Phía sau chiến lược ăn cắp công nghệ quân sự của người Trung Quốc

Người Trung Quốc có chiến lược khiến phương Tây kinh ngạc, đó là chấp nhận di dân, hy sinh 2-3 đời để luồn sâu vào bộ máy công nghệ nước ngoài và ăn cắp công nghệ mang về cho Trung Quốc.

Tiền Học Sâm (Qian Xuesen), người được xem là “cha đẻ” của chương trình tên lửa hạt nhân và vũ trụ của Trung Quốc, là một người như vậy.

Sau khi tốt nghiệp đại học ở Thượng Hải năm 1934, ông Tiền Học Sâm đến Mỹ (năm 1935) để theo học nghành chế tạo máy bay tại Viện Công nghệ Massachusetts và sau đó là Viện Công nghệ California.

Trước sau năm 1939, không quân Mỹ bắt đầu ủng hộ việc nghiên cứu tên lửa. Năm 1942, quân đội Mỹ ủy thác Học viện khoa học công nghệ California tổ chức lớp đào tạo công nghệ phản lực, Tiền Học Sâm là một trong những giáo viên, đã tiếp xúc với cán bộ kỹ thuật không quân của Mỹ. Sau đó ông ta mang kiến thức trở về Trung Quốc, mặc cho những lời chào mời của Mỹ giữ ông lại.

Cách đây chưa lâu, một kỹ sư 36 tuổi người Trung Quốc đã bị bắt vì ăn cắp thông tin độc quyền nhạy cảm về titanium được dùng để phát triển chiến đấu cơ F-35.

Chi Mak, kỹ sư điện người Mỹ gốc Hoa làm việc ở Công ty Power Paragon, chi nhánh của Tập đoàn Power Systems, ở Anaheim, bang California, chuyên nhận thầu các hợp đồng quân sự đã lấy cắp công nghệ tàu chiến của Mỹ, giúp Trung Quốc hoàn thiện lớp tàu Type-052C/D hiện đại nhất. Đây là lớp tàu từng xuất hiện ở vùng biển quốc tế để đe dọa hải quân Việt Nam trong sự kiện giàn khoan năm nào.

Có thể nói cái hay của người Trung Quốc là lòng ái quốc của họ cực lớn, vượt lên mọi cám dỗ vật chất lẫn toan tính bất mãn, khác biệt tư tưởng chính trị bình thường. Với họ phục vụ để một Trung Quốc mới thoát khỏi nỗi nhục năm xưa là lý tưởng duy nhất. Và họ sẵn sàng đối mặt với án tù để làm điều đó.

Theo COMCOM

Tags: