc sáng.

Theo Britannica, đế quốc của người Uyghur mà dân Hán cũng gọi là Duy Ngô Nhĩ, đã có quan hệ gắn chặt với các triều đại Trung Hoa.

Tuy thế, họ không bị người Hán coi là mối đe dọa như nhóm Hung Nô và người Uyghur từng giúp vua Đường dẹp loạn An Lộc Sơn năm 755.

Các triều vua Hán thường mua ngựa của người Uyghur và bán cho họ các sản phẩm nông nghiệp.

Một vị vương của tộc Uyghur, Mouyu còn từng viếng thăm kinh đô Lạc Dương của Trung Hoa.

Vì có ngôn ngữ và tôn giáo giống các dân tộc Trung Á, người Uyghur là cầu nối giữa Trung Hoa và các vùng phía Tây.

Kashgar, đô thị có từ thời cổ của người Uyghur mà nay thuộc về Tân Cương, Trung Quốc, từng là một trung tâm thương mại trên Con đường Tơ lụa giữa Đông và Tây ở châu Á.

Đầu thế kỷ 20, người Uyghur từng tuyên bố độc lập ngắn ngủi ở vùng Đông Hồi (East Turkestan).

Đến năm 1949, chính quyền Mao Trạch Đông thắng trong cuộc nội chiến ở Hoa lục, đưa quân vào làm chủ vùng đất này và gọi là Tân Cương, miền biên giới mới.

Theo BBCNEWS

Tags: , ,