Nhận diện chứng vĩ cuồng – bệnh của những người ‘ảo tưởng sức mạnh’

Vĩ cuồng (megalomania) là một chứng tâm thần nhẹ, đặc trưng bởi sự ảo tưởng về bản thân như là vĩ nhân hay thiên tài.

Vĩ cuồng hay còn nhiều cái tên khác như ái kỷ, ảo tưởng sức mạnh,… thường để ám chỉ những người muốn hư cấu bản thân rằng họ là thiên tài bậc nhất, tầng lớp thượng của thượng cấp, có khả năng siêu phàm… Họ luôn thổi phồng khả năng một cách “quá đáng” và chỉ yêu bản thân mình mà thôi.

Vĩ cuồng hoàn toàn khác với khát khao hay mơ ước, bạn là một người vô gia cư bạn ước muốn tương lai mình sẽ giàu có và trở thành một vĩ nhân điều đó có thể làm được, nhưng nếu bạn cho rằng mình đang làm được điều đó thì đây là một vấn đề tâm lý. Các chuyên gia tâm lý cho rằng chứng ảo tưởng này thường là tiền thân của bệnh tâm thần và nhiều vấn đề khác có liên quan như rối loạn thần kinh hay tâm thần phân liệt.

Tài năng nổi trội hoặc sự thành công ở một lĩnh vực nào đó có thể đưa con người rơi vào vĩ cuồng. Bản thân mình là tâm điểm của “mọi cái nhất”: Giỏi nhất, tài năng nhất, đẹp nhất…. từ đó khiến bản thân bị cô lập và không hòa nhập với cộng đồng. Tuy rằng rằng vĩ cuồng chỉ là một triệu chứng tâm lý bất bình thường nhưng việc nó có giao thoa với bệnh tâm thần là điều khó chối cãi.

Các bác sĩ tâm lý cho rằng “vĩ cuồng” không phải đột nhiên xuất hiện và phát tác ở một người, mà nó trải qua một quá trình kích thích và tích lũy lâu dài. Một vài khảo sát còn phát hiện khi một người đọc quá nhiều sách về chính trị, danh nhân hay binh lược họ rất dễ cho rằng mình là vĩ nhân rằng mình đang thống trị nhân loại.

Rất nhiều lý do về tâm lý để xác định tại sao một người mắc phải vĩ cuồng ngoài tâm thần phân liệt và rối loạn thần kinh.

Rối loạn lưỡng cực: ước tính trên thế giới có khoảng 60% dân số bị rối loạn lưỡng cực ở các mức độ khác nhau. Tình trạng này biểu hiện ở sự chuyển biến tâm trạng một cách khó hiểu từ hứng cảm đến trầm cảm và ngược lại. Trong giai đoạn hứng cảm người mắc phải thường có ý thức rất cao về giá trị của bản thân nhưng kèm theo đó lại là chứng vĩ cuồng, khinh người và ngạo mạng.

Trong các trường hợp bị rối loạn lưỡng cực – hứng cảm – ở mức độ cao, các bệnh nhân đều cho mình là vĩ đại và có khả năng siêu nhiên. Hứng cảm cũng là giai đoạn khiến não bộ hoạt động một cách bất thường biểu hiện ở việc sóng não tăng và mức dẫn truyền thần kinh thay đổi.

Rối loạn hoang tưởng: Đây là hiện tượng xuất hiện ở những ngưởi ảo tưởng sức mạnh kèm theo chứng như rối loạn tâm trạng, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn suy nghĩ. Những người này đột nhiên rơi vào ảo ảnh về sức mạnh, phép thuật trong khi không hề sử dụng một loại chất kích thích nào. Nhiều người còn nghĩ mình có thể bay và sống dưới nước.

Trầm cảm: những người bị trầm cảm cũng hay xuất hiện vĩ cuồng, có tới 21% những bệnh nhân trầm cảm thừa nhận họ cảm thấy ảo tưởng sức mạnh. Những ảo tưởng này sẽ không kéo dài mà chỉ tồn tại bất chợt và trong thời gian ngắn, có thể dùng thuốc để kiềm chế đối với những trường hợp này.

