Nhận diện chủ nghĩa dân tộc vị kỷ của Trung Quốc

Bắc Kinh từ lâu đã đan kết hai sợi chỉ có nội dung là, Trung Quốc từng bị các cường quốc bắt nạt và Trung Quốc tự cho mình nắm chính nghĩa trong tay, để tạo nên chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Điều này khiến cho việc tương nhượng trong quan hệ ngoại giao trở nên khó khăn hơn.

Nhận diện chủ nghĩa dân tộc vị kỷ của Trung Quốc

Bài viết thể hiện góc nhìn của của Robert Sutter – Giáo sư về Thông lệ Bang giao Quốc tế tại Trường Bang giao Quốc tế Elliott thuộc Viện Đại học George Washington tại Washington, DC.

Các nhà bình luận nước ngoài đã nói đúng khi cho rằng động lực thúc đẩy dân chúng và giới tinh anh tạo sức ép đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải có một đường lối cứng rắn hơn nữa trên các vấn đề lãnh thổ phần lớn phát xuất từ loại chủ nghĩa dân tộc đã được nhà cầm quyền Trung Quốc cổ vũ mạnh mẽ kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Chủ đề dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc nhấn mạnh rằng kể từ thế kỷ 19 đến nay Trung Quốc đã bị đối xử bất công, lãnh thổ và quyền chủ quyền liên hệ của Trung Quốc đã bị các cường quốc khác xâu xé; Trung Quốc vẫn còn ở trong một tiến trình lâu dài trong nỗ lực xây dựng quyền lực đủ mạnh để bảo vệ lãnh thổ mà Trung Quốc kiểm soát và giành lại lãnh thổ đang bị tranh chấp và chủ quyền của mình.

Nói chung, cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa này đã tạo ra ý thức “một quốc gia bị bắt nạt” (victimization) trong dân chúng và trong giới tinh anh Trung Quốc, những người được coi là có ảnh hưởng ngày càng lớn trên việc hoạch định quyết sách đối ngọai của Trung Quốc trong một thời đại mà chính trị thủ lĩnh (strong-man politics) kiểu Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã nhường bước cho một Ban lãnh đạo tập thể (a collective leadership) biết lắng nghe quan điểm của giới tinh anh nằm ngoài chính quyền và của dân chúng.

Việc tạo hình ảnh trong vấn đề đối ngoại

Đáng tiếc là, việc nhấn mạnh cảm thức của một nước từng bị bắt nạt trong quá khứ và cả trong hiện tại chỉ là một phần của chủ nghĩa dân tộc ích kỷ (self-absorbed nationalism) mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã và đang nuôi dưỡng. Cũng quan trọng không kém là những nỗ lực rộng lớn để xây dựng hình ảnh một Trung Quốc đóng vai có đạo lý trên sân khấu thế giới, tương phản với các cường quốc thế giới khác bị coi là chỉ biết theo đuổi những lợi ích quốc gia ích kỷ. Những nỗ lực này đã được thể hiện bởi Bộ Ngoại giao, bởi nhiều tổ chức chính phủ, đảng và quân đội có liên quan đến các vấn đề đối ngoại, bởi những tổ chức bề ngoài có vẻ phi chính phủ nhưng thân cận với Chính phủ Trung Quốc và bởi bộ máy quảng bá/tuyên truyền đồ sộ của chính quyền Trung Quốc. Những nỗ lực này đã tăng cường địa vị quốc tế của Trung Quốc đồng thời điều kiện hóa người dân tại Trung Quốc để họ suy nghĩ tích cực về những quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.

Như vậy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc, chẳng hạn, được rêu rao là có nguyên tắc trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại, đảm bảo các lập trường có đạo lý trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc; những lập trường có nguyên tắc và đạo lý sẽ tạo cơ sở cho những chiến lược hữu hiệu của Trung Quốc trong các vấn đề thế giới. Rõ ràng là, những chiến lược này được coi là để đảm bảo rằng Trung Quốc không sai lầm trong vấn đề đối ngoại, một lập trường có tính biệt lệ được tô đậm thêm bởi hình ảnh một Trung Quốc luôn luôn tránh công khai nhìn nhận các sai lầm về chính sách đối ngoại hoặc lên tiếng xin lỗi về hành động của mình trong các vấn đề thế giới.

Hẳn nhiên, một số viên chức ngoại giao và chuyên gia chính sách đối ngoại Trung Quốc hiểu biết nhiều hơn và có thể riêng tư bày tỏ ý kiến bất đồng với mẫu hình cực kỳ đạo lý của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại, nhưng họ không dám đi ra ngoài tư duy chính thống đã được dư luận rộng rãi của giới tinh anh và quần chúng chấp nhận. Bất cứ chỉ trích nào mà giới tinh anh và quần chúng dùng để đả kích chính sách đối ngoại của Trung Quốc đều có xu thế tập trung vào một lý do là Trung Quốc đã quá rụt rè và không đủ mạnh dạn trong việc đương đầu với những xúc phạm từ nước ngoài.

Ngày nay, những nỗ lực xây dựng hình ảnh [đẹp đẽ] của Trung Quốc đang hậu thuẫn cho một vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các vấn đề châu Á và thế giới, một vai trò nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân Trung Quốc và các giới cử tri khác nhau tại Trung Quốc. Những nỗ lực này cũng báo hiệu một cách lạc quan rằng Trung Quốc sẽ theo đuổi những chính sách tốt lành đặt cơ sở trên những chủ đề được chính quyền Trung Quốc nhấn mạnh gần đây. Những chủ đề này gồm có: cổ vũ hoà bình và phát triển ở nước ngoài, tránh thái độ khống chế hoặc bá quyền với các nước láng giềng hay với các nước khác khi quyền lực của Trung Quốc gia tăng, và noi gương các vương triều trong lịch sử Trung Quốc là không theo đuổi chủ nghĩa bành trướng.

