Gửi bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraina tại Việt Nam

“Tôi nói thẳng là Ukraine chẳng có tư thế gì để khuyên chúng tôi trong chuyện giữ gìn ổn định đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình và thậm chí cả phát triển kinh tế”.

Bà Nataliya Zhynkina (áo đỏ) tiếp các nhà ngoại giao phương Tây bên ngoài Đại sứ quán Ukraina ở Hà Nội, 28/2/2022. Ảnh: Facebook. 

Trong một bài đăng trên trang Facebook cá nhân của mình vào ngày 2/3/2022, bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraina tại Việt Nam, tuyên bố:

Tôi hiểu được việc Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ukraine. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế.

Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý“.

Bài đăng này được dẫn về một bài viết trên trang web của VOA tiếng Việt, cơ quan truyền thông có trụ sở tại Mỹ được nhiều người biết đến với các hành vi chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Sau khi đăng tải, bài của bà Nataliya đã nhận hàng nghìn ý kiến phản hồi từ cộng đồng mạng Việt Nam, trong đó phần lớn bày tỏ sự thất vọng hoặc phẫn nộ trước quan điểm của người đại diện cho chính quyền Kiev tại Hà Nội.

Redsvn.net xin dẫn lại ý kiến được đăng trên trang Facebook của tác giả Thái Bảo Anh:

Tôi có một lời nói với các bạn trên Facebook của mình. Trong số các bạn có thể nhiều người ủng hộ Nga hoặc ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến tranh đang diễn ra. Trên Facebook của tôi, các bạn hoàn toàn có thể thể hiện quan điểm của mình. Tuy nhiên, tôi có một ngoại lệ. Đó là tôi sẽ không cho phép các bạn ủng hộ Ukraine đem so sánh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979 với cuộc chiến tranh hiện nay ở Ukraine.

Tôi nói ngắn gọn thế này. Vào năm 1979, khi quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam, Việt Nam đã chiến đấu trên từng mét biên giới chứ không phải để quân xâm lược sau 2 ngày đã tiến tới và bao vây thủ đô. Lãnh đạo chúng tôi không lên đài báo than thở rằng bao nhiêu nước đã hứa bảo vệ mà giờ bỏ rơi chúng tôi. Chúng tôi không xin xóa nợ, không xin gia nhập NATO hay EU để hy vọng họ bảo vệ mình. Chúng tôi đã chiến đấu để buộc cho quân Trung Quốc phải tự rút lui. Nếu người Ukraine hôm nay cũng làm được như chúng tôi vào năm 1979 thì hãy so sánh. Nếu không, các bạn nên đi tìm ví dụ khác.

Còn về chuyện cô đại biện Ukraine khuyên Việt Nam nên làm gì thì tôi nói thẳng là Ukraine chẳng có tư thế gì để khuyên chúng tôi trong chuyện giữ gìn ổn định đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình và thậm chí cả phát triển kinh tế. (nói nhỏ một chút là cô ấy nên mất 2 phút để tìm hiểu quy mô kinh tế của Ukraine so với Việt Nam hiện nay như thế nào trước khi khuyên chúng tôi nhé). Đời đúng là kiếm củi hữu nghị 30 năm rồi thiêu trong 1 giờ.

P.S.: Rất nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi yêu quý đất nước và con người Ukraine. Đến giờ vẫn vậy.

Chúng tôi nhớ rõ là người Ukraine, người Nga và rất nhiều dân tộc khác của Liên Bang Xô Viết đã giúp đỡ chúng tôi trong chiến tranh chống Mỹ. Thế nên khi các bạn giật đổ tượng Lê Nin, phá bỏ chính lịch sử của các bạn bằng cách dí […] vào Liên Bang Xô Viết, chúng tôi nhịn vì nghĩ cha ông họ mà họ còn giật đổ thì mình có quyền gì mà nói. Thế nhưng, dù các bạn làm chuyện đó, chúng tôi vẫn yêu quý các bạn vì các bạn là con cháu những người đã giúp Việt Nam chống Mỹ. Tuy vậy, các bạn đừng buộc chúng tôi phải chọn giữa ủng hộ con cháu những người Ukraine và con cháu những người Nga – vì chúng tôi, với lòng yêu quý cha ông các bạn – chúng tôi không muốn phải chọn. Nếu anh em các bạn muốn giết nhau vì bất kỳ lý do gì – và thực sự đã giết nhau từ năm 2014 tới nay, thì cứ việc làm thế – nhưng đừng lôi chúng tôi vào cuộc chém giết đó“.

>> Những chính sách sặc mùi phát-xít của nhà nước Ukraina sau Maidan 2014
>> Việt Nam không cần phải diễn trò để làm vừa lòng bọn đạo đức giả

Không muốn so sánh nhưng không thể không thấy sự khác biệt về cách hiểu về sự độc lập trong chính sách ngoại giao của Việt Nam và Ukraine.

Với Việt Nam, sự độc lập, tự chủ trong chính sách ngoại giao là đảm bảo rằng Việt Nam không thể bị thế lực nào lôi kéo, ép buộc vào một liên minh quân sự hay làm căn cứ quân sự cho một thế lực quốc tế này chống một thế lực quốc tế khác.

Với Ukraine hiện nay thì sự độc lập, tự chủ trong chính sách ngoại giao là việc họ có quyền tham gia vào NATO để chống lại Nga mà không bị ngăn cản.

Từ năm 1991 tới nay, chính sách ngoại giao của Việt Nam là nhất quán. Từ 1991 tới nay, chính sách ngoại giao của Ukraine là sự đổi chiều từ theo Nga sang chống Nga và ngược lại.

Kết quả về kinh tế, ổn định chính trị, toàn vẹn lãnh thổ của 2 chính sách thế nào thì ai cũng biết.

Theo Bao Anh Thai Facebook 

T.H

Tags: , , ,