Sự thật về ‘lòng nhân từ’ của Mỹ trong hai vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Gần đây, trên Facebook lan tràn một status đại ý nói rằng Mỹ đã nhân đạo hết mức có thể khi đã rải rất nhiều tờ rơi cho nhân dân Nhật Bản, cảnh báo họ nên sơ tán và đầu hàng trước khi hủy diệt Hiroshima và Nagasaki bằng bom nguyên tử.

Sự thật về ‘lòng nhân đạo’ của Mỹ trong hai vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Bài viết của bloger Anh Trần

Tác giả status cũng không quên phê phán SGK Việt Nam đã cố tình ỉm đi hành động nhân văn cao cả này của người Mỹ.

Đọc xong mình thấy ngứa quá, như bị dị ứng, nên dù không có nhiều thời gian, cũng cố gắng làm một bài tổng hợp nhanh. Xung quanh việc Mỹ ném bom nguyên tử Nhật, có ti tỉ vấn đề, nay cố gắng tập trung vào vấn đề mấy cái tờ rơi này thôi. Mình chỉ cố gắng trong quỹ thời gian rất có hạn đưa ra cái nhìn dựa vào các tài liệu từ những nhân vật đã trực tiếp tham gia vào sự kiện này. Khá nhiều tài liệu đã từng được phân loại là Secret, Top Secret, Top Secret Ultra.

Đầu tiên nói về việc lựa chọn mục tiêu ném bom.Ủy ban mục tiêu (Target Committee) được phụ trách bởi tướng Groves là đơn vị có trách nhiệm chọn ra các mục tiêu sẽ bị thả bom nguyên tử. Ngày 2/5/1945, Ủy ban cho ra một văn bản tiêu đề “Notes on Initial Meeting of Target Committee”- Top Secret. Trong đó, thành phố Hiroshima đã được chú ý ““Hiroshima is the largest untouched target not on the 21st Bomber Command priority list. Consideration should be given to this city”

11/5/1945, Hiroshima được chọn như mục tiêu ưu tiên số 2/4, thứ tự lần lượt: Kyoto, Hiroshima, Yokohama, Kokura Arsenal [Top Secret] http://www.dannen.com/decision/targets.html 28/5/1945, danh sách còn 3 mục tiêu: Kyoto, Hiroshima và Niigata. [Top Secret]http://nsarchive.gwu.edu/NSAEBB/NSAEBB162/9.pdf. Nhưng Henry.L.Stimson (Bộ trưởng bộ Chiến tranh Hoa Kỳ) không đồng ý với mục tiêu Kyoto vì cho rằng cố đô 1 triệu dân này có một vị trí quá quan trọng trong tim người Nhật. Nếu nó bị phá hủy, sự hận thù cực kỳ sâu sắc sẽ đến với Mỹ, có thể gây phản tác dụng, khiến người Nhật quyết tử cho cuộc chiến hoặc ít nhất là ngả về phía Liên Xô sau này. Thế giới cũng sẽ nhìn nước Mỹ với ánh mắt dùng cho Hitler. Quá trình đấu tranh của Stimson đã ra xa trọng tâm bài viết nên xin phép không đề cập sâu. Việc chuẩn bị cho việc sử dụng bom nguyên tử tấn công Nhật Bản đã được tiến hành rất tích cực nhưng không có một lệnh chính thức nào được đưa ra.

Ngày 23/7/1945 tướng Carl Spaatz, chỉ huy Không quân chiến lược Lục quân được triệu tập từ châu Âu về Washington theo lệnh của Tướng Thomas Handy (Phó tham mưu trưởng Lục quân). Tướng Leslie Groves soạn thảo một chỉ thị cho hành động rồi gửi nó tới Hội nghị Potsdam, để xin sự phê duyệt của Tham mưu trưởng Lục quân Thống tướng George Marshall và Bộ trưởng bộ Chiến tranh Stimson. Lệnh ném bom chính thức được Handy trao cho Spaatz ngày 25/7/1945: Phi đoàn 509, tập đoàn Không quân số 20 sẽ thả quả bom đặc biệt đầu tiên ngay khi điều kiện thời tiết cho phép ném bom bằng mắt, khoảng sau ngày 3/8. Vào một trong những mục tiêu Hiroshima, Kokura, Niigata và Nagasaki. Nagasaki. Đặc biệt: Những mục tiêu còn lại vẫn sẽ bị ném bom bổ sung sau đó. Nguyên văn “Additional bombs will be delivered on the above targets as soon as made ready by the project staff”

Lệnh ném bom chính thức được đưa cho Spaatz ngày 25/7.