Hy sinh sự thật

Việc xây dựng một hình ảnh như thế trong cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa liên quan đến các quan hệ đối ngoại hiện đại của Trung Quốc là đi ra ngoài sự thật quá xa so với sự kiện Trung Quốc bị các cường quốc bắt nạt được mô tả trong cuộc vận động này của Trung Quốc. Sự kiện Trung Quốc từng bị nhiều cường quốc o ép trong phần lớn các thế kỷ 19 và 20 là có thật.

Trái lại, bằng chứng về một đường lối có đạo lý, có nguyên tắc, và tốt lành là biệt lệ chứ không phải quy luật phổ quát trong các hình thái dích dắc (zigzags) của những quan hệ đối ngoại thường là mang tính bạo lực của Trung Quốc trong phần lớn 60 năm qua. Đặc biệt, đây là trường hợp đã diễn ra trong vùng chung quanh Trung Quốc tại châu Á, khu vực đã và đang là vùng ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc và là vùng nhận sự quan tâm đối ngoại lớn nhất của Trung Quốc. Hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều đã phải kinh qua các hành động xâm lấn hoặc xâm lược của các lực lượng an ninh Trung Quốc; các nước này và các nước xa hơn nữa đã từng chiến đấu chống lại các đội quân nổi dậy hay các lực lượng ủy nhiệm có vũ trang (armed proxies) hoàn toàn được Trung Quốc yểm trợ và nhắm vào các nước nói trên.

Chủ trương bạo động và những hành động cực đoan này vẫn còn tiếp tục diễn ra sau triều đại của Mao. Hậu thuẫn mạnh mẽ của Trung Quốc dành cho tập đoàn Khmer Đỏ cực đoan đã gia tăng vào những năm cuối của chế độ Mao và vẫn còn duy trì ở mức cao suốt triều đại Đặng Tiểu Bình. Trong giai đoạn bạo động đó, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn tuyên bố hậu thuẫn cho các nguyên tắc và đạo lý trong vấn đề đối ngoại, nhưng theo quan điểm của các dân tộc láng giềng và các chuyên gia nước ngoài, những nguyên tắc này thay đổi không ngừng và khoảng cách giữa nguyên tắc và thực hành thường là quá xa.

Trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã cố gắng nhưng không có kết quả đáng kể trong việc trấn an các lãnh đạo láng giềng vì họ nhớ quá kỹ những lề thói bạo lực và đe dọa của Trung Quốc trong quá khứ. Hành vi thô bạo gần đây của Trung Quốc trong Biẻn Đông ViệtNamvà trong Biển Đông Trung Hoa đã nhắc nhở những nỗ lực hù dọa và o ép của Trung Quốc trong quá khứ. Một phần vấn đề trong các nỗ lực trấn an thế giới của Trung Quốc là, dư luận của giới tinh anh và người dân Trung Quốc gần như chứng tỏ rằng họ không hề hay biết gì về chủ trương bạo lực và những hành động cực đoan của Trung Quốc trong quá khứ, và vì thế họ không hiểu được những lý do đằng sau thái độ ngờ vực và cảnh giác của nhiều chính phủ láng giềng, và của cường quốc quan trọng từ bên ngoài ở trong khu vực, tức Hoa Kỳ, đối với Trung Quốc.

Liên quan đến Hoa Kỳ, một lề thói khác được nhìn thấy suốt lịch sử ngoại giao Trung Quốc và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc là phải biểu lộ sự chống đối ồn ào nhất đối với những nỗ lực của các cường quốc bên ngoài nhằm thiết lập và duy trì những vị trí để củng cố ảnh hưởng và sức mạnh chung quanh Trung Quốc. Những động thái này, không những do Mỹ mà còn do Liên Xô trong quá khứ và do Nhật Bản và Ấn Độ cho đến ngày nay, bị nhà cầm quyền Trung Quốc cũng như dư luận hậu thuẫn của giới tinh anh và quần chúng liên tục tố cáo bằng những từ ngữ phóng đại trắng trợn là một mối đe doạ đối với Trung Quốc, gồm cả việc làm sống lại chính sách bao vây ngăn chặn của thời Chiến tranh lạnh và các âm mưu khác.

Những ẩn ý

Dư luận của giới tinh anh và của quần chúng không chỉ chịu ảnh hưởng của cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa nhấn mạnh sự kiện Trung Quốc bị dọa nạt bởi các cường quốc khác. Cũng nghiêm trọng không kém là, cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc còn củng cố một ý thức độc đáo, mạnh mẽ về đạo lý và chính nghĩa trong các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc. Do đó, dư luận Trung Quốc chỉ thấy bất cứ vấn đề gì mà Trung Quốc gặp phải với các nước láng giềng và với các cường quốc liên quan gồm cả Mỹ về các vấn đề chủ quyền và an ninh nhạy cảm là do các nước ấy gây ra chứ không phải do Trung Quốc.

Do đó, Trung Quốc thiếu kiên nhẫn đối với các lời phản đối của những nước có đòi hỏi chủ quyền khác và đối với các lời kêu gọi đòi Trung Quốc phải nhượng bộ trên những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền và an ninh tại khu vực châu Á gần kề Trung Quốc. Do đó, dư luận của giới tinh anh và quần chúng Trung Quốc đòi hỏi những chính sách cứng rắn hơn để bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc trong Biển Đông ViệtNamvà Biển Đông Trung Hoa. Nỗ lực xây dựng hình ảnh Trung Quốc đã thành công trong việc điều kiện hóa dư luận Trung Quốc, ftaapj c

Theo TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN

Tags: , ,