⠀
Tị nạn môi trường: Thực trạng và những thách thức
Biến đổi khí hậu, môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp… đã gây ra biết bao thảm họa cho cuộc sống của con người và những hệ lụy không dẽ giải quyết. hàng loạt những yếu tố khắc nghiệt của môi trường đó đã và đang gây ra biến động đột ngột và tạo ra sự di chuyển của hàng triệu người dễ bị tổn thương nhất xung quanh nó. Những người này được gọi là người “tị nạn môi trường”.
Về Khái niệm “tị nạn môi trường”
Hiện tượng di dân do điều kiện sống không phù hợp không phải là hiện tượng mới, bởi các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể nó đã diễn ra từ khi có loài người. Đã có những cộng đồng buộc phải thay đổi chỗ ở nhưng có sự chuẩn bị chủ động trước đó, tuy nhiên cũng có những cộng đồng phải di chuyển, thay đổi nơi sinh sống một cách bị động , không có sự chuẩn bị trước và phải thực hiện trong tình thế bắt buộc, tức thời. Hộ được gọi là những người “tị nạn môi trường”. Những người này phải tị nạn bởi môi trường sống cử họ bị hủy hoại, khí hậu bị biến đổi dưới tác động của chính con người.
Thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu về tị nạn môi trường. Báo cáo năm 1985 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc định nghĩa người tị nạn môi trường là” người buộc phải rời môi trường sống truyền thống tạm thời hoặc mãi mãi vì môi trường bị phá hủy (do thiên nhiên hoặc con người gây ra) đã làm cho sự tồn tại của họ gặp nguy hiểm, và/ hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của họ”.
Trang wep Toward Recognition định nghĩa: Đây là những người phải rời bỏ nhà cửa vì môi trường dần dần thay đổi và xuất hiện những hiện tượng môi trường bất ngờ và cực đoan.
Trong khi đó, tiến sĩ Norman Myers thuộc Đại học Oxford (Anh) coi khái niệm “người tị nạn môi trường” là một “hiện tượng mới” do biến đổi khí hậu tạo ra. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Xã hội Hoàng gia Anh năm 2001, ông nêu rõ thế giới có những người không thể kiếm sống lâu dài trên mảnh đất quê hương của mình do tình trạng hạn hán, nạn phá rừng và các vấn đề môi trường khác, cùng với đó là những khó khăn do sức ép dân số và sự nghèo khổ cùng cực.
Hàng loạt yếu tố trên đã và đang gây ra những biến động đột ngột và sự di chuyển khổng lồ của hàng triệu người dễ bị tổn thương nhất xung quanh môi trường đó.
Thực trạng hiện nay
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), hiện tổng số người phải di cư vì lý do môi trường là 25 triệu người, còn theo Hội Chữ thập đỏ, con số này cao hơn rất nhiều, lên tới 50 triệu người. Tiến sỹ Norman Myers của Đại học Oxford (Anh) dự báo con số người tị nạn môi trường sẽ tăng tới 200 triệu người trong 20 năm nữa.
Tại hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS) tổ chức tháng 2-2011 ở Washington, Mỹ, các chuyên gia môi trường đã cảnh báo vào năm 2020, phía Bắc Trái đất sẽ bị “tràn ngập” bởi 50 triệu người “tị nạn môi trường” thiếu lương thực, hậu quả của việc biến đổi khí hậu trên Trái đất.
Hiện nay, gần như toàn bộ số người thiếu dinh dưỡng của thế giới nằm ở các nước đang phát triển, trong đó khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có khoảng 642 triệu người, tiểu sa mạc Sahara châu phi 265 triệu người, Mỹ Latinh vùng Caribê 53 triệu người, khu vực Cận Đông và Bắc Phi 42 triệu người và ở các nước đang phát triển có khoảng 15 triệu người. Điều bất công là ở chỗ, những người tị nạn môi trường, những người nghèo nhất ở những quốc gia đang phát triển phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, phải sống trong tình trạng tài chính và điều kiện sống rất mong manh trong khi họ hầu như chưa được thụ hưởng gì giàu có của thế giới, và cũng chưa có “cơ hội” gây ra những nguyên nhân làm cho Trái đất ấm lên.
Nguyên nhân của tị nạn môi trường:
- Không có đất canh tác, mất đất cư trú
- Mất rừng, hoang mạc hóa
- Xói mòn đất
- Mặn hóa hoặc ngập úng.
- Hạn hán, thiếu nước.
- Đói nghèo.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
- Biến động khí hậu và thời tiết xấu.
- Suy dinh dưỡng và dịch bệnh.
- Quản lý nhà nước kém hiệu quả.
Hiện Nam Âu đã chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng số ngưới di cư châu Phi tràn sang. Làn song người tị nạn gần đây chảy nhanh như lũ do những biến động chính trị đang diễn ra ở Bắc Phi mà tựu trung cũng xuất phát từ giá lương thực tăng trong khi thực phẩm khan hiếm và tỷ lệ thất nghiệp cộng đói nghèo tăng nhanh.
Biến đổi khí hậu đã gây ra những thay đổi trong đời sống xã hội. Các chuyên gia ở Viện an ninh môi trường và con người (UNU-EHS) của Đức cho biết có khoảng 20-150 triệu người bị đảo lộn đời sống vì môi trường bị hủy hoại. Chỉ riêng năm 2010, gần 300.000 người đã thiệt mạng từ hơn 370 thảm họa môi trường. Các nhà khoa học ước tính, sa mạc hóa đã “đẩy” 1 tỷ tấn bụi từ vùng Sahara vào bầu khí quyển mỗi năm. Ở sa mạc Gobi, mỗi năm diện tích bụi cát tăng 10.000 km2, xâm lấn các đồng bằng, khu dân cư. Sự gia tăng các cơn bão bụi liên quan tới sa mạc hóa được coi là nguyên nhân gây bệnh: sốt, ho, đau mắt trong mùa khô. Nigiêria (một trong những quốc gia có tốc độ chặt phá rừng coa nhất châu Phi) mất khoảng 350.000 hecsta diện tíchđất trồng trọt mỗi năm do cát từ hoang mạc Sahara xâm lấn. Khoảng 35 triệu người ở miền Bắc Nigiêria bị ảnh hưởng do tình trạng sa mạc hóa. Phần lớn họ kéo về thủ đo Lagos để kiếm sống, gây tình trạng quá tải ở thành phố này.
Ở Mỹ, mỗi năm bang Louisiana mất khoảng 65km2 diện tích do mực nước biển không ngừng tăng nhanh. iamr Còn bang Alaska thì diện tích băng giảm kéo theo các ngôi nhà khu vực ven biển bị sụt lún nghiêm trọng. Ở Bawngla Đét, một nửa diện tích đất nằm trên mực nước biển không quá 10 m. Lũ lụt dồn dập xảy ra do băng ở dãy Himalaya tan chảy ngày càng nhanh. Trong vài thập niên tới, khoảng 15 triệu người Băngla Đét và khoảng 30 triệu người ở Trung Quốc được dụ báo sẽ rời bỏ quê hương do lũ lụt, mực nước biển dâng cao.
Ở Haiti, trận động đất kinh hoàng hơn 1 năm trước đã khiến 230.000 người thiệt mạng, gần 3 triệu người bị ảnh hưởng. Dịch tả hoành hành ở nước này đến tận bây giờ đã làm hơn 4.500 người tử vong.
Những thách thức đặt ra
Tị nạn môi trường đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với thế giới không chỉ trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sống; trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tệ nạn xã hội; mà còn cả trong lĩnh vực luật pháp quốc tế…
Làn sóng người tị nạn tăng lên có nguy cơ làm cho cuộc chiến chống đói nghèo và việc hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ đúng thời hạn gặp thêm nhiều thách thức, đồng thời làm cho những cuộc xung đột hiện nay thêm căng thẳng và làm nảy sinh những xung đột mới, nhất là ở những vùng có ít tài nguyên. Khi nguồn cung lương thực bị đe dọa sẽ không thể tránh khỏi tình trạng đầu cơ, tích trữ lương thực. Giá lương thực tăng cao, thiếu lương thực, đói và hệ lụy tiếp theo là những bất ổn trong xã hội đã được thực tế chứng minh.
Một thách thức khác với cộng đồng quốc tế là việc xác định địa vị của người tị nạn môi trường; nguyên nhân nào được chấp nhận là nguyên nhân môi trường buộc nhiều cộng đồng phải di cư; liệu có phải tất cả cac nước đều sẵn sang tiếp nhận những người tị nạn môi trường trên lãnh thổ của mình? Và liệu cuộc sống của những người tị nạn có hòa nhập được với người dân nước sở tại hay không?…
Hiện nay mới có Phần Lan và Thụy Điển là hai quốc gia nhìn nhận người tị nạn vì môi trường là những người cần được bảo vệ và xây dựng chính sách để bảo vệ họ. Một số nước khác như Đan Mạch, các nước thuộc EU hay khu vực Bắc Mỹ dù nhìn nhận cộng đồng người tị nạn này nhưng cũng chưa có chính sách cụ thể để bảo vệ họ. Suy cho cùng, tị nạn môi trường cũng chỉ là giải pháp tạm thời và mang tính tự phát của một cộng đồng dân cư trước mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Nhiều lời kêu gọi căt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính được đưa ra ở nhiều hội nghị quốc tế về môi trường, nhưng vẫn không xoay chuyển đáng kể được tình hình hiện nay.
Theo VACNE /Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Tags: Biến đổi khí hậu, Ô nhiễm môi trường