Nhà sử học chuyên về lịch sử vũ khí hạt nhân Martun Sherwin đã bình luận về điều này trong cuốn A World Destroyed: Hiroshima and Its Legacies “Việc phá hủy cả Hiroshima và Nagasaki là kết quả từ một quyết định”. Rõ ràng là như vậy. Vậy tại sao Mỹ cần thả nhiều hơn 1 quả bom. Đã có kiến giải hợp lý cho việc này rằng sẽ ít nhất là cần 2 quả. Quả bom đầu tiên là để thể hiện sức mạnh của loại vũ khí mới (để khiến Nhật hoảng sợ đầu hàng và cũng là để các nước khác, đặc biệt là Liên Xô chứng kiến) . Quả bom thứ 2 đồng nghĩa Mỹ có trong tay số lượng lớn loại vũ khí này. Đây cũng là cơ hội để thử nghiệm sức mạnh của các loại bom nguyên tử khác nhau vì sau này, chúng ta đều biết hai quả Little boy là loại gun type , trong khi Fat man là implosion type.

Truman đã bình luận về sự kiện này (trong hồi ký Year Of Decisions Vol I) như sau: “With this order the wheels were set in motion for the first use of an atomic weapon against a military target. I had made the decision. I also instructed Stimson that the order would stand unless I notified him that the Japanese reply to our ultimatum was acceptable.” Rõ ràng đây là một lời tự sự đầy dối trá “ ANatomic weapon against A MILITARY TARGET” ??? . Lệnh đề cập rõ ràng không chỉ mộtquả bom sẽ được dùng và không chỉ mộtthành phố sẽ bị tấn công. Chưa kể không một thành phố nào mà chỉ có mục tiêu quân sự được. Hiroshima hay bất cứ thành phố lớn nào cũng đầy rẫy người già, trẻ nhỏ, dân thường… Còn việc Truman có trực tiếp tạo ra lệnh ném bom cùng Marshall và Stimson hay đứng nhìn 2 ông kia tạo ra lệnh như trong hồi ký viết, thì cũng không quan trọng nữa.

Và cũng cần lưu ý, lệnh ném bom ngày 25/7, 1 ngày trước khi tuyên bố Potsdam được đưa ra, nên nó cũng đập tan luận điệu được Truman viết trong hồi ký và sau đó được tuyên truyền rộng rãi rằng vì người Nhật khước từ tối hậu thư Potsdam nên quyết định thả bom mới được đưa ra như một phản ứng kiểu “ngươi đã vô tình thì đừng trách ta vô nghĩa”. Thực tế, Nhật có 0% quyền ảnh hưởng tới quyết định cho việc thả hay không thả bom. Dù Nhật có hàng Mỹ cũng sẽ tìm ra cái cớ để thả bom. Như cách họ vẫn luôn tìm cớ để gây chiến. Hơn nữa, một cách chính thứcthì Tokyo cũng không có một văn bản và phát biểu nào cho thế giới về việc họ bác bỏ cho tuyên bố từ Postdam. Họ giữ im lặng trước quốc tế( mà đa số cho rằng là họ đang chờ đợi vào Liên Xô-vấn đề này xa trọng tâm bài viết, xin phép không đề cập. Đọc thêm về “Magic” [Ultra Top Secret] http://nsarchive.gwu.edu/NSAEBB/NSAEBB162/44.pdf). Những gì được vin vào là các tuyên truyền cho dân chúng Nhật được phát trên radio.

Bây giờ, chúng ta đề cập đến các tờ rơi được nhiều người cho là cảnh báo nhân đạo của Mỹ trước khi ném bom nguyên tử.Trước khi đánh Hiroshima thì theo William E.Daugherty trong A Psychological Warfare Casebook : các tờ rơi được thả vào 3 đợt: 27/7, 30/7 và 1/8. Theo CIA thì rất nhiều tờ rơi đã được thả xuống 33 thành phố khác nhau, bao gồm cả Hiroshima và Nagasaki. https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/csi-publications/csi-studies/studies/vol46no3/article07.html. Chúng nổi tiếng với cái tên “LeMay leaflet” vì Tướng LeMay là người người chỉ huy hoạt động của các đơn vị máy bay ném bom chiến lược khu vực Thái Bình Dương (LeMay cũng là người tích cực đòi hủy diệt Cuba bằng vũ khí hạt nhân năm 1963). LeMay leaflet in hai màu đen trắng. Có hai phiên bản được tìm thấy. Hai phiên bản này có một mặt sau giống nhau, in đoạn văn cảnh báo tuyên truyền.