Lạm dụng ma túy: Những người dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc viện,…. thường sinh ra những ảo giác phi thực, khiến người dùng cảm thấy mình như đang thực hiện phi vụ nào đó, đang bay, đang bị truy giết,… Hiện tượng này còn có tên khác là “ngáo đá” mà giới trẻ vẫn hay gọi. Nếu sử dụng quá lâu sẽ rất có hại cho não bộ khiến các tế bào não lão hóa nhanh chóng và không thể tái tạo.

Rối loạn nhân cách: Đây là một hiện tượng rối loạn thần kinh đặc trưng ở việc người bệnh thường rất tự tin về bản thân và cảm thấy vượt trội hơn người. Không phải tất cả những bệnh nhân bị rối loạn nhân cách đều sinh ra những ảo tưởng về bản thân nhưng đa số là vậy. Không những thế họ còn yêu chính bản thân mình, chơi một mình, nói chuyện một mình hoặc bị ảm ảnh bởi một quyền lưc cao siêu nào đó. Yêu bản thân là tốt nhưng nếu yêu quá thì nó lại hoàn toàn ngược lại.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến một người mắc phải chứng vĩ cuồng mà ta có thể nhắc đến, nhưng tác hại của nó là điều ta có thể thấy trước mắt, nhưng cũng không thể dấu đi việc chỉ những người tài năng, thần đồng, bác học,… mới mắc phải chứng này. Mặt lợi của nó khiến cá nhân phát triển và khát khao làm những điều không tưởng thành sự thật, yêu bản thân và tôn trọng nó hơn người bình thường. Nhưng nếu không biết điều tiết sẽ ảnh hưởng nến não bộ và tính mạng.

Hiện tại y học vẫn chưa có thể lý giải tại sao một người lại mắc phải vĩ cuồng, nhưng đa số chúng xuất hiện ở nam giới và có khả năng di truyền. Nam giới thường làm việc độc lập, tư duy logic và kiên trì nên việc họ sinh ra những ảo giác về khả năng của bản thân là điều hiển nhiên, nếu biết điều khiển và làm chủ được hành vi này nó sẽ có lợi bằng không nó sẽ phát triển thành vĩ cuồng.

Cũng chính vị vậy khi dạy con cha mẹ luôn hãy nhớ một điều hãy để tự trẻ nỗ lực để hoàn thành điều mình muốn, hãy khen khi con làm đúng và nhắc nhở khi chúng làm sai. Đừng để trẻ trở thành “ông hoàng bà chúa” khi còn quá nhỏ để rồi khi trưởng thành sẽ tự cao thái quá. Cũng không nên nhốt trẻ chỉ mãi ở nhà nên để trẻ tham gia các câu lạc bộ để có thể hòa đồng và hiểu biết thêm về các kỹ năng sống.

9 biểu hiện của hội chứng vĩ cuồng

Hội Tâm thần học Mỹ có một bảng đánh giá gồm 9 điểm về tính vĩ cuồng – nếu ai đó biểu hiện từ 5 trở lên trong những đặc điểm này, họ sẽ được chẩn đoán là “Rối loạn tính cách kiểu vĩ cuồng”:

1. Có ý thức phô trương về sự quan trọng của bản thân (ví dụ, khuyếch trương thành tích và tài năng, kỳ vọng sẽ được thừa nhận là vượt trội mà không có thành tựu nào tương xứng).

2. Bận tâm với những tưởng tượng về thành công không giới hạn, quyền lực, sự sáng chói, sắc đẹp, hay tình yêu, lý tưởng.

3. Tin rằng mình là “đặc biệt” và duy nhất và chỉ có thể hiểu được, hoặc cần phải liên kết với, những người (hoặc tổ chức) đặc biệt hoặc địa vị cao khác.

4. Đòi hỏi sự ngưỡng mộ quá mức.

5. Có ý thức về quyền, nghĩa là mong muốn phi lý về sự đối xử đặc biệt thuận lợi hay sự tự động tuân thủ của người khác theo kỳ vọng của mình.

6. Lợi dụng người khác để đạt được mục đích riêng của mình.

7. Thiếu sự đồng cảm: không sẵn sàng thừa nhận hoặc xác định những cảm xúc và nhu cầu của người khác.

8. Ghen tị với những người khác hoặc tin rằng những người khác đang ghen tị với mình.

9. Biểu hiện tính kiêu ngạo, hành vi hoặc thái độ ngạo mạn.

.

S.T

Tags: