Tư bản lái súng phương Tây đang cố kéo dài xung đột Ukraina bằng mọi giá

Lockheed Martin, Northrop Grumman, General Dynamics, Raytheon Technologies,… Tất cả đều đang thực hiện các hợp đồng trị giá hàng tỉ USD và thu về siêu lợi nhuận.

Tư bản lái súng phương Tây đang cố kéo dài xung đột Ukraina bằng mọi giá

Đã 8 tháng kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraina diễn ra (từ 24/2/2022). Trong thời gian này, rõ ràng cuộc xung đột đã gây ra thiệt hại đáng kể không chỉ cho nền kinh tế Nga, vốn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có, mà còn cho cả phương Tây. Hơn nữa, một số nước châu Âu còn bị thiệt hại nhiều hơn Nga.

Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề kinh tế nghiêm trọng, phương Tây vẫn tiếp tục hỗ trợ Kiev. Hơn nữa, hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraina vẫn tiếp tục gia tăng.

Nhà kinh tế người Nga Oleg Komolov giải thích lý do cho những gì đang xảy ra. Theo chuyên gia này, cuộc xung đột ở Ukraina đã trở thành một “cái thùng không đáy”, trong đó hàng tỉ USD viện trợ của phương Tây bị chôn vùi. Tuy nhiên, các khoản tiền này không biến mất mà sinh lợi nhuận cho các tập đoàn công nghiệp – quân sự lớn nhất phương Tây, nhất là của Mỹ.

Theo ông Komolov, chính các tập đoàn công nghiệp quốc phòng này không cho phép chấm dứt xung đột ở Ukraina. Lockheed Martin, Northrop Grumman, General Dynamics, Raytheon Technologies,… Tất cả đều đang thực hiện các hợp đồng trị giá hàng tỉ USD và thu về siêu lợi nhuận.

Ngoài ra, chính những tập đoàn này này cũng muốn “loại” Nga khỏi thị trường vũ khí thế giới. Xét cho cùng, như chuyên gia nói, cuộc chiến ở Ukraina càng kéo dài, thì càng có nhiều bức ảnh về các thiết bị hỏng hóc của Nga được phát tán trên mạng, điều này nhằm mang đến những cái nhìn không tốt cho vũ khí Nga.

Tuy nhiên, không chỉ các tập đoàn vũ khí quan tâm đến sự tiếp tục của cuộc xung đột mà còn cả các tổ chức tài chính lớn nhận được lợi nhuận khổng lồ từ sự tăng trưởng cổ phần của các tập đoàn công nghiệp – quốc phòng đó.

Dựa trên những điều đã nói ở trên, câu hỏi được đặt ra: tại sao chính phủ của các quốc gia, bao gồm cả Mỹ lại không cố gắng đẩy nhanh việc giải quyết xung đột ở Ukraina mà kéo dài cuộc chiến để gây tổn thất cho chính họ. Câu trả lời là do bị các tập đoàn công nghiệp – quốc phòng chi phối. Ông Komolov giải thích rằng các tập đoàn này của Mỹ cũng như châu Âu đều có hành lang mạnh mẽ trong chính phủ nước, cho phép “thúc đẩy” các quyết định mà họ cần.

Kết quả là nền kinh tế của các nước phát triển đang trượt dài trong suy thoái trong khi các tập đoàn vũ khí nhận được siêu lợi nhuận. Chính những lực lượng này sẽ tác động kéo dài cuộc xung đột ở Ukraina, bởi đối với họ cuộc chiến càng kéo dài, càng mang đến cho các tập đoàn này lợi nhuận lớn.

Theo INFONET

Tags: , ,