Mặt sau của các tờ rơi thả trước khi Hiroshima bị ném bom.

Đoạn văn được dịch sang tiếng Anh như sau (bản dịch trên web của CIA https://www.cia.gov/library/center-… “Read this carefully as it may save your life or the life of a relative or friend. In the next few days, some or all of the cities named on the reverse side will be destroyed by American bombs. These cities contain military installations and workshops or factories which produce military goods. We are determined to destroy all of the tools of the military clique which they are using to prolong this useless war. But, unfortunately, bombs have no eyes. So, in accordance with America’s humanitarian policies, the American Air Force, which does not wish to injure innocent people, now gives you warning to evacuate the cities named and save your lives. America is not fighting the Japanese people but is fighting the military clique which has enslaved the Japanese people. The peace which America will bring will free the people from the oppression of the military clique and mean the emergence of a new and better Japan. You can restore peace by demanding new and good leaders who will end the war. We cannot promise that only these cities will be among those attacked but some or all of them will be, so heed this warning and evacuate these cities immediately.”

Hãy tìm xem, không có bất cứ cụm từ “atomic bomb” , “weapon of mass destruction” hoặc chí ít là “a new weapon” hay đại loại một như vậy trong thư này!!!! Những câu như “In the next few days, some or all of the cities named on the reverse side will be destroyed by American bombs” là hoàn toàn vô nghĩa. Vì lúc bấy giờ, tất cả nước Nhật vốn đã và đang chìm trong các đợt không kích của Mỹ và đồng minh. Nói như McNamara thì là “Killing 50 to 90 percent in 67 Japanese cities and then bombing them with two nuclear bombs”. Bây giờ ta xét đến mặt trước của các tờ rơi, chúng được chia thành 2 phiên bản chính vì sự khác nhau ở mặt này.

Tờ rơi thả ngày 27/7.

Tờ rơi bỏ ngày 27/7 tên các thành phố ngược theo chiều kim đồng hồ sẽ là: Tokyo, Ujiyamada, Tsu, Koriyama, Hakodate, Nagaoka, Uwajima, Kurume, Ichinomiya, Ogaki, Nishinomiya và Aomori.Hình nền là các máy bay B-29 đang thả các quả bom THÔNG THƯỜNG. Đây là hình lấy từ cuộc không kích Yokohama ngày 29/5/1945. Tờ rơi sử dụng cho ngày 30/7 và 1/8 vẫn sử dụng hình nền như tờ rơi 27/7. Nhưng tên các thành phố đã được thay đổi, lần lượt theo ngược chiều kim đồng hồ gồm : Nagano, Takaoka, Kurume, Fukuyama, Toyama, Maizuru, Otsu, Nishinomiya, Maebashi, Koriyama, Hachioji và Mito.

Tờ rơi cho ngày 30/7 và 1/8.

Rõ ràng, vẫn không có Hiroshima và Nagasakitrong các cái tên được cảnh báo, dù chúng đã được đưa vào danh sách ưu tiên từ mấy tháng trước, Hiroshima là một trong những mục tiêu hàng đầu ngay từ sớm. Cuối cùng là cả 2 thành phố có trong lệnh ném bom chính thứcngày 25/7.

Như vậy LeMay leaflets hoàn toàn không ý nghĩa cảnh báo!!!Mục đích thực tế của chúng là làm quân dân Nhật thêm hoảng loạn và từ bỏ các vị trí sản xuất và chiến đấu. Thậm chí, việc không nhắc đến Hiroshima và Nagasaki còn khiến người dân ở những thành phố khác di chuyển thêm về đây để tránh bom.

6/8, ngày Little boy được thả xuống Hiroshima, theo trang Thư viện Truman, Mỹ có thả thêm 2 loại tờ rơi cảnh báo nữa. Tờ Loại 1 https://www.trumanlibrary.org/whistlestop/study_collections/bomb/large/documents/pdfs/6-1.pdf#zoom=100. Đọc nội dung thì thấy, nó đề cập đến câu chuyện sau khi Hiroshima đã bị đánh bom. Giả sử, tác giả tưởng tượng ra trước cảnh hủy diệt ở Hiroshima để răng đe thì việc thả tờ rơi trong ngày thả bom cũng là hành động quá chậm trễ. Loại 2 https://www.trumanlibrary.org/whistlestop/study_collections/bomb/large/documents/pdfs/6-2.pdf#zoom=100. Cũng ghi ngày thả 6/8, thậm trí còn tệ hại hơn, khi trong đó có đoạn “the Soviet union, because of this rejection on the part of the military has notified your ambassador Sato that it has declared war on your nation”.Chúng ta đều biết, Liên Xô tuyên chiến với Nhật ngày 8/8. Vậy mà tời rơi được ghi là thả ngày 6/8 đã đề cập đến việc Moskva gửi lời tuyên chiến đến đại sứ Nhật?? Dù sao việc dối trá thông tin trên trang Thư viện Truman cũng không có gì lạ. Ở phần trên, chúng ta đã tìm thấy điều đó trong cuốn hồi ký của ông ta.

6 tiếng sau khi quả Hiroshima bị san bằng, Nhà Trắng cho phát bản tuyên cáo của Truman link văn bản đầy đủ: https://www.trumanlibrary.org/publicpapers/index.php?pid=100 link video: https://www.youtube.com/watch?v=FN_UJJ9ObDs “The Japanese began the war from the air at Pearl Harbor. They have been repaid many fold. And the end is not yet. With this bomb we have now added a new and revolutionary increase in destruction to supplement the growing power of our armed forces. In their present form these bombs are now in production and even more powerful forms are in development.” =>Đưa ra nguyên nhân người Mỹ ném bom để trả thù vụ Trân Châu Cảng, nó trái ngược hoàn toàn với những lời lẽ nhân đạo, chính nghĩa được in trong các tờ rơi thả xuống Nhật. Đoạn này được đặt ngay phần đầu của thông cáo, sau đó là đoạn khoe khoang về việc nước Mỹ đã làm thế nào để đi tiên phong trong công nghệ nguyên tử. Chúng ta có thể thấy rõ giọng văn thật hoan hỉ và sau đó nữa là tuyên truyền về sự tích: vì người Nhật bác tối hậu thư Postdam nên đừng trách nước Mỹ phải hành động. Tại sao Truman tỏ ra phấn khích?phải chăng vì ông ta giết được nhiều người Nhật để trả thù? Có lẽ lập luận thuyết phục hơn là sự thành công của các vụ ném bom khiến ông ta nghĩ rằng sẽ có hàng loạt vấn đề khó khăn có thể được giải quyết: Nhật đầu hàng vô điều kiện, người Mỹ không phải tốn thêm sức người sức của, và ngăn chặn được sự xâm nhập của Hồng quân vào nước Nhật.

Chuyển sang tới vụ ném bom Nagasaki ngày 9/8.

Tờ rơi được thiết kế cho Nagasaki.

Khác với những cảnh báo “bí ẩn” trên những tờ rơi trước vụ Hiroshima. Lần này mọi thứ rất rõ ràng. Một mặt in rõ hình vụ nổ của Little boy Mặt bên kia, mở đầu bằng cảnh báo “We are in possession of the most destructive explosive ever devised by man. A single one of our newly developed atomic bombs is actually the equivalent in explosive power to what 2000 of our giant B-29s can carry on a single mission”. Sau đó còn nhắc đến Hiroshima nữa.

Như vậy, những tờ rời dùng cho Nagasaki đã có thể giúp dân thường Nhật? Chúng ta đều hi vọng là có. Nhưng sự thật là KHÔNG!! Chúng CŨNG KHÔNG CÓ TÁC DỤNG CẢNH BÁO CHO NAGASAKI. Vì chúng được thả quá trễ !!!

Đây là bản ghi nhớ ngày 23/5/1946. Do Trung tá JF Moynahan viết cho Tướng Groves, tựa đề: Lịch sử tâm lý chiến, Dự án Manhattan (History Psychological Warfare, Manhattan Project ) http://blog.nuclearsecrecy.com/wp-content/uploads/2013/04/1946-History-Psychological-Warfare-Manhattan-Project.pdf

Trong đề cấp khá rõ quá trình làm những tờ rơi cho Nagasaki. Ở đây, ta chỉ quan tâm đến trình tự thời gian: -Vào sáng ngày 8/8, kế hoạch thả và nội dung tờ rơi được trình bày cho Tướng Farrell ở Tinian. Ông này biên tập lại nó một cách nhanh chóng. Sau đó gửi ngay tới Guam, nơi LeMay và Nimitz sẽ duyệt. Sau đó chúng được phát trên tài phát thanh Saipan, cứ 15 phút phát lần. Tuy nhiên, Moynahan không tìm được tư liệu nào ghi nhận việc phát cảnh báo đã được thực hiện như kế hoạch (No record of the actual time this began is available here). => Dù các cảnh báo có được phát sóng. Thì sớm nhất cũng đã là giữa ngày 8/8 ở Saipan, hay giữa ngày 8/8 ở Nhật (múi giờ Saipan là +10, Nhật là +9), và bằng tiếng Anh.

Sau đó, việc dịch cảnh báo sang tiếng Nhật bởi 3 tù binh Nhật ở Guam mới được thực hiện. Nội dung được chỉnh sửa với việc thêm sự kiện ở Hiroshima vào. Rồi mới chọn lựa hình thức của tờ rơi. Việc in ấn diễn ra nhưng thiếu giấy. Nửa đêm ngày 8/8 (giờ địa phương, tức cũng là nửa đêm ở Nhật, vì Guam ở múi giờ +10, Nhật múi giờ +9), một chiếc máy bay chở thêm giấy in từ Saipan tới Guam. Sau đó họ nhận được tin tức Liên Xô tuyên chiến. Việc in ấn tờ rơi lại được hoãn thêm một lần nữa để bổ sung tin mới này vào. (Đến nay không tìm được phần bổ sung này-có lẽ sau đó họ lại xóa đi). Cuối cùng, Moynahan ghi lại theo một nguồn ẩn danh rằng: Đã không có sự phối hợp giữa việc thả tờ rơi và thả bom. Khiến tờ rơi chỉ được thả sau khi bom đã nổ 1 ngày!!!! (Sequels to the atomic psychological warfare were the fact that distribution was not coordinated with the Nagasaki strike causing Nagasaki to receive its quota of leaflets the day after it was hit and a subsequent analysis of effectiveness of total Japanese psychological warfare reportedly placed this campaign second only to the Army Air Forces technique of naming targets before strikes were accomplished.)

10 PM, 9/8/1945, tại Washington(tức khoảng 1 ngày sau khi Fat Man rơi xuống Nagasaki) Truman có một thông điệp dài tới toàn nhân dân Hoa Kỳ về kết quả Hội nghị Postdam. https://www.trumanlibrary.org/publicpapers/?pid=104. Trong nửa sau, ông ta nhắc đến việc sử dụng bom nguyên tử tại Nhật. Vẫn là cái cớ trả thù cho Trân Châu Cảng. Đáng khinh bỉ hơn, những thứ Truman mang ra tố cáo Nhật như tấn công không báo trước, hành hạ tra tấn tù nhân, vi phạm luật phát quốc tế thì chính ông ta và cấp dưới, chỉ cần 2 phi vụ ném bom đã thực hiện xuất sắc hơn hoàn toàn !! “Having found the bomb we have used it. We have used it against those who attacked us without warning at Pearl Harbor, against those who have starved and beaten and executed American prisoners of war, against those who have abandoned all pretense of obeying international laws of warfare.”

Một đoạn thêm: Fat Man được đưa lên máy bay vào 10 h PM (giờ Tinian) ngày 8/8, máy bay cắt cánh từ Tinian lúc 3:47 AM ngày 9/8, lúc đó, người Nga đã chính thức tham chiến được 3 tiếng. Khi Truman tổ chức họp báo cực ngắn lúc 3 chiều ngày 8/8 ở Washington về vấn đề này, nó tương đương với 4 giờ sáng ngày 9/8 ở Tinian.Đồng nghĩa, khi Truman đang họp báo, chiếc B-29 mới lên đường được 1 lúc. Bom được thả vào 12h02 AM ngày 9/8 (giờ Tinian) tức 11h02 AM giờ Nagasaki. Tức 10h02 PM ngày 8/8 giờ Washington.Như vậy đã có 6-7 tiếng cho Truman cân nhắc hủy lệnh ném bom.

Chúng ta lên nhớ rằng cuộc họp báo siêu ngắn của Truman và thông cáo báo chí của Byrnes đều thể hiện sự không hài lòng của Hoa Kỳ khi Stalin cuối cùng đã quyết định đặt tay vào đất Nhật. Toàn văn buổi họp báo 8/8 của Truman: I have only a simple announcement to make. I can’t hold a regular press conference today; but this announcement is so important I thought I would call you in. Russia has declared war on Japan! That is all! [Sau đó đã có rất nhiều tràng pháo tay và tiếng cười lớn, các phóng viên ùa ra cửa] https://www.trumanlibrary.org/publi…

Theo ANH TRẦN FACEBOOK

Tags: , , , ,